Gia Sư Ams - Gia Sư chuyên nghiệp

giasuams

Member
Tiếp tục thắc mắc về phần riêng của đề thi ĐH? HV Chính trị có tuyển sinh nam thanh niên ngoài quân đội? Trường ĐH Luật TPHCM tổ chức thi hệ tại chức vào thời gian nào? ĐH Ngân hàng có xét tuyển HSG Quốc gia? Ngành tài chính doanh nghiệp học và làm gì?...

Theo Dân Trí

Hỏi: Cho em hỏi trong kỳ thi tuyển sinh đại học, trong cấu trúc đề thi ở phần riêng của mỗi đề, gồm phần cho thí sinh ở ban nâng cao và ban cơ bản. Vậy em học ở ban nâng cao có thể lựa chọn làm phần của thí sinh ban cơ bản được không?( [email protected])

*Trả lời:

Vừa qua Bộ GD-ĐT đã chính thức thông báo về cầu trúc đề thi, hình thức thi đối với kì thi ĐH, CĐ năm 2010. Theo thông báo này thì đối với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, đề thi mỗi môn gồm 2 phần: Phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

Phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm.

Đối với các môn Ngoại ngữ, đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.

Như vậy, ở phần riêng em hoàn toàn được chọn ban cơ bản để làm cho dù học ban nâng cao.
Em muốn hỏi trường HV Chính trị Quân sự năm 2010 có tổ chức tuyển sinh những thí sinh tự do ở ngoài không? Nghĩa là những thí sinh không phải trong quân ngũ? Vì theo em biết thì năm 2009 trường chỉ tuyển sinh nhưng người đã đi nghĩa vụ quân sự và đang làm viêc trong quân đội. ( [email protected])

Do đặc tính đào tạo của ngành nên từ trước đến nay trường HV Chính trị chỉ tuyển thí sinh là quân nhân đang tại ngũ, không tuyển thanh niên ngoài quân đội. Chính vì thế chắc chắn năm 2010 quy định này vẫn không có gì thay đổi.

Em muốn học tại chức ở Đại Học Luật TP nhưng em không biết thời gian nhận hồ sơ đăng ký học và ôn tập. Có thể chỉ giúp em được không? Hình như năm nay đã hết hạn rồi đúng không? Vậy sang năm 2010 thì vào khoảng thời gian nào để em biết và đăng ký học?( [email protected])

Theo quy chế tuyển sinh hệ vừa học vừa làm hiện hành thì hàng năm các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức VLVH chỉ tổ chức tuyển sinh 4 đợt vào tháng 3; tháng 4, tháng 10 và tháng 11; mỗi đợt thi 04 ngày từ ngày 15 đến ngày 18. Như vậy nếu căn cứ vào các mốc thời gian này thì năm 2009 sẽ không có trường nào tuyển sinh hệ VLVH nữa.
Đối với năm 2010 thì kì thi sớm nhất sẽ được tổ chức vào tháng 3. Em nên chủ động liên hệ với trường ĐH Luật TPHCM vào khoảng đầu tháng 1 để biết kết hoạch nộp hồ sơ cũng như ôn tập.


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Em xin hỏi là trong năm 2010 thi tốt nghiệp THPT có phải thi 8 môn không và điểm chuẩn là bao nhiêu?( [email protected])

Xin khẳng định với em: Kì thi tốt nghiệp năm 2010 vẫn không có gì khác so với các năm trước đây. Nghĩa là, số môn thi tốt nghiệp vẫn là 6 môn trong đó chắc chắn có 3 môn là Toán, Văn và Ngoại ngữ. Ba môn thi còn lại sẽ được Bộ GD-ĐT công bố vào cuối tháng 3/2010.

Để được công nhận đỗ tốt nghiệp thì điểm bình quân các môn thi phải đạt từ 5 trở lên và không có môn nào bị điểm 0. Điểm bình quân được tính theo nguyên tắc: tổng điểm 6 môn thi cộng với điểm ưu tiên (nếu có)/6.

Cho em hỏi mấy năm trước trường Đại học Ngân Hàng Thành Phố HCM có xét tuyển những học sinh được giải học sinh giỏi quốc gia hay không?( [email protected])

Theo thông tin Ban tư vấn được biết thì hàng năm trường ĐH Ngân hàng TPHCM vẫn dành chỉ tiêu để xét tuyển học sinh giỏi đạt giải quốc gia. Tuy nhiên hình thức ưu tiên xét tuyển đối với năm 2010 như thế nào thì em chịu khó đợi sau Hội nghị tuyển sinh toàn quốc vì sau thời điểm này các trường sẽ thông báo tuyển sinh năm 2010 và trong đó có quy định về vấn đề xét tuyển học sinh giỏi quốc gia.

Em đang học ngành xây dựng dân dụng của trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM. Em muốn sau khi tốt nghiệp sẽ học tiếp hệ văn bằng 2 về lĩnh vực kinh tế nhưng không biết học ngành nào có liên quan đến xây dựng. Em nghe người nhà nói học kinh tế thị trường bất động sản cũng khá hay vậy em có nên học không?( [email protected])

Việc học văn bằng 2 về kinh tế liên quan đến lĩnh vực xây dựng thì có khá nhiều. Trên thực tế sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế đang được đào tạo hiện nay vẫn có thể tham gia vào lĩnh vực xây dựng.

Tuy nhiên nếu em học các chuyên ngành như kinh tế đầu tư, kinh tế xây dựng, kinh tế và quản lý đô thị thì mức độ liên quan đến ngành xây dựng sẽ nhiều hơn.

Em có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Nghệ An nhưng hiện nay em đang tạm trú ở HN. Nếu em đăng ký sơ tuyển để thi vào trường HV Cảnh sát năm 2010 thì có thể sơ tuyển tại Sở công an Hà Nội được không? ([email protected])

Theo quy định của Bộ Công an thì để tham dự thi tuyển vào khối các trường công an thì bắt buộc thí sinh phải tham gia sơ tuyển tại nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú. Như vậy em không thể tham gia sơ tuyển ở Sở công an Hà Nội được mà bắt buộc phải về Nghệ an.

Năm nay em là sinh viên năm thứ nhất của trường CĐ Hà Nội. Năm 2010 em muốn thi thêm 1 trường để học. Em muốn hỏi nếu xin phép mà không được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường thì liệu em còn có cơ hội để được thi nữa không?( [email protected])

Theo quy định thì sinh viên đang theo học muốn thi lại ĐH, CĐ thì bắt buộc phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên nếu sinh viên đã làm thủ tục thôi học trước khi kì thi diễn ra thì em hoàn toàn có thể coi mình là thí sinh tự do để ĐKDT. Quy định này nhằm đảm bảo chỉ tiêu đào tạo của các trường.

Chính vì thế em nên được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường trước khi đăng ký thi lại. Trong trường hợp em cố tình đi thi mà chưa được phép thì đành phải chấp nhấn hình thức xử lý nếu nhà trường phát hiện.

Em muốn hỏi ngành tài chính doanh nghiệp học gì và làm gì sau khi ra trường? Cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường như thế nào, nếu em học 1 trường ĐH DL?( [email protected])

- Tài chính Doanh nghiệp sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức kinh tế tài chính hiện đại liên thông với các trường đại học trên thế giới và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các kiến thức tài chính doanh nghiệp hiện đại, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia, tài chính quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, kế toán - kiểm toán, phân tích tài chính, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm.

Sinh viên tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc liên quan đến các lĩnh vực quản trị tài chính - kế toán, kinh doanh tiền tệ, thẩm định dự án, kinh doanh chứng khoán và đầu tư tại các tổ chức tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm…), các công ty kiểm toán, các công ty kinh doanh trong nước và các công ty đa quốc gia.

- Vấn đề việc làm đối với ngành này hiện nay vẫn rộng mở đối với những sinh viên có năng lực, có khả năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó nếu có trình độ ngoại ngữ và tin học thì cơ hội sẽ cao hơn.

Xu hướng hiện nay thì việc học dân lập hay công lập thì cơ hội việc làm là như nhau vì hầu hết các doanh nghiệp ngày càng ít chú trọng đến bằng cấp mà quan tâm nhiều đến khả năng của ứng viên.
 

giasuams

Member
Sẽ thực hiện phụ cấp thâm niên cho giáo viên
(Dân trí) - Thẩm quyền thành lập trường Đại học vẫn thuộc Thủ tướng, Bộ trưởng GD - ĐT chịu trách nhiệm về chất lượng sách giáo khoa, giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên… là những nội dung của Luật Giáo dục sửa đổi, có hiệu lực từ 1/7/2010.

