Hết mất ngủ đơn giản chỉ với lá sen

yeulamgi

Member
Nếu mất ngủ trước đây chỉ là căn bệnh của tuổi già thì trong xã hội hiện nay, căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ như căng thẳng chuyện công việc, gia đình, tình yêu… Để lấy lại được giấc ngủ cho mình nhiều người trẻ lạm dụng việc sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ. Tuy nhiên, những loại thuốc này lại gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể nếu sử dụng lâu dài.
Khác với tây y, Đông y lại chú trọng vào chữa cho người hơn là chữa bệnh, tức là phải bồi bổ và bảo vệ sức khỏe rồi mới chữa bệnh. Và để điều trị chứng mất ngủ, người ta cũng đã tìm ra được dược liệu quý là cao lá sen giúp an thần, chữa chứng khó ngủ.

Sen được tìm thấy ở đâu?

Sen là cây thảo, sống ở nước, to khỏe, cao hơn 1m. Thân rễ (ngó sen) mập, mọc bò dài trong bùn, bén rễ ở những mấu, từ đó mọc lên thân và lá. Lá hình tròn, vượt lên khỏi mặt nước, đường kính 30cm -40cm, mấu lục xám, mép nguyên lượn sóng, giữa lá thường trũng xuống. mặt sau đôi khi điểm những đốm màu tía, gân hình khiên, hằn rõ. Cuống lá đính vào giữa lá, dài 1m hay hơn, có nhiều gai, cứng nhọn.


Ở Việt Nam cây sen thuộc chi này chỉ có một loại mọc hoang dại ở vùng Đồng Tháp Mười và An Giang. Bên cạnh quần thể hoang dại, sen cũng là cây trồng qune thuộc ở vùng hồ nước từ trung du đến đồng bằng. Sen ưa khí hậu nóng và ẩm. Sen có hệ thống thân rễ phát triển, phân nhánh ngang, nằm sâu dưới lớp bùn đến 0,5m. Cây ra hoa nhiều hàng năm, hoa nở vào buổi sáng, thụ phấn vào buổi trưa hoặc đầu buổi chiều. Gió và côn trùng là tác nhân truyền phấn quan trọng của cây.
Khả năng tái sinh của cây chủ yếu từ hạt. Các đoạn thân rễ cũng được sử dụng nhân giống. Đời sống của sen hoàn toàn phụ thuộc vào lá. Nếu trong vòng 2 – 3 năm liền cắt bỏ toàn bộ các lá trên mặt nước, phần thân rễ của sen ở dưới bùn sẽ bị chết. Senlaf cây bán tàn lụi (chỉ phần lá) vào mùa đông. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa hè – thu.

Lá sen chữa bệnh mất ngủ như thế nào?

Trong Đông y, lá sen được gọi là liên diệp, chúng có rất nhiều tác dụng giúp mang lại giấc ngủ cho những người khó ngủ, hay trằn trọc.
Thành phần hóa học chính của lá sen gồm:

  • Nuciferin
  • Nor – nuciferin
  • Roemerin
  • Anonain
  • Liriodenin
  • Pronucciferin
  • Armepavin
  • Methylcoclaurin
  • Nepherin
  • Dehydroroemerin

Cứ 33kg lá sen, có thể phân lập được 0.2g Nuciferin, 8g Roemetin và 11g Nor – nuciferin.
Ngoài ra, lá sen còn chứa:

  • Quercetin
  • Isoquercitrin
  • Leucocyanidin
  • Leucodedelphinidin
  • Nelumbosid

Cơ chế hoạt động của lá sen với bệnh mất ngủ: nhờ có hoạt chất Nuciferin ức chế tế bào não, Flavonoid ức chế quá trình peroxy hóa lipid ở não. Nuciferin chiết từ lá sen có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chống viêm, giảm đau, chống ho, kháng serotonin và ức chế thụ thể adrenergic.

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ bằng lá sen:

  • Dùng lá sen tươi, nấu cháo cùng 100gr gạo tẻ, đậu xanh. Nếu không có lá tươi, có thể dùng lá khô, nhưng lá khô trước khi nấu phải ngâm cho thật mềm.
  • Nước mát được nấu từ lá sen cũng rất đơn giản, hãm hoặc nấu như cách làm với trà xanh uống giải nhiệt, làm mát cơ thể trong những ngày nóng bức.

Dù lá sen có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải. Nếu dùng quá nhiều, quá lạm dụng lá sen sẽ có tác dụng ngược lại, trở thành chất gây hại cho cơ thể.
Hiện nay, trong các sản phẩm thuốc, đông y, tây y và thực phẩm chức năng người ta cũng thường kết hợp sử dụng các dược liệu như cao lá sen, cao bình vôi, cao quả chi tử… để làm thuốc an thần, chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ. Sử dụng các dược liệu thiên nhiên làm thuốc chữa bệnh, thực phẩm bổ sung đang được đánh giá là rất hiệu quả và an toàn.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top