Ludwig Van Beethoven

Ludwig Van Beethoven
(1770-1827)
Ông là người vĩ đại nhất, người bạn tốt nhất của những ai đau khổ và đang đấu tranh.
R. Rolan
Beethoven - vị anh hùng, Beethoven - vị lãnh tụ, và tôi nghĩ rằng, chưa bao giờ ông mới mẻ đến như thế, chưa bao giờ những lời kêu gọi của Beethoven có thể vang lên mạnh mẽ như thế, chưa bao giờ những lời kêu gọi của Beethoven có thể vang lên mạnh mẽ như hiện nay.
Lunatsarxki



Beethoven chiếm một vị trí đặc biệt giữa những người sáng tạo vĩ đại của nhạc giao hưởng. Nghệ thuật của ông - nghệ thuật của thời đại mới - ra đời vào những năm được những tư tưởng của Cách mạng Pháp soi sáng, âm vang tiếng đại bác của Napole'on. Đó là thời kì vĩ đại. Tất cả đều thay đổi: bộ mặt của Châu Âu, hình thái xã hội, nếp sống, cách mạng đã diễn ra trong tâm trí mọi người.
Lúc còn trẻ Beethoven đã đăm mình trong những tư tưởng tiên tiến, và nếu nền triết học Đức bồi dưỡng trong ông nhà tư tưởng, thì cách mạng Pháp đã tạo nên 1 người chiến sĩ nhiệt tình đấu tranh. Ông nói: "Tự do và tiến bộ là mục đích của nghệ thuật, cũng như của vũ trụ". Là chiến sĩ nhiệt tình đấu tranh cho tự do, bình đẳng và bác ái, Beethoven nêu lên :
+ một quan niệm mới cho nghệ sĩ - lãnh tụ tinh thần của loài người, nhà khai sáng (Civilisateur), cải tạo ý thức của con người;
+ chức năng của nghệ thuật - tăng cường tác động đến quần chúng, làm thích những hành động anh hùng.
Đó là ý nghĩa và mục đích sáng tác của Beethoven. Nghệ thuật không phải chỉ mang đến khóai cảm mà phải tạo nên những rung động,"làm bừng cháy những trái tim" và chính từ cái đó tâm hồn được trong sạch và trở nên cao thượng.
Âm nhạc của Beethoven tìm được những nét chưa từng có đối với những người trước ông - sự cổ vũ quả cảm, nguồn cảm hứng anh hùng, tinh thần hăng hái, sôi nổi, kịch tính cao độ, cảm xúc chân thành. Ông đã táo bạo đưa âm nhạc ra giữa khỏang bao la của những vấn đề hiện tại, tin tưởng một cách đúng đắn rằng âm nhạc có thể phân tích được cuộc sống và tìm ra chân lý. Phạm vi tư tưởng của nhà soạn nhạc giao hưởng vô cùng rộng lớn. Hành động anh hùng, những vấn đề của tồn tại, những xung đột lớn lao với vận mệnh, vần đề tình hữu ái của toàn nhân loại, sự hân hoan tột độ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, những suy tư bi kịch - đó là một số nét trong thế giới quan của Beethoven.

Beethoven đến với nghệ thuật vào lúc các thể loại khí nhạc phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy trước đây trong lịch sử âm nhạc. Ông được thừa hưởng một tổ chức dàn nhạc giao hưởng đã được định hình (giao hưởng, sonata, trio, quarter - hòa tấu bộ bốn và bộ ba) chứa đựng nhiều khả năng to lớn trong việc khám phá những hiện tượng mâu thuẫn và phức tạp nhất và những quy luật của thực tại; trong ý thức của xã hội thời bấy giờ, quan niệm về giá trị không thể chối cãi được của khí nhạc và các thể loại của nó đã được củng cố vững chắc. Do đó, không gì đáng ngạc nhiên khi Beethoven đi sâu vào lĩnh vực này. Trong di sản của ông, có đến hàng trăm tác phẩm, khí nhạc chiếm vị trí trung tâm và xác định sự cống hiến của Beethoven và kho tàng văn hóa - âm nhạc thế giới.

nguồn www.yeuamnhac.com
 
Thấy thích nghe Fur Elise, sonata no 6 & 8 "Pathetique" nhất :>>
Thế mà chả hiểu tại sao lại sợ nghe moonlight sonata đến thế...Hix, nhớ đến là rợn hết cả ng :(
 

vichia

Active Member
Tổng quan về sáng tác của Beethoven.