Tại buổi công bố Luật Giáo dục sửa đổi (sáng 18/12) lãnh đạo Bộ GD - ĐT cho biết, chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên được bắt đầu thực hiện từ năm 1988, nhưng đến tháng 11/1995, chế độ này được bãi bỏ, thay thế bằng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Phụ cấp đứng lớp chỉ thực hiện đối với những người trực tiếp giảng dạy nên dẫn tới thực trạng một số giáo viên giỏi không muốn về làm công tác quản lí tại các cơ quan quản lí giáo dục vì sẽ bị thiệt thòi.
Nhằm động viên, khuyến khích nhà giáo gắn bó với nghề, tạo điều kiện để các nhà giáo yên tâm và dành tâm huyết hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung điều 81 qui định nhà giáo được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên.
Sẽ tái thực hiện phụ cấp thâm niên (Ảnh: Giáo dục Tp HCM)


Liên quan đến chương trình, sách giáo khoa, Luật sửa đổi qui định, Bộ trưởng GD - ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất… Bộ trưởng GD - ĐT chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Về đào tạo Tiến sĩ, Luật sửa đổi qui định, có thể được rút ngắn trong trường hợp đặc biệt và giao Bộ trưởng Bộ GD - ĐT qui định cụ thể các trường hợp được kéo dài hoặc rút ngắn thời gian đào tạo.

Luật cũng qui định cụ thể về điều kiện thành lập trường và điều kiện để được cấp phép hoạt động giáo dục. Thẩm quyền thành lập trường Đại học thuộc về Thủ tướng, trong khi Bộ trưởng GD - ĐT có thẩm quyền cho phép hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT, Phạm Ngũ Luận cho biết, tới đây, Bộ sẽ cùng các cơ quan chức năng tổng kết về những mặt được, mặt còn hạn chế của việc thành lập Hội đồng thẩm định thành lập trường (gồm đại diện của nhiều bộ).

Về việc có thành lập một Hội đồng độc lập hay không sẽ được tính toán, nhưng theo ông Luận, nếu có một hội đồng như vậy, vấn đề đặt ra là có liệu có đủ việc để làm. Tuy vậy, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT khẳng định, khâu thẩm định dứt khoát phải được củng cố và những trường hợp tư vấn thành lập trường sai, sẽ phải xử lí.

Cũng trong ngày 18/12, luật Thuế Tài nguyên và luật Dân quân tự vệ đã được công bố. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, luật Thuế Tài nguyên được xây dựng trên cơ sở mục tiêu hạn chế sử dụng tài nguyên không tái tạo được, thúc đẩy sử dụng tài nguyên tái tạo được.

Cụ thể, luật đã nâng mức thuế sàn của các loại tài nguyên thuộc nhóm khoảng sản kim loại và một số tài nguyên quí kiếm khác. Luật qui định khung thuế suất và giao UB Thường vụ Quốc hội qui định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên…

Luật Dân quân tự vệ qui định, công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Tổ chức đơn vị dân quân tự vệ nhỏ nhất là tổ và lớn nhất là tiểu đoàn, hải đoàn…

Cả 3 luật trên đây đều có hiệu lực từ 1/7/2010.

Kim Tân
 

giasuams

Member
Sinh viên không có nghĩa là thấp cổ bé họng
Tôi tình cờ phát hiện ra, tôi đã bị chính "trưởng phòng" ở công ty mình dự tuyển trước đây lợi dụng và "cướp trắng" công sức. Và tôi quyết định, phải làm rõ để đòi quyền lợi chính đáng của mình…
Sinh viên có giá trị lao động sẵn có mà nếu thiếu tự tin, giá trị đó có thể sẽ bị những kẻ xấu lợi dụng. (Ảnh minh họa)
Part-time "lý tưởng"

Tôi học đồ họa - một ngành luôn yêu cầu sự tự học hỏi và làm mới chính mình. Vậy nên, ngay từ những ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Hè năm thứ nhất, tôi đã lên kế hoạch tìm kiếm việc part-time.

Tôi lang thang trên các trang tuyển dụng online để tìm. Mục đích chính là được thực hành những kiến thức đã được học trên lớp và có cơ hội thử sức mình nên công ty TNHH B.D. là công ty tôi hy vọng được nhận vào nhiều nhất. Bởi đó là một công ty thiết kế đồ họa khá có tiếng, môi trường làm việc chuyên nghiệp và có tính cạnh tranh cao.

Theo lời giới thiệu trên mạng thì họ đang cần tuyển nhân lực cho một dự án mới, nên họ sẽ "ưu tiên" sinh viên hoặc những người mới ra trường. Họ chỉ cần những người "nhiệt huyết, sáng tạo" chứ không coi trọng bằng cấp, kinh nghiệm. Quả là lý tưởng! Tôi gửi CV (hồ sơ) vào địa chỉ mail đã đăng trên mạng, được chú thích là trưởng phòng thiết kế công ty và hồi hộp chờ đợi.

Ba ngày sau khi CV được gửi đi, tôi nhận được email chúc mừng lọt vào vòng sau. Đề bài cho vòng này là: trong vòng 3 ngày, tôi phải thiết kế brochure (cuốn cẩm nang bỏ túi hay catalogue nhỏ gọn, dùng để giới thiệu doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của công ty tới khách hàng một cách thu hút, đa dạng và hiệu quả). Đó sẽ là cơ sở để công ty có thể đưa ra quyết định tuyển dụng với các ứng viên. Đồng thời, thông qua sản phẩm này, nếu ai có triển vọng sẽ được công ty bồi dưỡng và hợp tác lâu dài. Bài dự thi lại tiếp tục được gửi đến địa chỉ mail kia. Nếu được nhận, tôi sẽ đến công ty để thỏa thuận trực tiếp về lương thưởng và điều kiện làm việc.

Lời từ chối lịch sự

Nhận được email, tôi hăng hái bắt tay ngay vào làm bài thi. Tôi tham khảo các tài liệu và hướng dẫn trên mạng để thiết kế được một brochure thành công. Sau một đêm thức trắng, tôi hoàn thành bài thi, nhưng chưa gửi đi ngay. Tôi mang đến cho vài người bạn của mình và nhờ họ góp ý thêm. Sau đó, tôi lại về nhà chỉnh sửa để có tác phẩm tốt nhất. Thế nên, khi gửi đi, tôi đã rất tự tin.

Ngay ngày hôm sau, tôi nhận được email phản hồi. Nhưng không như tôi mong đợi, email đó có nội dung: "Công ty rất cám ơn bạn đã tham dự đợt tuyển nhân viên thiết kế quảng cáo lần này. Tuy nhiên chúng tôi rất tiếc phải thông báo bạn đã không được chọn. Brochure của bạn chưa có sự mới mẻ, đột phá. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai những dự án mới, hy vọng khi đó chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác làm việc cùng nhau".

Tôi khá sốc vì đã hy vọng rất nhiều. Nhưng rồi, lại tự an ủi mình còn "non" nên phải cố gắng nhiều. Hơn nữa, tuy công ty đã từ chối nhưng trong tương lai gần, tôi vẫn có cơ hội được làm việc tại đó.

Tôi gặp sản phẩm của mình, dưới tên người khác

Khoảng hơn một tuần sau đó, một trong những công ty quảng cáo mà tôi cũng gửi CV dự tuyển nhận tôi vào làm. Tuy công ty đó không lớn như B.D., nhưng môi trường làm việc khá thoải mái, và nhất là tôi được thỏa sức sáng tạo và phát huy tối đa khả năng của mình.

Ba tháng sau khi tôi vào làm việc, công ty chúng tôi ký hợp đồng làm brochure, letterhead, leaflet… với khách hàng. Trong buổi gặp gỡ để bàn cụ thể hơn về sản phẩm, tôi được đi cùng trưởng phòng để học hỏi thêm. Để làm rõ hơn yêu cầu của mình, họ lấy ra brochure của công ty B.D. để minh họa. Tôi ngỡ ngàng. Đó là tác phẩm mà tôi đã gửi khi ứng tuyển vào công ty đó mà!

