Johann Strauss - ông Vua của điệu valse thành Vienne

Johann Strauss - ông Vua của điệu valse thành Vienne

Johann Strauss, ông Vua của điệu valse thành Vienne, là một thiên tài âm nhạc, một nhà trình diễn cuốn hút và là một người bị loạn thần kinh.

Một trăm năm sau khi qua đời (3/6/1899). thành phố Vienne quê hương của ông đang trọng thể tôn vinh nhạc sĩ bậc thầy mà điệu Valse Danube Xanh của ông đã trở thành bản quốc thiều không chính thức của nước áo, với một loạt triển lãm, hòa nhạc và trình diễn những vở Opera ngắn Những cuốn sách tiểu sử vừa được viết ra đã vạch ra những nét song hành giữa sự nghiệp chói sáng của Johann với những ngôi sao nhạc Pop thế kỷ 20 và một tác giả đã so sánh ông với Michael Jackson. Cả Eduard Strauss, chắt nội của người em ruột Johann một quan tòa năm nay 44 tuổi cũng nói trong một cuộc phỏng vấn: đấy là một câu chuyện gia đình cực kỳ thú vị.

Strauss

Hai đời của gia đình Strauss đã ngự trị trên các sàn nhảy của thành Vienne trong thế kỷ 19. Johann trưởng, cha của Strauss, bây giờ được người ta nhắc nhở với tư cách là tác giả của nhạc phẩm Radetzky March. Nhưng Johann Strauss thứ (con), sinh năm 1825 mới chính là người đã trở nên bất tử chiếc vĩ cầm trong tay, vây quanh là những nàng tiên có những bộ ngực để trần, đấy là bức tượng mạ vàng trên công viên Trung tâm, trái tim của thành Vienne.

Từ năm 1845 đến 1895. Johann Strauss và các em ông. Josef và Eduard, đã sáng tác ra hơn 500 khúc nhạc Valse, Polka và các vở Opera ngắn được công chúng nồng nhiệt đón nhận bộ ba này là những người tiên phong trong ngành công nghiệp âm nhạc. Johann, nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng và tay đàn violon, là một nhạc sĩ cổ điển" ăn nên làm ra" vào bậc nhất. Một trăm năm trước đây, hàng ngàn người đã đổ xô đến các vũ trường để tâm hồn bị cuốn theo điệu Valse, từ nước Nga đến Hoa Kỳ. Năm 1872, Johann được quảng cáo trên tấm panô là Electric Strauss (Strauss điện) ( sao lai thế nhỉ ) - điều khiển cuộc hòa tấu nhạc phẩm Danube Xanh trước 100.000 khán giả ở Boston, buổi ra mắt đầu tiên tại Mỹ. Ông đã theo đuổi một chương trình biểu diễn quá căng thẳng cho đến một lúc gục ngã vì kiệt sức ở thành Vienne. Cũng như những huyền thoại nhạc Rock của thế kỷ 20. Địa vị ngôi sao đến với một giá đắt - con kỳ đà của điệu Valse ngày càng rơi vào căn bệnh trầm kha là suy thoái và âu lo. Người ta kể là ông đi tụt lùi khi xuống cầu thang và trong những chuyến đi tàu hỏa. Ông thường ngã lăn ra sàn tàu mỗi khi con tàu chui qua một con đường hầm. Johann Strauss nằm lưng chừng giữa sự lập dị và bệnh điên khùng.

Đằng sau mỗi vĩ nhân

Johann Strauss biết rõ cách để viết ra một giai điệu lôi cuốn nhưng chính là bà mẹ ông - Anna là người có đầu óc kinh doanh. Chính bà đã tạo dựng nên đế chế âm nhạc Strauss. Bị người chồng phụ bạc, Anna Strauss đã khuyến khích đứa con trai đầu của mình sáng tác nhạc và dùng tài năng của con mình như một vũ khí chống lại người chồng đã ly thân. Sau lần ra mắt hết sức thành công tại một khu ngoại ô thành Vienne vào tuổi 18, Johann con đã ganh đua thắng lợi với người cha nổi tiếng của mình trên vũ đài âm nhạc của Vienne, ông khâm phục cha mình về tài năng nghệ thuật nhưng, đứng vững về phía trận tuyến của người mẹ.

Người vợ đầu tiên của Johann, Henriette Treffz, một ca sĩ Opera "Jetty", lớn hơn Johann 7 tuổi tiếp tục điều khiển công việc kinh doanh trình diễn phát đạt Sau khi hai người lấy nhau vào năm 1862. Strauss sáng tác bản Danube Xanh trong căn hộ ở quận 11 thành Vienne. Những căn phòng này vừa được tân trang, hồi đó được mở cửa cho công chúng tham quan. Jetty còn khuyến khích chồng thử sức trong việc sáng tác những vở Opera ngắn (Op-eretta) . Bà từng bảo ông "Tại sao anh lại tự giết mình nhỉ? Cứ nhìn xem Offenbach đang làm gì ở Paris, anh nên bỏ công vào việc dựng các vở Operetta và có thể bán kèm một số bản Valse và Polka thêm vào đấy".

Những giai điệu sâu lắng và tinh tế

Nghe ra như thể đấy là lời khuyên có tính chất thương mại Johann đã viết ra vở Operetta được trình diễn thường xuyên nhất trên thế giới vào năm 1874: vở Die Fledermaus. Tiếp đó là các vở Gypsy Baron và Wiener Blut, trở thành những vở rất đắt khách và thu được nhiều tiền từ việc ghi âm nhạc nền. Khi Jetty qua đời, Strauss lấy một ca sĩ 28 tuổi. Lily Dietrich, nhưng chẳng bao lâu cô gái bỏ ông chạy theo một đạo diễn sân khấu . Strauss ly khai Công giáo và trở thành một tín đồ đạo Tin Lành để có thể cưới bà vợ thứ ba, một quả phụ Do Thái tên là Adele. Bà sống lâu hơn Johann và không một cuộc hôn nhân nào của Johann có con cái cả. Âm nhạc của Johann Strauss không hẳn là thứ nhạc Pop nông cạn. Đằng sau những gì phù phiếm và sôi nổi, ông đã nắm bắt chất sầu muộn, thường có tính than vãn , cái tâm thức của thành Vienne trong các giai điệu của mình. Eduard Strauss, người đang chỉ đạo một dự án nghiên cứu về âm nhạc của dòng họ Strauss, nhận xét rằng "Cụ ấy là thần tượng Pop của thế kỷ trước."

Tổng hợp :)
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top