Opera

Beethoven chỉ viết duy nhất một bản Opera được trình diễn lần đầu tiên năm 1805 và diễn lại vào năm 1814.Vở opera này viết về người con gái có tên là Leonara đã cải trang thành đàn ông để làm việc trong trại giam nơi chồng nàng bị giam giữ một cách bất công. Vở opera ít được chú ý này cũng có tiền lệ giống như một số soạn giả Pháp đương thời kết thúc với sự thất bại của tay giám mục tôi lỗi, sự giải thoát của Florestan, minh chứng tình yêu và lòng chung thuỷ của người vợ - nàng Leonara. Beethoven cũng viết bản vở ba lê The Creatures of Promethieus (Những tạo vật của thần Promete) đã được biểu diễn ở Vienna năm 1801. Ông cũng đã viết nhạc nền cho rất nhiều vở kịch khác như Egmont của Goethe, The Ruins of Athens và King Stephen của Von Kotzebue.

Hợp xướng và ca khúc

Bản Hợp xướng ấn tượng nhất của Beethoven là bản Missa Solennis - được viết cho lễ tấn phong của hoàng tử nước áo Rudolph, nhưng ông đã không hoàn thành vào đúng dịp đó. Một tác phẩm trước đó, bản otario viết theo đề tài kinh thánh "The Mount of Olives" thì ít được biết đến. Cũng giống như các nhà soạn nhạc khác. Beethoven cũng đã sáng tác một số bài hát. Và những tác phẩm nổi tiếng nhất có lẽ là những bản nhạc phổ từ thơ của đại thi hào Gớt. Một bộ gồm 6 bài hát có tên "Gửi người yêu nơi xa" rất nổi tiếng, trong đó có bài Adelaide là một bài hát mang lại nhiều hứng khởi và được mọi người đón nghe thường xuyên.

Symphony

Beethoven đã viết 9 symphonie, những tác phẩm mà có ảnh hưởng tới toàn bộ tương lai của nền âm nhạc bởi sự phát triển của nền âm nhạc truyền thống. Nổi tiếng nhất là bản symphonie số 3 "Eroica" viết với dụng ý kỷ niệm những thành tựu đầu tiên của Napoleon khi xây dựng chế độ cộng hoà. Bản symphonie số 5,6 "Pastoral" (Đồng quê) và thứ 9 "choral" (bài thánh ca). Bản symphonie "Battle" ít thành công hơn, kỷ niệm những chiến thắng đầu tiên của quân đội của công tước vùng Wellinglon. Beethoven cũng đã viết rất nhiều những khúc nhạc dạo đầu cho các nhà hát vào những dịp lễ khác nhau. Trong số bốn bản nhạc dạo đầu cho opera, có một tác phẩm duy nhất mang tên Fidelo còn lại ba bản kia lấy tên vị nữ anh hùng Leonara. Ngoài ra còn có một số khúc dạo đầu khác đó là Egmont, Carionlan, Prometheus, the Consecration và The Ruins of Athens. Beethoven đã hoàn thành một concerto cho Violon, 5 concerto cho đàn Piano cũng như một bản concerto cho bộ ba hoà tấu Violon, cello, piano và một bản thánh ca Fantasia cho độc tấu đàn piano, dàn nhạc giao hưởng và dàn đồng ca. Những bản concerto cho piano được dành cho chính tác giả biểu diễn trong buổi hoà nhạc. Bản symphonie số 5 được gọi là bản concerto "Hoàng đế" có lẽ là bản nhạc ấn tượng nhất. Bản concerto viết riêng cho đàn violon với 2 bản Romances - thể hiện chuẩn mực của người phụ nữ - có thể là những bước chuyển động nhỏ cho 1 bản concerto viết cho violon truyền thống.

Thính phòng

Beethoven đã viết 10 bản Sonat cho đàn Vionlon và piano, trong số đó bản "Spring" và "Kreutzer" được khán giả đặc biệt yêu thích. ông dã mở rộng khả năng to lớn của nhóm tứ tấu, thậm chí ngay cả với 18 tác phẩm đầu tiên. Có lẽ những bản tứ tấu đã được đặt tên gồm có 3 bản viết cho hoàng tử Raumovsky và vì thế có tên là bản tứ tấu Raumovsky. Tác phẩm thứ 59 là tác phẩm nổi tiếng nhất. Những bộ tứ tấu đàn dây sau đó đã đặt ra rất nhiều thách thức cho cả nhạc công lẫn người nghe, trong đó đáng chú ý nhất là bản Grosse Fuge - một tác phẩm đồ sộ được xem là chương cuối cùng của tứ tấu đàn dây và được sản xuất riêng (tác phẩm thứ 103). Những tác phẩm thính phòng khác gồm có một số bản tam tấu cho violon, cello và piano với bản tam tấu xuất sắc "Hoàng tử nước áo" và bản "Ghost". Những bản sonat viết cho cello và những khúc biến tấu cho cello và violon gồm các tác phẩm dựa theo tác phẩm opera của Mozart và của Handel đều là những tiết mục trình diễn có giá trị cho bất kỳ tay chơi cello nào. Nhạc thính phòng với nhạc cụ khí nhạc và piano gồm 1 bản ngũ tấu (tác phẩm số 16) cho piano, kèn oboe, clarinet, kèn và kèn pha gót.