Khách hàng cho biết "đó là brochure do chính trưởng phòng của công ty B.D. thiết kế". Vậy là tôi đã hiểu. Tác phẩm của tôi đã bị anh trưởng phòng thiết kế công ty B.D. "cướp trắng" và nhận đó là của mình. Phải chăng, anh ta đang muốn lợi dụng sự nhiệt tình và cả "ngây thơ" của những ứng viên như tôi để hoàn thiện bộ brochure cho công ty mình mà không cần phải trả một xu nào?

Hành trình đòi lại công bằng

Tôi có nên làm rõ vấn đề này với công ty B.D. không, hay cho qua và nhớ đó là "bài học xương máu"? Tôi đã suy nghĩ và cân nhắc mấy ngày liền, vì lúc đó tôi cũng chưa biết làm thế nào để chứng minh brochure đó là thiết kế của mình. Nhưng rồi, tôi nghĩ, nếu mình cho qua dễ dàng như thế thì liệu sẽ có bao nhiêu người nữa sẽ bị lợi dụng? Và tôi quyết định, mình cần phải "lên tiếng".

Thật may, tôi chưa xóa file có chứa brochure ấy. Tôi cũng cẩn thận check lại trong địa chỉ mail của mình và tìm thấy trong phần sent những e-mail mà tôi đã gửi cho trưởng phòng thiết kế của công ty B.D. trước đây. Để có sức thuyết phục hơn, tôi đã nhờ những người bạn trước đây đã góp ý cho mình làm chứng.

Sau khi thu thập đủ bằng chứng, tôi mang các bản sao đến gặp giám đốc công ty B.D. Sau khi xem xét tất cả, ông ấy bảo tôi để lại bằng chứng, kèm theo liên lạc, ông ấy sẽ làm rõ sự việc này. Nếu đúng như những gì tôi nói, công ty sẽ xử lý thỏa đáng.

Trắng đen rõ ràng, tôi nhận ra giá trị của mình

Vào đầu giờ chiều một tuần sau đó, tôi nhận được điện thoại hẹn gặp từ công ty B.D. Họ thừa nhận, trưởng phòng thiết kế đã làm sai và xin được bồi thường. Tôi sẽ được nhận tiền cho thiết kế của mình, cùng với số tiền bồi thường vì sai sót của công ty. Đồng thời, công ty B.D cũng mời tôi quay lại làm việc cho họ. Nhưng tôi đã từ chối. Tôi vẫn muốn tiếp tục làm việc ở công ty hiện tại hơn.

Về phần trưởng phòng thiết kế công ty B.D., sau đó đã bị cho thôi việc. Tuy nhiên, để giữ uy tín và hình ảnh cho công ty B.D., sự việc này chỉ giải quyết kín chứ không công bố rộng ra ngoài.

Kết
Điều lớn nhất mà tôi đạt được qua sự việc này, không phải là số tiền bản quyền và bồi thường họ đã trả cho tôi mà chính là những bài học, kinh nghiệm về việc "bảo vệ chất xám" của mình. Là sinh viên, chúng ta học hỏi, cầu tiến để hoàn thiện mình, nhưng bản thân chúng ta đã có giá trị lao động sẵn có mà nếu thiếu tự tin, giá trị đó có thể sẽ bị những kẻ xấu lợi dụng.

Đức Long
Theo Sinh Viên Việt Nam
 

giasuams

Member
Năm 2009 ghi dấu ấn với nhiều vấn đề nổi bật trong ngành giáo dục mà tâm điểm là quyết định tăng học phí ĐH, dịch cúm lan tới nhiều trường học trong cả nước… Sau đây xin điểm lại 10 vấn đề giáo dục của năm 2009.

Theo Dân Trí

1. Thông qua Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục

Với 62% phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua luật Giáo dục sửa đổi.
Theo báo báo giải trình của Quốc hội, cơ quan soạn thảo đã tập trung giải quyết được ở mức độ nhất định một số vấn đề bức xúc hiện nay như: quy định phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; quy định chặt chẽ hơn việc biên soạn chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa; quy định về công khai tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng giáo dục…

Đặc biệt, vẫn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề thẩm quyền cho phép thành lập trường ĐH giao cho Thủ tướng Chính phủ hay Bộ trưởng GD-ĐT. UB thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định về thẩm quyền thành lập trường ĐH của Thủ tướng như luật hiện hành, nhưng tăng cường trách nhiệm thẩm định cho Bộ trưởng.

2. Học phí đại học tăng lên 240.000 đồng/tháng

Ngày 21/8, Thủ tướng Chính phủ có quyết định điều chỉnh khung học phí , áp dụng cho năm học 2009 - 2010. Theo đó, mức trần học phí của sinh viên đại học sẽ là 240.000 đồng/tháng cao hơn mức trần cũ 60.000đồng/tháng. Việc điều chỉnh học phí lần này thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.


Học phí tăng mang đến thêm một nỗi lo cho sinh viên.

Sinh viên và phụ huynh mong mỏi, song song với quyết định tăng học phí để nâng chất lượng đào tạo, Chính phủ đồng thời triển khai những chính sách hợp lý tạo điều kiện cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục theo học.

3. Công bố Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020

Sau 14 lần sửa chữa, Bộ GD-ĐT công bố Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020. Tuy nhiên, bản Chiến lược đã không đáp ứng được yêu cầu nội tại của ngành cũng như mong mỏi của nhân dân. Nhiều ý kiến cho rằng việc xác định khung thời gian cho Chiến lược không hợp lý cả ở điểm xuất phát lẫn điểm kết thúc; các nhà soạn thảo Chiến lược đã không huy động các nhà khoa học, nhà giáo có uy tín của các trường đại học hay các viện nghiên cứu ngoài Viện Khoa học giáo dục Việt Nam; không ít các chỉ tiêu không thể thực hiện được và có cả những chỉ tiêu không cần thiết phải thực hiện.

Nhiều ý kiến cho rằng Chiến lược giáo dục 2009 - 2020 là bản chiến lược kỉ lục về thời gian xây dựng cũng như số lần bổ sung, sửa đổi.

4. Dùng dằng việc bỏ thi ĐH vào năm 2010

Xung quanh chuyện bỏ thi ĐH vào năm 2010, Bộ GD-ĐT tổ chức lấy ý kiến, lên kế hoạch… nhưng cuối cùng vẫn chưa thể thực hiện một kỳ thi quốc gia vì xã hội chưa đồng thuận và điều kiện của ngành chưa chín muồi.

5. Trường học thành “bệnh viện dã chiến” chống cúm A/H1N1
Lần đầu tiên trong lịch sử thời bình, các trường học được sống lại không khí “bệnh viện dã chiến” khi đại dịch cúm A/H1N1 đặt chân đến Việt Nam vào cuối tháng 5/2009.

Đến ngày 19/7/2009, Trường THPT Ngô Thời Nhiệm (Q.9, TPHCM) trở thành trường đầu tiên trên cả nước trở thành “bệnh viện dã chiến” chống dịch cúm A/H1N1. Ngay sau đó, nhiều trường học khác trên các tỉnh thành cũng đã trở thành “bệnh viện dã chiến” với bác sĩ, điều dưỡng, xe cấp cứu và trang thiết bị cần thiết, ví như tại tỉnh Bình Định, chỉ trong 4 ngày từ 17-21/9 đã có 4 “bệnh viện dã chiến” trường học. Đặc biệt ngày 11/8, Hà Nội có “bệnh viện dã chiến” trường học đầu tiên (tại Trường cán bộ Hội Nông dân Việt Nam) với số người bị cách ly kỷ lục: 160 sinh viên và giáo viên.

Nhằm ngăn chặn dịch cúm lan tràn trong các trường học, ngày 23/7, Sở GD-ĐT TPHCM đã gửi công văn cho các cơ sở giáo dục trực thuộc thành phố yêu cầu các trường không tổ chức nội trú cho học sinh trong thời gian còn nghỉ hè. Nhiều tỉnh thành khác đã phải khẩn cấp cho học sinh nghỉ học, rời ngày tựu trường để hạn chế sự lây lan của dịch cúm.

Theo số liệu của WHO, tính từ tháng 4 đến tháng 12 năm nay, thế giới đã ghi nhận gần 10.000 trường hợp tử vong vì H1N1.


Trường trung học tư thục Nguyễn Khuyến là một “bệnh viện dã chiến” chống cúm tại TPHCM. (Ảnh: Ngọc Hưng)

6. Phanh phui nhiều vụ “lạm thu” tiền trường

Các đợt thanh, kiểm tra năm 2009 đã phát hiện nhiều vụ lạm thu ở các trường, từ mầm non, tiểu học đến THCS, THPT… Điển hình là Trường Mầm non Bông Sen (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) lạm thu học phí nhà trẻ với tổng số tiền hơn 100 triệu đồng; Trường Tiểu học thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đưa ra 23 khoản thu cho học sinh trong đó có những khoản rất vô lý như “hao mòn đồ dùng”, “vật kỷ niệm”, “quỹ chăm sóc cây”, “bảo hiểm điện”… Nhiều trường ở Đà Nẵng thu sai qui định, vượt quy định của UBND thành phố, vận động phụ huynh đóng góp các khoản ngoài quy định.

Trước tình trạng này, Bộ GD-ĐT tuyên bố sẽ yêu cầu các Sở GD-ĐT đi kiểm tra việc thu - chi của các trường, đồng thời trực tiếp đi kiểm tra những nơi lạm thu mà báo chí nêu và xử lý nghiêm khắc những trường hợp sai phạm.

7. Nóng bỏng đạo đức học đường

Ngày 24/8, thầy Đặng Hữu Dũng, giảng viên Ngoại ngữ trường ĐH Nông Lâm (TPHCM) đang đứng lớp thì bị học trò cũ tạt một thau đựng axit vào người và sau đó rút dao truy đuổi. Đối tượng này thù ghét và muốn trả thù thầy Dũng vì cho rằng mình không được ra trường do nợ môn Anh văn của thầy.

Trước vụ việc kinh hoàng này cũng như nhiều vụ học sinh phổ thông đâm chém “thanh toán” nhau, có nhiều ý kiến cho rằng cần xem lại việc giáo dục đạo đức cho HS, SV.

Cũng có ý kiến cho rằng đây là hệ quả của vấn nạn chạy theo bằng cấp: gánh nặng bằng cấp đã trở thành áp lực với giới trẻ. Việc quá chú trọng bằng cấp mà coi nhẹ xây dựng nhân cách con người đã dẫn đến hậu quả đau lòng.

8. Nhiều tiến sĩ trẻ tuổi nổi bật

Phó Giáo sư 31 tuổi Bùi Thế Duy. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Năm 2009, nhiều tiến sĩ trẻ người Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khâm phục. Có thể kể đến Tiến sĩ Bùi Thế Duy, chủ nhiệm Khoa CNTT- ĐH Công nghệ ĐHQG Hà Nội, người được trao tặng học hàm Phó Giáo sư vào ngày 20/11/2009, trở thành Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi 31 tuổi.

Đó còn là Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long, chàng trai Hà Nội 26 tuổi trở thành Giảng viên Việt Nam đầu tiên ở Trường đại học danh tiếng Oxford.
Đặc biệt, giáo sư toán học Ngô Bảo Châu, 37 tuổi, vừa được vinh danh khi công trình chứng minh “Bổ đề cơ bản chương trình Langland” của anh được Time bình chọn là 1 trong 10 khám phá khoa học tiêu biểu của năm 2009.

9. Váy đồng phục nữ sinh phải dài quá gối


Sắp tới những bộ váy đồng phục không trùm quá gối thế này sẽ không còn phù hợp nữa.


Ngày 5/10/2009, Bộ GD-ĐT lần đầu tiên ban hành Thông tư về mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của HS, SV (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/11/2009) trong đó có quy định chiều dài váy đồng phục phải trùm quá gối gây xôn xao dư luận.

Nhiều ý kiến cho rằng quy định này có phần cứng nhắc. Những ý kiến đồng tình thì cũng phân tích việc khó khăn khi thực thi, bởi Bộ GD-ĐT đưa ra quy định khi nhiều trường đã trang bị đồng phục cho HS rồi, nếu làm lại thì quá lãng phí tiền bạc.
Trước những ý kiến phản hồi này, Bộ GD-ĐT cho biết không bắt buộc các trường phải thay đổi ngay mẫu đồng phục, lễ phục trong năm nay.

10. Nỗ lực đổi mới cách dạy và học


Giáo viên Trường tiểu học Lương Định Của hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm. (Ảnh: Hiếu Hiền)

Năm 2009 cũng được ghi dấu ấn bởi nỗ lực đổi mới cách dạy và học, khơi gợi cảm hứng mới cho cả người học và người dạy, tiêu biểu là một số trường ở TPHCM trong đó có Trường tiểu học Lương Định Của (LĐC) với cách học gây xôn xao: 100% lớp học tổ chức theo kiểu học nhóm, học sinh học nhóm ngay từ lớp 1.

Về phương pháp dạy mới của trường LĐC, Sở GD-ĐT TPHCM tỏ rõ quan điểm: ủng hộ cách dạy và học này. Sở cho biết sẽ cùng với trường LĐC tiếp tục duy trì cách dạy và học mới này.
 

giasuams

Member
Cậu sinh viên 10 tuổi
(Dân trí) - Dù mới 10 tuổi, chú bé Alex Jaeger ở hạt Cherokee (phía đông nam bang Kansas, Mỹ) đã thừa điểm vào đại học và đủ tiêu chuẩn đỗ vào Trường đại học Pittsburg State. Em sẽ nhập học vào học kỳ mùa xuân năm tới.
Sinh viên Trường ĐH Pittsburg State (bang Kansas, Mỹ). Mùa xuân năm sau, cậu bé 10 tuổi sẽ trở thành tân sinh viên của trường. (Ảnh: Pittstate)

Kỳ thi tuyển sinh đại học vừa rồi, Alex được 23 điểm trong khi mức điểm trung bình là 21,1 điểm. Ngoài ra, Alex học rất giỏi môn tiếng Nhật viết.

Tháng 1 năm sau Alex mới bước sang tuổi 11. Alex cho biết em rất "háo hức" và "hơi căng thẳng" khi sắp trở thành sinh viên.

Bố Alex, ông Wesley Jaeger, cho biết Alex đã sẵn sàng đến trường đại học. Cậu bé rất hào hứng đón nhận những thách thức mới. Bố hoặc mẹ của Alex sẽ đi cùng em khi em vào học ĐH.

“Tôi nghĩ cháu muốn học những khái niệm mới và nó có khả năng làm việc đó. Một khi nó quyết định làm gì đó, thì nó sẽ tập trung vào nhiệm vụ đó” - ông Wesley Jaeger nói.

Suốt ba năm rưỡi qua, ông Wesley Jaeger đã dạy con trai tại nhà khi cậu bé nhảy vọt từ lớp 4 lên lớp 12.

Ông Wesley Jaeger kể rằng khi mới 18 tháng tuổi, Alex đã sớm nhận thức và giáo viên mẫu giáo của chú bé đã nhận ra khả năng của thần đồng.

Bố mẹ Alex cho biết cậu cảm thấy buồn chán mỗi khi không học bài. Họ cũng tiết lộ rằng việc nuôi một đứa trẻ thông minh quả là một thách thức bởi vì nó có những vấn đề về cảm xúc khác với những trẻ thông thường. “Bạn không thể nói rằng nó là một người trưởng thành. Bạn phải thừa nhận rằng nó vẫn còn rất nhỏ tuổi nhưng vẫn phải công nhận khả năng học vấn vượt bậc của nó”, bố mẹ Alex tâm sự về việc nuôi cậu con thần đồng.

Về phần mình, Alex cho biết đôi khi em cũng thấy “bí” bởi vì em học ở nhà và mọi thứ xung quanh đều là bài tập. “Có một điều bất lợi là em không thể có nhiều bạn, nhưng đôi khi em cũng tới lớp học bơi”, Alex kể.

Cũng giống như hầu hết các em nhỏ cùng độ tuổi, Alex thích chơi video game. Cậu bé cũng thích kết bạn ở lớp học karate.

Bà Melinda Roelfs, giám đốc phụ trách tuyển sinh của Trường ĐH Pittsburg State, cho biết trường đang chuẩn bị mọi thứ để đón cậu sinh viên 10 tuổi. Bà Melinda nói nhà trường muốn đảm bảo rằng mình cung cấp đủ các nhu cầu đặc biệt cho cậu sinh viên nhí.
Xuân Vũ
Theo AP
 

giasuams

Member
(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa công bố 12 sự kiện nổi bật trong giáo dục năm 2009. Đây là những vấn đề mang tính chiến lược và thành tựu đạt được của ngành giáo dục trong năm qua.