Nhạc piano

32 bản sonate cho đàn piano của Beethoven đã được tận dụng hết trong sự phát triển loại hình này của piano với những phạm vi và khả năng rộng hơn của sự đối lập cực độ. Cũng có rất nhiều khúc biến tấu hấp dẫn bao gồm những tác phẩm dựa trên tác phẩm "God save the King,Rule, Britannia", những biến tấu dựa trên cốt truyện của bản hoà tấu Eroica và một tác phẩm lớn dựa trên cốt truyện của nhà sản xuất Diabelli. những bản nổi tiếng nhất là những bản có cái tên dễ thương như tác phẩm số 13, ánh trăng...Những bản nhạc cho piano ít hiện thực hơn, bao gồm ba tập hợp những khúc bagaten, và một bản nhạc cũng rất nổi tiếng là "Thư gửi Elise".

Vũ Nhạc

Những nhà soạn nhạc nổi tiếng như Haydn và Mozart đã được thuê viết những bản nhạc cho triều đình và vào những dịp lễ hội. Beethoven cũng đã viết một seri nhạc theo điệu Minuet, điệu nhảy Đức và điệu Contredance.
 

haketu

Member
@ chị ánh hồng: còn trong nhạc cổ điển thì em thích nhất sonata ánh trăng nhất đấy
anh Hùng ơi anh bảo admin lập hẳn 1 box cho classic music đi
 
Ừa anh không đóng góp gì nhiều chỉ có điều nếu chú mày sưu tập về thì phải xem lỗi chính tả nhé.
Chẳng hạn Missa Solenism <> Missa Solennis
Sonata for piano No.14 in C sharp minor = bản sonata ánh trăng \
.....
Anh đang ở Phú Quốc nên không tiện tra cứu.

Ps : chả hiểu thế nào mà box Classical không chuyển mấy bài này vào.
 
nguồn www.yeuamnhac.com

Các tác phẩm của Beethoven:

Opus 1 no 1 (1795) Piano Trio No. 1 in E flat major
Opus 1 no 2 (1795) Piano Trio No. 2 in G major
Opus 1 no 3 (1795) Piano Trio No. 3 in C minor
Opus 2 no 1 (1796) Piano Sonata No. 1 in F minor
Opus 2 no 2 (1796) Piano Sonata No. 2 in A major
Opus 2 no 3 (1796) Piano Sonata No. 3 in C major
Opus 3 (1794) String Trio No. 1 in E flat major
Opus 4 (1795) String Quintet in E flat major
Opus 5 no 1 (1796) Sonata for Piano and Violincello No. 1 in F major
Opus 5 no 2 (1796) Sonata for Piano and Violincello No. 2 in G minor
Opus 6 (1797) Piano Sonata for four hands
Opus 7 (1797) Piano Sonata No. 4 in E flat major
Opus 8 (1797) Serenade in D major for string trio
Opus 9 no 1 (1798) String Trio No. 2 in G major
Opus 9 no 2 (1798) String Trio No. 3 in D major
Opus 9 no 3 (1798) String Trio No. 4 in C minor
Opus 10 no 1 (1798) Piano Sonata No. 5 in C minor
Opus 10 no 2 (1798) Piano Sonata No. 6 in F major
Opus 10 no 3 (1798) Piano Sonata No. 7 in D major
Opus 11 (1798) Piano Trio No. 4 in B flat major
Opus 12 no 1 (1798) Violin Sonata No. 1 in D major
Opus 12 no 2 (1798) Violin Sonata No. 2 in A major
Opus 12 no 3 (1798) Violin Sonata No. 3 in E flat major
Opus 13 (1799) Piano Sonata No. 8 in C minor "Pathetique"
Opus 14 no 1 (1799) Piano Sonata No. 9 in E major
Opus 14 no 2 (1799) Piano Sonata No. 10 in G major
Opus 15 (1795) Piano Concerto No. 1 in C major
Opus 16 (1796) Quintet for Piano and Wind
Opus 17 (1800) Horn Sonata in F major
Opus 18 no 1 (1800) String Quartet No. 1 in F major
Opus 18 no 2 (1800) String Quartet No. 2 in G major
Opus 18 no 3 (1800) String Quartet No. 3 in D major
Opus 18 no 4 (1800) String Quartet No. 4 in C minor
Opus 18 no 5 (1800) String Quartet No. 5 in A major
Opus 18 no 6 (1800) String Quartet No. 6 in B flat major
Opus 19 (1795) Piano Concerto No. 2 in B flat major
Opus 20 (1799) Septet in E flat major
Opus 21 (1800) Symphony No. 1 in C major
Opus 22 (1800) Piano Sonata No. 11 in B flat major
Opus 23 (1801) Violin Sonata No. 4 in A minor
Opus 24 (1801) Violin Sonata No. 5 in F major "Spring"
Opus 25 (1801) Serenade in D major for Flute, Violin and Viola
Opus 26 (1801) Piano Sonata No. 12 in A flat major
Opus 27 no 1 (1801) Piano Sonata No. 13 in E flat major
Opus 27 no 2 (1801) Piano Sonata No. 14 in C sharp minor "Moonlight"
Opus 28 (1801) Piano Sonata No. 15 in D major
Opus 29 (1801) String Quintet in C major
Opus 30 no 1 (1803) Violin Sonata No. 6 in A major
Opus 30 no 2 (1803) Violin Sonata No. 7 in C minor
Opus 30 no 3 (1803) Violin Sonata No. 8 in G major
Opus 31 no 1 (1802) Piano Sonata No. 16 in G major
Opus 31 no 2 (1802) Piano Sonata No. 17 in D minor "Tempest"
Opus 31 no 3 (1802) Piano Sonata No. 18 in E flat major
Opus 32 (1805) Song - An die Hoffnung
Opus 33 (1802) Seven Bagatelles for piano
Opus 34 (1802) Six variations for piano on an original theme, F major
Opus 35 (1802) Fifteen variations and a fugue for piano on an original theme, E flat major "Eroica"
Opus 36 (1803) Symphony No. 2 in D major
Opus 37 (1803) Piano Concerto No. 3 in C minor
Opus 38 (1803) Piano Trio No. 8 (Arrangement of the Septet opus 20)
Opus 39 (1789) Two Preludes through all twelve major keys for piano
Opus 40 (1802) Romance for Violin in G major
Opus 41 (1803) Serenade for Paino and Flute or Violin in D major
Opus 42 (1803) Notturno for Viola and Piano in D major
Opus 43 (1801) The Creatures of Prometheus: Overture and Ballet music
Opus 44 (1792) Piano Trio No. 10 (Variations on an original theme in E flat major)
Opus 45 (1803) 3 Marches for Piano, 4 hands
Opus 46 (1795) Song - Adelaide
Opus 47 (1802) Violin Sonata No. 9 in A major "Kreutzer"
Opus 48 no 1 (1802) Song - Bitten
Opus 48 no 2 (1802) Song - Die Liebe des Naechsten
Opus 48 no 3 (1802) Song - Vom Tode
Opus 48 no 4 (1802) Song - Die Ehre Gottes aus der Natur
Opus 48 no 5 (1802) Song - Gottes Macht und Vorsehung
Opus 48 no 6 (1802) Song - Busslied
Opus 49 no 1 (1792) Piano Sonata No. 19 in G minor
Opus 49 no 2 (1792) Piano Sonata No. 20 in G major
Opus 50 (1798) Romance for Violin in F major
Opus 51 no 1 (1797) Rondo in C major for piano
Opus 51 no 2 (1798) Rondo in G major for piano
Opus 52 no 1 (1805) Song - Urians Reise um die Welt
Opus 52 no 2 (1805) Song - Feuerfab
Opus 52 no 3 (1805) Song - Das Liedchen von der Ruhe
Opus 52 no 4 (1805) Song - Maigesang
Opus 52 no 5 (1805) Song - Mollys Abschied
Opus 52 no 6 (1805) Song - Die Liebe
Opus 52 no 7 (1805) Song - Marmotte
Opus 52 no 8 (1805) Song - Das Bluemchen Wunderhold
Opus 53 (1803) Piano Sonata No. 21 in C major "Waldstein"
Opus 54 (1804) Piano Sonata No. 22 in F major
Opus 55 (1805) Symphony No. 3 in E flat major "Eroica"
Opus 56 (1805) Triple Concerto in C major
Opus 57 (1805) Piano Sonata No. 23 in F minor "Appassionata"
Opus 58 (1807) Piano Concerto No. 4 in G major
Opus 59 no 1 (1806) String Quartet No. 7 in F major "Rasumovsky 1"
Opus 59 no 2 (1806) String Quartet No. 8 in E minor "Rasumovsky 2"
Opus 59 no 3 (1806) String Quartet No. 9 in C major "Rasumovsky 3"
Opus 60 (1807) Symphony No. 4 in B flat major
Opus 61 (1808) Concerto for Violin and Orcestra in D major
Opus 62 (1807) Overture - Coriolan
Opus 63 (1806) Arrangement of String Quintet (Opus 4) for Piano Trio
Opus 64 (1807) Arrangement of Piano Trio (Opus 3) for Piano and Cello
Opus 65 (1796) Aria - Ah perfido!
Opus 66 (1796) Variations for Cello on Mozart's `Ein Maedchen oder Weibchen'
Opus 67 (1808) Symphony No. 5 in C minor
Opus 68 (1808) Symphony No. 6 in F major "Pastoral"
Opus 69 (1808) Sonata for Piano and Violincello No. 3 in A major
Opus 70 no 1 (1808) Piano Trio No. 5 in D major "Ghost"
Opus 70 no 2 (1808) Piano Trio No. 6 in E flat major
Opus 71 (1796) Wind sextet in E flat
Opus 72a (1805) Opera - Leonore (with Overture Leonore No. 2)
Opus 72b (1806) Opera - Leonore (with Overture Leonore No. 3)
Opus 72c (1814) Opera - Fidelio
Opus 73 (1809) Piano Concerto No. 5 in E flat major "Emperor"
Opus 74 (1809) String Quartet No. 10 in E flat major "Harp"
Opus 75 no 1 (1809) Song - Mignon
Opus 75 no 2 (1809) Song - Neue Liebe, neues Leben
Opus 75 no 3 (1809) Song - Aus Goethes Faust: Es war einmal ein Koenig
Opus 75 no 4 (1809) Song - Gretels Warnung
Opus 75 no 5 (1809) Song - An die fernen Geliebten
Opus 75 no 6 (1809) Song - Der Zufriedene
Opus 76 (1809) Six variations for piano on an original theme, D major
Opus 77 (1809) Piano Fantasia
Opus 78 (1809) Piano Sonata No. 24 in F sharp major
Opus 79 (1809) Piano Sonata No. 25 in G major
Opus 80 (1808) Choral Fantasia
Opus 81a (1809) Piano Sonata No. 26 in E flat major "Les Adieux"
Opus 81b (1795) Sextet in E flat
Opus 82 no 1 (1809) Song - Hoffnung
Opus 82 no 2 (1809) Song - Liebes-Klage
Opus 82 no 3 (1809) Duet - L'amante impatiente
Opus 82 no 4 (1809) Song - L'amante impatiente
Opus 82 no 5 (1809) Song - Lebens-Genuss
Opus 83 no 1 (1810) Song - Wonne der Wehmut
Opus 83 no 2 (1810) Song - Sehnsucht
Opus 83 no 3 (1810) Song - Mit einem gemalten Band
Opus 84 (1810) Egmont (Overture and Incidental Music)
Opus 85 (1804) Christus am Olberge
Opus 86 (1807) Mass in C major
Opus 87 (1795) Trio for two Oboes and English Horn in C major
Opus 88 (1803) Song - Das Gluck der Freundschaft
Opus 89 (1814) Polonaise in C major
Opus 90 (1814) Piano Sonata No. 27 in E minor
Opus 91 (1813) Wellington's Victory ("Battle" Symphony)
Opus 92 (1813) Symphony No. 7 in A major
Opus 93 (1814) Symphony No. 8 in F major
Opus 94 (1815) Song - An die Hoffnung
Opus 95 (1810) String Quartet No. 11 in F minor "Serioso"
Opus 96 (1812) Violin Sonata No. 10 in G major
Opus 97 (1811) Piano Trio No. 7 in B flat major "Archduke"
Opus 98 (1816) Song Cycle - An die ferne Geliebte
Opus 99 (1816) Song - Der Mann von Wort
Opus 100 (1814) Song - Merkenstein
 