1. Bộ Chính trị ra Thông báo số 242-TB/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020

Ngày 15 tháng 4 năm 2009, Bộ Chính trị ra Thông báo số 242-TB/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Đây là những định hướng chỉ đạo rất quan trọng để giáo dục Việt Nam có thể hội nhập quốc tế vào năm 2020 khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.
2. Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo. Ngày 03/12/2009 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định ban hành Kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội. Như vậy, một số chủ trương định hướng đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục sẽ được thực hiện đúng lộ trình, bắt đầu từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

Sinh viên Việt Nam

3. Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục

Nội dung sửa đổi, bổ sung đã tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc hiện nay như: (1) Quy định việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư có hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và trẻ em 5 tuổi nói riêng, đặc biệt ở vùng miền núi và các vùng kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. (2) Bổ sung một số quy định chặt chẽ hơn về việc biên soạn chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; (3) Xác định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy, học tập; (4) Bổ sung các quy định về yêu cầu công khai tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục và xác định rõ nội dung quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục; (5) Tách bạch hơn điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện cho phép hoạt động giáo dục. (6) Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động giáo dục, tạo hành lang pháp lý cần thiết nhằm đẩy mạnh đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục. (7) Thực hiện phụ cấp thâm niên cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Ngày 25 tháng 11 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Giáo dục.Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

4. Tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trịvề tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến

Hội nghị đã khẳng định, trong 5 năm qua (2004-2009) công tác thi đua trong toàn ngành đã có sự chuyển biến về chất, công tác phổ biến, nhân điển hình tiến có bước tiến bộ vượt bậc. Ngành giáo dục là ngành đầu tiên thực hiện nói không với bệnh thành tích thông qua việc triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

5. Đánh giá kết quả năm đầu tiên triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Sự kiện quan trọng này được tổ chức trọng thể vào ngày 22/8/ 2009 tại một trong 5 di tích lịch sử văn hoá mà Bộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ tôn tạo bảo vệ, đó là Đền thờ nhà giáo Chu Văn An (trong quần thể di tích núi Phượng Hoàng, huyện Chí Linh, Hải Dương).

Kết quả sau một năm triển khai thực hiện đã có 40.637 trường học tham gia phong trào, trong đó có 5.506 trường được chọn chỉ đạo điểm ở các địa phương; các cấp học đã trồng được hơn 2 triệu cây xanh các loại; các trường đã nhận chăm sóc 2.846 bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ và 13.060 di tích lịch sử, văn hóa; sửa chữa hoặc xây mới 36.985 nhà vệ sinh (đạt tỉ lệ 91% trong tổng số các trường học), trong đó có 28.944 nhà vệ sinh đạt chuẩn (đạt tỉ lệ 77%). Các trò chơi dân gian, các bài hát, điệu múa truyền thống được đua vào trong chương trình ngoại khóa ở các nhà trường...

Ngành giáo dục coi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là sự cụ thể hoá của phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong giai đoạn hiện nay, là giải pháp đột phá để nâng cao giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh với một cơ chế chính trị xã hội đủ mạnh bởi sự tham gia của hai Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và ba Đoàn thể (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam).

6. Triển khai đổi mới phương pháp dạy học bốn môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân

7. Tổ chức đánh giá chương trình, sách giáo khoa tiểu học và trung học trên quy mô toàn quốc.

8. Ban hành Chương trình giáo dục mầm non mới và xây dựng xong Đề án Phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi
Trong năm 2009, Bộ đã xây dựng xong Đề án Phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi. Mục tiêu của Đề án là đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi ở mọi vùng miền được tới lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt nhất về mặt thể lực, sẵn sàng về tâm lí, chuẩn bị tiếng Việt, đảm bảo chất lượng nhập học phổ thông.

Trẻ 5 tuổi được chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày

9. Lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ đến dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết năm học khối giáo dục đại học: Đổi mới quản lý nhà nước là giải pháp đột phá để đổi mới giáo dục đại học.

Hội nghị Tổng kết khối giáo dục đại học năm học 2008-2009 được tổ chức tháng 8 năm 2009tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và chủ trì Hội nghị. Thủ tướng đã chỉ đạo đổi mới quản lý nhà nước là giải pháp đột phá để đổi mới giáo dục đại học.

Ngày 29 tháng 10 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

10. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của ngành

Ngày 01 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính Phủ đã ra Quyết định số 698/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Đây là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành.

Theo đó, Bộ GD-ĐT đã tổ chứctập huấn cho hơn 5.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên của 35 Sở Giáo dục và Đào tạo; Đến nay, có khoảng 25.000 trường phổ thông và mầm non (chiếm 64%) trong tổng số 39.000 trường được kết nối và sử dụng Internet miễn phí. Với thành tựu này Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới sẽ nối mạng và cho truy cập Internet miễn phí cho tất cả các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

11. Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước Á- Âu lần thứ 2 (ASEMME2)

Trong hai ngày 14 và 15/5/2009 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước Á- Âu lần thứ 2 (ASEMME2) với khẩu hiệu: "Chia sẻ kinh nghiệm và những bài học thực tiễn về giáo dục đại học giữa các quốc gia ASEM". Hội nghị đã nhận được sự quan tâm và tham dự của 177 đại biểu quốc tế đến từ 37 quốc gia thành viên và 6 tổ chức quốc tế có liên quan và hơn 100 đại biểu Việt Nam. Đặc biệt, từ ý tưởng đề xuất của nước chủ nhà Việt Nam, Hội nghị đã thảo luận và nhất trí cao việc thành lập Ban thư ký ASEM về giáo dục, dự kiến bắt đầu triển khai vào năm 2010.

12. Hội nghị Hội đồng giáo giới các nước ASEAN lần thứ 25

Hội nghị Hội đồng giáo giới các nước ASEAN lần thứ 25 được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 11 và 12 /12/ 2009; 10 nước trong Hội đồng giáo giới ASEAN với 278 đại biểu tham dự; Kết quả Hội nghị đã góp phần nâng cao vị trí của giáo dục Việt Nam trong các nước ASEAN.

Hồng Hạnh
 

giasuams

Member
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và ĐH,CĐ 2010​
01/12/2009 00:01:02
Bộ GD-ĐT vừa thông báo về cấu trúc đề thi, hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2010. Theo đó, đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.


Theo Dân Trí


Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010:


Đề thi dành cho các đối tượng thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT (gồm: thí sinh học Ban Khoa học Tự nhiên, Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban Cơ bản, thí sinh học trường THPT Kĩ thuật và thí sinh tự do) được ra theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đối với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, đề thi mỗi môn gồm 2 phần:
Phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.
Phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm.
Đối với các môn Ngoại ngữ, đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.
Đề thi dành cho thí sinh học theo chương trình GDTX cấp THPT được ra theo chương trình GDTX cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, không có phần riêng.

Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2010:
Đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đối với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, đề thi mỗi môn gồm 2 phần: Phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm.
Đối với các môn Ngoại ngữ, đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng.
Hình thức thi năm 2010 của tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2010 như sau:
Thi theo hình thức tự luận: các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí.
Thi theo hình thức trắc nghiệm: các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức,Tiếng Nhật). Môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 (trong số các môn nêu trên) sẽ được thông báo cụ thể vào tháng 3/2010.
 

giasuams

Member
29 trường Đại học công lập của Phần Lan tuyến sinh các khóa học Đại học khai giảng tháng 9/2010.

Theo Dân trí


Sinh viên phải nộp hồ sơ trước 10/02/2010 để đăng ký dự thi đầu vào tổ chức vào tháng 4/2010 tại các văn phòng của VISCO. Sinh viên thi đỗ sẽ nhận được học bổng miễn 100% học phí.
Hơn 29 trường Đại học công lập của Phần Lan tuyến sinh các khóa học Đại học khai giảng tháng 9/2010.


* Phần Lan là một trong các quốc gia có nền giáo dục tốt nhất trên thế giới. Phúc lợi Xã hội cao, Tham nhũng ít nhất trên thế giới. Các trường Đại học của Phần Lan đều giảng dạy theo hệ thống tín chỉ Châu Âu (ECTS), bằng cấp được quốc tế công nhận và Chương trình học giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Môi trường sống thanh bình, điều kiện ăn ở tốt, chi phí sinh hoạt thẩp (350-500 Euro/tháng) là yếu tố quyết định chi phí du học đại học tại Phần Lan thấp hơn rất nhiều so với du học tại Anh, Úc, Mỹ,…thậm chí chỉ bằng ½ chi phí du học tại Singapore.
Sinh viên được phép làm thêm 20h/tuần và tất cả các kỳ nghỉ lễ, tết trong năm. Lương làm thêm từ 8 - 15 EUR/h. Sau khi tốt nghiệp Sinh viên được phép ở lại 1 năm để làm việc.
Với kinh nghiệm nhiều năm tuyển sinh du học Phần Lan, VISCO đã có nhiều sinh viên đang học tập tại các trường đại học như Haaga - Helia, Hamk, Laurea, Lahti, Metropolia, Savonia, Vaasa, Central Ostrobothnia, Kemi Tornio, Jyvaskyla, Kajaania …với các chuyên ngành:
- Kinh doanh quốc tế
- Quản trị du lịch khách sạn
- Quản trị hệ thống thông tin
- Quản lý kinh doanh
- Công nghệ thông tin
- Marketing
- Cơ khí và công nghệ sản xuất
- Quản trị cơ sở vật chất
Thạc Sĩ: Quản lý kinh doanh quốc tế (1,5 năm)
Đối tượng tuyển sinh:
- Chương trình Đại học: Đang học lớp 12 trở lên. IELTS 6.0 /TOEFL 550/IBT 79.
Hạn nộp hồ sơ: 10/02/2010
- Thạc sĩ: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh tế hoặc Kỹ thuật với 3 năm kinh nghiệm. IELTS 6.0 /TOEFL 575. Hạn nộp hồ sơ: 1/3/2010


Tất cả sinh viên sẽ tham dự kì thi đầu vào được tổ chức tháng 4/2010 tại văn phòng VISCO.
Đến với VISCO:
- Sinh viên sẽ được tư vấn chọn trường, chọn ngành theo bốn nguyện vọng 1,2,3,4
- Sinh viên được hướng dẫn nội dung thi, ôn luyện và thi thử theo các đề thi của các năm trước
- Hướng dẫn và luyện phỏng vấn của trường và của Đại sứ quán
- Hướng dẫn thủ tục xin Visa. Sắp xếp nhà ở
- Thủ tục đơn giản, không chứng minh tài chính. Tỷ lệ VISA cao.
VISCO tổ chức thi thử cho các bạn Học sinh vào sáng thứ 7 hàng tuần. Mời các bạn mang hồ sơ đến VISCO để đăng ký trước khi thi.

Thông tin chi tiết về các trường mời tham khảo trong trang web:http://www.visco.edu.vn/
Chi tiết xin liên hệ: Công ty du học VISCO - Tư vấn online: duhocvisco
Tại Hà Nội: 230 Kim Mã, Quận Ba Đình; ĐT: (04) 37261938
Tại TPHCM: 239 Cách mạng tháng 8 nhà A02 Chung cư Văn hoá, P4, Q 3; ĐT: (08) 38328416; 38390718
Tại Đà Nẵng: 433 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu; ĐT: (0511)3552597/96
Tại Hải Phòng: 309 Hai Bà Trưng (Cát Dài); Quận Lê Chân; ĐT: (0313)950215 [email protected]; www.visco.edu.vn
 

giasuams

Member
29 trường Đại học công lập của Phần Lan tuyến sinh các khóa học Đại học khai giảng tháng 9/2010.

Theo Dân trí

Sinh viên phải nộp hồ sơ trước 10/02/2010 để đăng ký dự thi đầu vào tổ chức vào tháng 4/2010 tại các văn phòng của VISCO. Sinh viên thi đỗ sẽ nhận được học bổng miễn 100% học phí.
Hơn 29 trường Đại học công lập của Phần Lan tuyến sinh các khóa học Đại học khai giảng tháng 9/2010.

* Phần Lan là một trong các quốc gia có nền giáo dục tốt nhất trên thế giới. Phúc lợi Xã hội cao, Tham nhũng ít nhất trên thế giới. Các trường Đại học của Phần Lan đều giảng dạy theo hệ thống tín chỉ Châu Âu (ECTS), bằng cấp được quốc tế công nhận và Chương trình học giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Môi trường sống thanh bình, điều kiện ăn ở tốt, chi phí sinh hoạt thẩp (350-500 Euro/tháng) là yếu tố quyết định chi phí du học đại học tại Phần Lan thấp hơn rất nhiều so với du học tại Anh, Úc, Mỹ,…thậm chí chỉ bằng ½ chi phí du học tại Singapore.

Sinh viên được phép làm thêm 20h/tuần và tất cả các kỳ nghỉ lễ, tết trong năm. Lương làm thêm từ 8 - 15 EUR/h. Sau khi tốt nghiệp Sinh viên được phép ở lại 1 năm để làm việc.

Với kinh nghiệm nhiều năm tuyển sinh du học Phần Lan, VISCO đã có nhiều sinh viên đang học tập tại các trường đại học như Haaga - Helia, Hamk, Laurea, Lahti, Metropolia, Savonia, Vaasa, Central Ostrobothnia, Kemi Tornio, Jyvaskyla, Kajaania …với các chuyên ngành:

- Kinh doanh quốc tế

- Quản trị du lịch khách sạn

- Quản trị hệ thống thông tin

- Quản lý kinh doanh


- Công nghệ thông tin

- Marketing

- Cơ khí và công nghệ sản xuất

- Quản trị cơ sở vật chất

Thạc Sĩ: Quản lý kinh doanh quốc tế (1,5 năm)

Đối tượng tuyển sinh:

- Chương trình Đại học: Đang học lớp 12 trở lên. IELTS 6.0 /TOEFL 550/IBT 79.

Hạn nộp hồ sơ: 10/02/2010

- Thạc sĩ: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh tế hoặc Kỹ thuật với 3 năm kinh nghiệm. IELTS 6.0 /TOEFL 575. Hạn nộp hồ sơ: 1/3/2010


Tất cả sinh viên sẽ tham dự kì thi đầu vào được tổ chức tháng 4/2010 tại văn phòng VISCO.

Đến với VISCO:

- Sinh viên sẽ được tư vấn chọn trường, chọn ngành theo bốn nguyện vọng 1,2,3,4

- Sinh viên được hướng dẫn nội dung thi, ôn luyện và thi thử theo các đề thi của các năm trước

- Hướng dẫn và luyện phỏng vấn của trường và của Đại sứ quán

- Hướng dẫn thủ tục xin Visa. Sắp xếp nhà ở

- Thủ tục đơn giản, không chứng minh tài chính. Tỷ lệ VISA cao.
VISCO tổ chức thi thử cho các bạn Học sinh vào sáng thứ 7 hàng tuần. Mời các bạn mang hồ sơ đến VISCO để đăng ký trước khi thi.
Thông tin chi tiết về các trường mời tham khảo trong trang web:http://www.visco.edu.vn/

Chi tiết xin liên hệ: Công ty du học VISCO - Tư vấn online: duhocvisco

Tại Hà Nội: 230 Kim Mã, Quận Ba Đình; ĐT: (04) 37261938

Tại TPHCM: 239 Cách mạng tháng 8 nhà A02 Chung cư Văn hoá, P4, Q 3; ĐT: (08) 38328416; 38390718

Tại Đà Nẵng: 433 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu; ĐT: (0511)3552597/96