Vì đã có bạn đề cập về bản sonata ánh trăng ( sonata for piano no.14 ) của Beethoven nên mình xin giới thiệu qua về tác phẩm này .

Năm 1802, bản Sonatina Quasi una Fantasia của Beethoven được xuất bản với tựa đề là Ánh trăng. Đây là tựa đề do Heinrich Rellstab gợi ý, người đã chỉ ra chương 1 của bản sonata này lấy cảm hứng chủ đạo từ khung cảnh 1 con thuyền bồng bềnh trên mặt hồ tràn ngập ánh trăng.

Bản Ánh trăng giọng đô thăng thứ tập số.27 được chính tác giả gửi tặng cho tình nhân là nữ bá tước Giulietta Guicciardi.

Bản sonata luôn được nhắc lại bởi các giai điệu mang đậm tư tưởng nhân đạo và trữ tình sâu sắc đặc trưng của tác giả.

Mở đầu bằng 1 chương Adagio sostenuto Beethoven đã vượt qua các chuẩn mực cơ bản của 1 thể sonata mẫu mực.Với âm điệu trữ tình, chương 1 được viết theo lối chậm, du dương ,8 nốt hợp ba đã thổi vào chương này 1 nỗi buồn lặng lẽ, hắt hiu.

Khác với chương 1 chương 2 được Liszt ví như đoá hoa giữa vực thẳm. Chương 2 viết theo lối Scherzo mạnh mẽ,sôi nổi chơi theo nhịp Allegretto tương phản trực tiếp với nỗi buồn hiu quạnh và bóng tối dày đặc được thể hiện ở chương 1.

Chương ba là 1 điệu Presto Agitato không ngưng nghỉ biểu lộ cảm xúc của tác giả trong chương 1 nhưng theo hình thức sôi nổi tràn ngập sức sống. Chương nhạc đã thể hiện tính cuồng nhiệt, sôi nổi và dữ dội cũng như đan xen với các yếu tố bi thương thường thấy ở Beethoven.
 