Tại Hải Phòng: 309 Hai Bà Trưng (Cát Dài); Quận Lê Chân; ĐT: (0313)950215 [email protected]; www.visco.edu.vn
 

giasuams

Member
Lớp Học Chất Lượng Cao - Cam Kết Đạt Điểm Tốt Để chuẩn bị tốt kiến thức và tâm lý cho kỳ thi Tốt nghiệp và Tuyển sinh ĐH - CĐ 2010, Gia Sư Ams xin giới thiệu đến các bậc phụ huynh và các em học sinh lớp học chất lượng cao với những ưu điểm sau:
- Số lượng học sinh hợp lý ( từ 10 - 20 học sinh) đảm bảo việc nắm bắt học lực và quản lý thời gian học chặt chẽ đối với mỗi học sinh
- Giáo viên nhiệt tình, có kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi Tốt nghiệp và Đại học - Cao đẳng. (Thông tin từng thầy cô được giới thiệu chi tiết ở trang chủ)
- Lớp học thông thoáng, đầy đủ điều kiện cho việc dạy và học (mùa hè có điều hòa)
- Thi tuyển kiểm tra chất lượng đầu vào để đảm bảo sự đồng đều về lực học và lượng kiến thức trong cả khóa học
- Cam kết với các bậc phụ huynh và học sinh về chất lượng giảng dạy: Nếu sau khóa học, học sinh không đạt được kết quả như mong muốn, Gia Sư Ams sẽ hoàn lại 80% học phí hoặc học sinh có thể được học miễn phí khóa học tương tự (do học sinh lựa chọn)
- Chương trình học được các thầy biên soạn theo các chuyên đề phục vụ cho mục tiêu ôn thi Tốt nghiệp và Đại học - Cao đẳng. Bên cạnh đó, học sinh sẽ được tư vấn về ngành học, trường dự thi dựa theo năng lực học thực tế của từng em
- Mỗi môn học có tổng từ 30 - 36 buổi kéo dài trong 04 tháng (Trong tháng 3,4,5 - mỗi tuần học 2 buổi; Trong tháng 6 - mỗi tuần học 3 buổi), đảm bảo đủ lượng kiến thức để các em tham gia kì thi Tốt nghiệp và Đại học - Cao đẳng.
KHÓA HỌC CHIA THÀNH 02 LỚP
1. Lớp Nâng Cao
- Đảm bảo điểm thi đại học từ 7 điểm trở lên
- Học phí: 70.000đ/buổi/1h45', thu từ đầu tháng
- Yêu cầu: Học sinh không nghỉ quá 2 buổi/tháng. Sau mỗi tháng sẽ có bài kiểm tra chất lượng, nếu điểm kiểm tra không đạt, học sinh có thể bị chuyển xuống Lớp Cơ Bản hoặc cho nghỉ học (tùy vào mức điểm của học sinh đạt được và đánh giá của giáo viên giảng dạy)
- Điều kiện: Điểm kiểm tra đầu vào trên 6,0
- Đặc biệt: Giảm 30% học phí cho 02 em học sinh đạt điểm cao nhất kì kiểm tra chất lượng
- Lịch học các môn
2. Lớp Cơ Bản
- Đảm bảo điểm thi đại học từ 5 điểm trở lên
- Học phí: 50.000đ/buổi/1h45', thu từ đầu tháng
- Điều kiện: Điểm kiểm tra đầu vào trên 3,0
- Yêu cầu: Học sinh không nghỉ quá 2 buổi/tháng. Sau mỗi tháng sẽ có bài kiểm tra chất lượng. Nếu điểm cao, học sinh được chuyển lên Lớp Nâng Cao. Nếu điểm quá thấp sẽ cho nghỉ học (Dưới 3 điểm)
- Đối với những học sinh dưới 3 điểm nhưng vẫn có nguyện vọng theo học lớp Cơ Bản, các em có thể đăng ký với Gia Sư Ams tham gia lớp học bổ túc trong vòng 02 tuần (06 - 08 buổi) để kiểm tra lại. Học phí lớp bổ túc sẽ tùy thuộc vào số lượng học sinh đăng ký học lại
- Lịch học các môn
LIÊN HỆ VÀ ĐĂNG KÝ
- Văn phòng: Số 11 ngõ 106 Lê Thanh Nghị - Bách Khoa - Hà Nội
- Điện thoại: 04.38684441 - 04.36230476 - 0989768553 - 0983101285
- YM hỗ trợ: gsaedu/giasuams/gsatutor
 

giasuams

Member
Em có nên dự thi lại ĐH?

(Dân trí) - Muốn thi lại ĐH thì làm hồ sơ như thế nào, có khác mọi năm không? Không đủ điểm cơ sở phía Bắc nhưng đủ cơ sở phía Nam thì có thuộc diện trúng tuyển?...

Thí sinh tham dự kì thi tuyển sinh ĐH năm 2009 (Ảnh: Việt Hưng)

Hỏi: Năm nay em muốn thi lại ĐH, thế thì em phải làm hồ sơ dự thi như thế nào? Và hồ sơ dự thi năm nay có gì khác so với mọi năm không?
( [email protected])
Trả lời:
Về hồ sơ ĐKDT thì em làm bình thường như năm đầu mình dự thi. Tuy nhiên em nên để ý đến một số điểm sau:
- Do em đã tốt nghiệp THPT năm 2008 nên sẽ không được phép nộp hồ sơ ĐKDT tại trường THPT mình theo học trước đó mà chỉ được phép nộp hồ sơ ĐKDT theo tuyến Sở hoặc trực tiếp tại trường mình ĐKDT.
Những thắc mắc về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 thí sinh gửi về email [email protected] để sớm nhận được câu trả lời.



- Mã đơn vị ĐKDT sẽ có sự thay đổi so với năm đầu vì em bây giờ thuộc diện thí sinh tự do.
Theo Ban tư vấn được biết thì về cơ bản hồ sơ dự thi năm nay không có gì khác so với các năm trước. Trước khi làm hồ sơ em nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo thông tin trường và mã ngành trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010” sẽ được phát hành vào trung tuần tháng 3/2010.
Em năm nay là sinh viên năm thứ 3 ĐH QGHN. Em sẽ tốt nghiệp chuyên ngành Toán-Tin ứng dụng vào tháng 6/2011. Em dự định năm nay thi và học tiếp vào trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân nhưng em thắc mắc nếu em đỗ em có được học một lúc 2 trường? Nếu không được học một lúc 2 trường thì em có thể bảo lưu kết quả để sang năm tốt nghiệp mới học được không?( [email protected])
Như Ban tư vấn đã trả lời trước đây, không có quy định nào cấm sinh viên học một lúc hai trường cả. Tuy nhiên em chỉ nên học hai trường nếu phân bổ được thời gian, bên cạnh đó em cũng đáp ứng được điều kiện để thi hết học phần.
Theo Ban tư vấn thì em có thể xin bảo lưu kết quả điểm thi ĐH năm 2010 trong vòng 1 năm để hoàn thành khóa học bên trường ĐH Quốc gia HN.
Cho em hỏi, năm nay em định thi vào trường HV Bưu chính Viễn thông phía Bắc nhưng em không đủ điểm NV1 nhưng em lại đủ điểm NV1 vào cơ sở phía Nam. Vậy em có đủ điều kiện để học trường phía Nam không?([email protected])
Đến thời điểm này trường HV Bưu chính Viễn thông chưa có thông tin về tuyển sinh năm 2010. Nếu năm nay trường không có quy định gì mới so với các năm trước đây thì Ban tư vấn có thể khẳng định là không được phép.
Việc phân bổ chỉ tiêu cho cơ sở phía Nam và Bắc là độc lập. Mỗi cơ sở có trách nhiệm tuyển sinh riêng vì thế thí sinh ĐKDT ở cơ sở nào chỉ được tham gia xét tuyển ở cơ sở đó. Nếu không đủ điểm vào cơ sở đã đăng ký thì đồng nghĩa thí sinh đó không trúng tuyển.