Đôi dòng nhận xét về bản sonata ánh trăng

Nguồn http://www.giaidieuxanhcuoituan.vietnamnet.vn/huongdannghenhac/2005/04/410833/

Sonate "Ánh trăng" của L.v.Beethoven

Beethoven là người phát triển chủ nghĩa cổ điển đến đỉnh cao và cũng được xem là người bắc cầu cho chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc. Ở một số trường hợp, ông đã phá vỡ những truyền thống cổ điển để phục vụ cho những ý đồ nghệ thuật mới mẻ.
Điều đó được thể hiện khá rõ trong liên khúc sonate của ông. Beethoven không hài lòng với tính đặc thù riêng lẻ của từng chương trong liên khúc sonate cổ điển, ông muốn tìm kiếm một nguyên tắc khác - đó là sự thống nhất về âm nhạc của toàn bộ sonate nói chung. Và ông đã thực hiện được ý tưởng này trong sonate số 14 viết cho piano ở điệu tính Do thăng thứ (op. 27).

Beethoven gọi tác phẩm này là Sonate phóng tác, nhưng thực tế nó được phổ cập rộng rãi với tên gọi Sonate Ánh trăng mà nhà thơ Ludwig Rellstab(ở Berlin) đã đặt. Khi nghe bản sonate này, Ludwig Rellstab đã hình dung ra một đêm trăng tuyệt đẹp bên bờ hồ. Nhưng như thế, Ludwig Rellstabchỉ mới đề cập đến cái vỏ của tác phẩm, thật ra đằng sau khung cảnh thơ mộng đó là cả một thế giới nội tâm phong phú sinh động, từ sự chiêm nghiệm, bình lặng cho đến tuyệt vọng cao độ...

Một số người khác thì gắn Sonate Ánh trăng với mối tình dang dở của nhạc sĩ và Giulietta Guicciardi (người được đề tặng tác phẩm này), nhưng nội dung của Ánh trăng đã vượt khỏi xúc cảm tình yêu, tình yêu chỉ như một nguyên cớ để tác phẩm ra đời. Sonate này đã báo trước cho những tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn.

Sonate Ánh trăng thuộc loại tác phẩm phổ cập nhất của Beethoven và là một trong những tuyệt phẩm của âm nhạc cổ điển. Cả 3 chương của sonate là một chỉnh thể nhất .

Chương I, không có những tương phản và những gay gắt như thường thấy trong truyền thống cổ điển. Ở đây là những âm điệu khoan thai, trầm tĩnh. Trên nền những hợp âm rải xuất hiện giai điệu sâu lắng, sau đó lắng dần và xuất hiện nỗi buồn day dứt, đưa người nghe vào thế giới của niềm mơ ước và hồi ức... Chương này được xem là một bản dạ khúc tuyệt .

Chương II, với những nét tương phản nhẹ nhàng, mềm mại, được xem như đoạn chuyển tiếp từ chương I với những tâm trạng thơ mộng để sang chương kết hùng dũng và kiêu .

Chương III (chương kết), được viết ở hình thức sonate. Trong chương này, lần lượt những chủ đề với tính chất khác nhau vang lên trong những dòng thác âm thanh, thể hiện thế giới sôi động của tâm hồn con người. Và lần đầu tiên trong lịch sử âm nhạc thế giới, Sonate Ánh trăng đã tạo nên một hình tượng âm nhạc hoàn chỉnh hiếm có về nội tâm con người.

Toàn bộ 3 chương của tác phẩm đã đạt được sự thống nhất cao là nhờ vào sự phát triển motiv rất tinh tế của những chủ đề ở các chương. Sonate Ánh trăng ghi dấu một cột mốc quan trọng trong bước đường sáng tạo của Beethoven, là tiền đề cho những tác phẩm có nội dung tư tưởng rộng lớn hơn.
 
Bạn nào muốn nghe bản sonata ánh trăng có thể liên hệ với mình. Mình sẽ cố gắng gửi cho các bạn.
Mình có bản ghi của Rubinstein, Kempff, Gilels
To Ánh Hồng nếu bạn chưa có bản sonata số 8 "pathetique" thì mình có thể gửi cho bạn :)
 
Và đây bản sonata yêu thích nhất của mình
Sonata for Piano No.23 in F minor, Op.57 "Appassionata" L.v.Beethoven

Beethoven (1770-1827) là nhạc sĩ vĩ đại người Đức và là một đại biểu quan trọng của chủ nghĩa cổ điển Vienne. Ông đến với nghệ thuật vào thời điểm mà các yếu tố của khí nhạc phát triển tương đối hoàn chỉnh như: tổ chức dàn nhạc, hình thức liên khúc sonate, các thể loại giao hưởng, sonate, tứ tấu... những yếu tố góp phần mở ra cho khí nhạc những khả năng to lớn trong việc chứa đựng, diễn đạt những nội dung kịch tính của thời đại, và những mâu thuẩn phức tạp.[/font] Ông là đại biểu cuối cùng của chủ nghĩa cổ điển và cũng được xem là người bắt cầu cho chủ nghĩa lãng mạn, ông là người kế tục xuất sắc sự nghiệp của Haydn và Mozart, đưa chủ nghĩa cổ điển Vienne lên tột đỉnh nghệ thuật cổ điển. Beethoven giữ một ví trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử phát triển của nghệ thuật âm nhạc giao hưởng qua những tác phẩm giao hưởng của mình. Ngoài ra ông còn nổi tiếng với những sonate viết cho piano, trong đó sonate số 23 - Appassionata được xem là một trong những sonate lớn và là một sonate khá hoàn chỉnh về khía cạnh nghệ thuật. Bản soanate này được sáng tác tiếp sau bản giao hưởng số 3 - Anh hùng nổi tiếng của ông, tức vào cuối năm 1804, nhưng đến năm 1805 nó mới được ghi lại bằng văn bản.

Tinh thần đấu tranh mãnh liệt và những tình cảm chân thành sôi nổi của tác phẩm là điều chính yếu làm hấp dẫn mọi người khi nghe tác phẩm này, tác phẩm gồm 3 chương:

Chương I, trong chủ đề 1 đã ẩn chứa những yếu tố xung đột nhau - nét nhạc phăng-pha hùng dũng và những âm điệu lo âu khắc khoải. Phần phát triển chủ đề với những tiết nhạc ngắn lặp đi lặp lại một cách kiên trì như thể hiện những thế lực đen tối, xen vào đó là những nét nhạc lúc thì mang tính lo âu, lúc thì dũng cảm, quyết liệt như đang vào trận quyết chiến... Và trên tinh thần "căng thẳng" đó, chủ đề hai trong sáng thanh thản xuất hiện. Trong coda của chương I, những tính chất uy hiếp đe dọa đã lùi dần và tính chất cương quyết mãng liệt xuất hiện như khẳng định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh.

Chương II, là một chương chậm, vào đầu chương là những hợp âm "trong như pha-lê" như muốn nói đến cảnh thanh bình sau cuộc chiến, những khúc biến tấu trong chương II tỏa lên sự ấm áp, dịu dàng và chân tình. Khác với những chương chậm trong các sonate trước, chương chậm này không kết hoàn toàn mà chuyển thẳng vào chương kết đầy tính chất bão tố.

Chương III, đây là chương kết của sonate, chương này được Beethoven sáng tác trong một cuộc dạo chơi với Rit - một người học trò của ông. Trong một buổi chiều dạo chơi, cả hai thầy trò bị lạc đường, trên đường đi, Beethoven đã cất giọng hát một giai điệu sôi nổi và ông nói "đây là chủ đề chương kết" (của sonate 23). Khi về đến nhà ông liền ngồi vào đàn chơi ngẫu hứng chương kết một cách say sưa tới mức quên cả người học trò yêu đang ngồi bên cạnh.

Khi nghe chương này chúng ta có cảm giác về một cuộc đấu tranh khốc liệt, những dòng âm thanh cuồn cuộn như tiếng gió gào thét, như sóng hỗn loạn xô bờ, như tiếnkhông tương phản với chủ đề 1, nó có nhịp chuyển động mãnh liệt như chủ đề 1 và pha thêm những âm điệu xáo động, than vãn. Đoạn kết là một đoạn nhạc hùng mạnh có tiết tấu vũ khúc quần chúng như nói lên kết cục của cuộc đấu tranh. Và những âm thanh kết thúc bản sonate diệu kỳ này là những hợp âm thoáng vẻ bi ai.g gầm rú của bão tố thiên nhiên... Chủ đề thứ hai trong chương này không tương phản với chủ đề 1, nó có nhịp chuyển động mãnh liệt như chủ đề 1 và pha thêm những âm điệu xáo động, than vãn. Đoạn kết là một đoạn nhạc hùng mạnh có tiết tấu vũ khúc quần chúng như nói lên kết cục của cuộc đấu tranh. Và những âm thanh kết thúc bản sonate diệu kỳ này là những hợp âm thoáng vẻ bi ai.
 
Những tác phẩm giao hưởng

Là người kế thừa Haydn và Mozart, Beethoven đã cách mạng hóa thể loại giao hưởng làm phong phú bằng cuộc sống khẩn trương, bằng những tư tưởng công dân cao cả, những suy nghĩa triết lí. Giao hưởng trở nên địa bàn hoạt động của tư tưởng cầu tiến, nơi nương náu của những tìm tòi tinh thần và khao khát chứa đựng cả thế giới đầy rẫy những mâu thuẫn và biến đổi không ngừng vào bản thân mình, sánh với nhạc kịch và tiểu thuyết về chiều rộng khái quát. Cảm thấy như bản thân hiện thực đi thẳng vào giao hưởng của Beethoven, bổ sung cho giao hưởng tinh thần đấu tranh, âm hưởng hùng hậu của quần chúng nhân dân, âm thanh kèn hiệu, hành khúc, tiếng reo vui của thiên nhiên. Giao hưởng trở nên vở bi kịch triết lý, một bản anh hùng ca, một bản sử thi, một bản mục ca hùng vĩ. Mỗi một tác phẩm có một dáng dấp riêng biệt, vì mỗi ý đồ đều có cá tính riêng biệt (ở Haydn và ở chừng mực nào đó, ở Mozart cái chung chung - còn lấn át cái cá tính). Cả hình thức cũng thay đổi cho thích hợp. Giao hưởng đã mở rộng quy mô chưa từng thấy, thành phần dàn nhạc được tăng cường gần giống với dàn nhạc hiện nay. Tính nhất quán và đặc tính của từng chương tùy thuộc vào tư tưởng cơ bản, nhờ tính chất cụ thể của những hình tượng chủ yếu và logic phát triển của những chủ đề âm nhạc có thể dễ dàng "đọc được" trong tác phẩm tư tưởng cơ bản ấy, có lúc làm tăng thêm cho tác phẩm những nét của tính chất tiêu đề. Trong một số trường hợp, tác giả đặc biệt nhấn mạnh ý đồ của tác phẩm bằng một nhan đề, ví dụ bản giao hưởng số 3 gọi là giao hưởng "Anh hùng", số 6 "Đồng quê". Những sáng tác ấy, về thực chất, là những kiểu mẫu đầu tiên của nền âm nhạc giao hưởng tiêu đề thế kỉ 19, sau này được các nhà soạn nhạc lãng mạn chủ nghĩa phát triển và phổ biến rộng rãi. Khi có quan điểm như vậy đối với tác phẩm giao hưởng, thì nhịp độ sáng tác trước đây, như của Haydn và Mozart, đã không thể phù hợp được nữa. Do đó ở Beethoven không phải có 100 hoặc 40 mà cả thảy chỉ có 9 bản giao hưởng, nhưng hầu như mội một bản giao hưởng - một thời kì trong lịch sử của nhạc giao hưởng, từ mỗi một bản giao hưởng là một sợi chỉ nối liền với sáng tác của những thế hệ nhạc sỉ tiếp theo. Đặt nền móng cho các điển hình nhạc giao hưởng khác nhau - kịch tính, anh hùng, bi kịch triết lý, mục ca trữ tình - Beethoven đã mở rộng chân trời của nghệ thuật âm nhạc. Đã tạo sẵn nhiều tiền đồ phát triển âm nhạc gần một thế kỷ rưỡi.

nguồn www.yeuamnhac.com
 
Giao hưởng số 1. Đô trưởng. Tác phẩm số 21 (1800)

I - Adagio molto. Allegro con brio (rất khoan thai - nhanh và sáng láng).
II -Andante cantabile con moto (thong thả, du dương và linh hoạt).
III- Minuetto. Allegro molto e vivace (nhanh nhiều và hoạt).
IV- Adagio, Allegro molto e vivace

Biểu diễn lần đầu tiên - 2 tháng 4 năm 1800 ở Viên.

Một ngày tươi vui tràn đầy ánh sáng

Rolan gọi bản giao hưởng số 1 là bài thơ tuổi trẻ, mãn nguyện với những ước mơ của mình. Thật vậy, âm nhạc của bản giao hưởng hát lên niềm vui của cuộc sống, đầy tính kiêu hãnh vốn có của tuổi trẻ, tin vào sức mạnh của mình. Thế giới đang mở ra trước mắt Beethoven và ông cảm thấy có khả năng chinh phục được nó. Giao hưởng số 1 vẫn còn ở trong truyền thống của Hadn, mặc dù trong tính năng động của các hình tượng âm nhạc có lúc đã có thể cảm thấy "miếng võ sư tử" của Beethoven. Cả 4 chương của bản giao hưởng đều rất cô đọng. Phần mở đầu ngắn gọn, chậm, xuất hiện trước phần Allegro đầy nghị lực. Đây là chương tương đối có "tính chất Beethoven" và đặc biệt đúng với câu nói của Weber về toàn bộ bản giao hưởng: "Hăng say - rực lửa". Tiếp theo là sự suy tưởng trữ tình, một loại "tọa đàm" của các nhạc cụ diễn ra lúc điềm tĩnh, lúc xao xuyến, thêm vào đó là sự kết giao điệu dịu dàng - đa cảm với nhịp điệu nhảy múa tao nhã, làm rõ âm điệu "lịch sự, phong nhã" của thế kỉ 18.

Chương 3, được gọi là Menuet, thực chất là một khúc Scherzo thật sự. Beethoven với nhịp điệu sôi nổi hơi nặng nề. Chương cuối bắt đầu bằng một thủ pháp có tính hài hước: giống như một dàn nhạc "tỉnh lẻ" không thể bắt đầu một cách "ăn ý" được. Linh hoạt, vui nhộn, với một chút tinh nghịch của những điệu nhảy đơn giản, âm nhạc của chương cuối cùng chân thành yêu đời, toát lên không khí vui đùa hồn nhiên của Haydn.

Nguồn www.yeuamnhac.com
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top