Em đang học khối C, em muốn học ngành xã hội học, nhưng mà em chưa biết gì về ngành này. Ngành này đào tạo những gì, dễ kiếm việc làm không? Hiện nay ở Việt Nam ngành này như thế nào?( [email protected])
Ngành xã hội học sẽ đào tạo ra những sinh viên có kiến thức về lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu những quy luật xã hội và những hiện tượng xã hội.
Được ứng dụng các lý thuyết trong việc đánh giá thực trạng các hiện tượng xã hội, các hành vi của con người cùng với những định chế xã hội, định hướng hành vi của họ; được thực hành các kỹ năng nghiên cứu sự khác biệt của các nhóm xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
Ngoài ra, sinh viên Xã hội học cũng được rèn luyện các kỹ năng phân tích, phê phán, lý giải và xử lý các tình huống, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp.
Những kiến thức và kỹ năng tích lũy trong quá trình học tập là hành trang quan trọng để một sinh viên có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực, và đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng biến đổi của thị trường lao động.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể trở thành chuyên viên nghiên cứu (tại các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ban ngành của trung ương, tỉnh, thành phố, các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các công ty và doanh nghiệp); Giảng viên (tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp); Chuyên viên tư vấn (cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà máy, xí nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau của xã hội, các tổ chức phi chính phủ); Cán bộ công tác xã hội (làm việc trong các cơ quan hoặc các tổ chức, xã hội, đoàn thể); Tác viên phát triển cộng đồng (hoạt động trong các dự án của các cơ quan và tổ chức trong và ngoài nước); Tham gia hoạt động trong các cơ quan truyền thông báo chí, truyền thanh, truyền hình.
Nói chung nhu cầu nhân lực ngành xã hội học hiện nay vẫn chưa cao. Bên cạnh đó khâu đầu tạo ngành này vẫn còn một số mặt hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu sinh viên tốt nghiệp ngành này có kỹ năng mềm tốt, có trình độ tin học và ngoại ngữ thì cơ hội việc làm rất rộng mở.
Hiện tại em đang học ĐH Chính quy, giờ em muốn thi lại trường khác. Nếu đỗ và học trường mới thì em có được bỏ trường cũ không? Nếu bỏ thì có vi phạm gì không?( [email protected])
Em nên lưu ý điều này: Theo quy định thì sinh viên muốn dự thi lại ĐH phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường mình đang theo học. Nếu cố tình đi thi mà bị phát hiện thì nhà trường hoàn toàn có thể can thiệp để em không được nhập học trường mới (nếu em trúng tuyển) và sẽ xử lý theo quy chế.
Chính vì thế em nên xác định: Nếu muốn thôi học ở trường cũ thì nên rút hồ sơ của mình trước khi tham dự kì thi ĐH, CĐ.
Nếu muốn thi đỗ rồi mới rút hồ sơ thì em cần phải xin phép Ban giám hiệu nhà trường. Sau khi trúng tuyển thì việc em rút hồ sơ sẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, tùy theo từng trường sẽ có những ràng buộc trước khi cho sinh viên rút hồ sơ.
Khi thi trắc nghiệm mà em tô không kín làm máy chấm không hết thì có được rút ra chấm bằng tay không?( [email protected])
Xin khẳng định với em, đối với môn thi trắc nghiệm thì chỉ được chấm bằng máy và không chấm bằng tay đối với bất kỳ tình huống nào.
Trong trường hợp em thấy điểm và kết quả bài làm của mình không hợp lý thì có thể làm đơn xin phúc khảo. Trong quá trình phúc khảo thì bài thi trắc nghiệm sẽ được rút ra kiểm tra các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cho máy định dạng: như xem đã tô kín chưa, nếu chưa tô kín thì sẽ được tô kín lại cho em…Sau khi xử lý xong các vấn đề đó thì sẽ quét lại và chấm bằng máy bình thường.
Em đang học năm thứ nhất trường đại học Thương Mại khoa Thương mại điện tử. Nhưng em nghe nói học trường thương mại khó xin việc sau này hơn các trường kinh tế khác. Hơn nữa học bên kinh tế cũng khó kiếm việc. Nên em dự định ôn lại thi vào trường bên kỹ thuật như ĐH Xây Dựng hoặc ĐH Kiến Trúc. Vì thế em muốn hỏi ban tuyển sinh là em có nên thi lại hay không?Và nếu thi lại thì thủ tục dự thi như nào có giống với đợt trước em dự thi không?( [email protected])
Em cần phải xác định rõ điều này: Hiện tại em mới học năm thứ nhất, 3 năm sau nữa em mới tốt nghiệp. Trong khoảng thời gian đó thì sự biến động về nguồn nhân lực ngành Thương mại điện tử sẽ có những thay đổi rất nhiều.
Do đó, em cần định hướng xem ngành học hiện tại có phù hợp với khả năng và tố chất của mình hay không. Nếu nó phù hợp thì theo Ban tư vấn thì em chẳng có lý do gì để thi lại cả.
Trong trường hợp em thấy ngành học không phù hợp với tố chất của mình thì mới nên xác định thi lại ĐH.
- Hồ sơ của những thí sinh thi lại ĐH thì về cơ bản không khác so với lần đầu em làm dự thi. Chỉ có một số điểm khác nhỏ đó là mã đơn vị ĐKDT mà thôi.
Ban tư vấn tuyển sinh
 

giasuams

Member
LỚP HỌC CHẤT LƯỢNG CAO - CAM KẾT ĐẠT ĐIỂM TỐT



Để chuẩn bị tốt kiến thức và tâm lý cho kỳ thi Tốt nghiệp và Tuyển sinh ĐH - CĐ 2010, Gia Sư Ams xin giới thiệu đến các bậc phụ huynh và các em học sinh lớp học chất lượng cao với những ưu điểm sau:
- Số lượng học sinh hợp lý ( từ 10 - 20 học sinh) đảm bảo việc nắm bắt học lực và quản lý thời gian học chặt chẽ đối với mỗi học sinh
- Giáo viên nhiệt tình, có kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn thi Tốt nghiệp và Đại học - Cao đẳng. (Thông tin từng thầy cô được giới thiệu chi tiết ở trang chủ)
- Lớp học thông thoáng, đầy đủ điều kiện cho việc dạy và học (mùa hè có điều hòa
- Thi tuyển kiểm tra chất lượng đầu vào để đảm bảo sự đồng đều về lực học và lượng kiến thức trong cả khóa học
- Cam kết với các bậc phụ huynh và học sinh về chất lượng giảng dạy: Nếu sau khóa học, học sinh không đạt được kết quả như mong muốn, Gia Sư Ams sẽ hoàn lại 80% học phí hoặc học sinh có thể được học miễn phí khóa học tương tự (do học sinh lựa chọn)
- Chương trình học được các thầy biên soạn theo các chuyên đề phục vụ cho mục tiêu ôn thi Tốt nghiệp và Đại học - Cao đẳng. Bên cạnh đó, học sinh sẽ được tư vấn về ngành học, trường dự thi dựa theo năng lực học thực tế của từng em
Thông tin chi tiết tham khảo: http://giasuams.com
 

giasuams

Member
Trung tâm Anh ngữ Hawthorn với suất học bổng 20% học phí dành cho sinh viên đăng ký chương trình tiếng Anh tại Hawthorn + chương trình Cao đẳng tại Học viện Kinh doanh và Công nghệ Melbourne MIBT + chương trình Đại học tại trường Đại học Deakin.
Học bổng du học Úc
Trường Eynesbury College dành tặng suất học bổng trị giá 50% học phí cho chương trình trung học năm đầu tiên
Eynesbury College trực thuộc tập đoàn Giáo dục NAVITAS - một trong những tập đoàn giáo dục lớn và danh tiếng nhất Úc. Tọa lạc tại trung tâm Adelaide, Eynesbury College cung cấp các chương trình đào tạo trung học và dự bị đại học vào các trường đại học ở Nam Úc cho cả sinh viên bản xứ và quốc tế. Trong nhiều năm trở lại đây, Eynesbury College là sự lựa chọn của nhiều học sinh, sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên Việt Nam với các chương trình học đa dạng, học phí hợp lý và nhiều cơ hội chuyển tiếp lên các trường đại học hàng đầu của Úc.
Học phí:
* Tiếng Anh: 335 AUD/tuần
* THPT: 16.700 AUD/năm
* Dự bị đại học: 18.600 - 23.900 AUD/năm
* Cao đẳng: 16.600 - 19.900 AUD/năm
Trường cao đẳng Strathfield dành tặng suất học bổng từ 25%-50% học phí cho các chương trình đào tạo của trường
Trường cao đẳng Strathfield là một trong những trường năng động và có nhiều sáng kiến nhất tại Úc, Strathfield cũng là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên. Khuôn viên của trường nẳm ở trung tâm của thành phố cảng Sudney xinh đẹp. Trường cao đẳng Strathfield có những khóa học đa dạng đáp ứng nhu cầu cụ thể của sinh viên như: các chương trình học tiếng Anh, chuyên ngành kinh doanh, khóa học trọn gói và khóa học nghề.
Học phí:
* Tiếng Anh: 350 AUD/tuần
* Chứng chỉ III-IV: 5.000 - 10.000 AUD/6tháng-1năm
* Cao đẳng: 12.000-14.000 AUD/năm
Học viện Baxter dành tặng suất học bổng trị giá từ 10%-50% học phí cho các chương trình đào tạo của trường.
Baxter Institute, Melbourne chuyên đào tạo các chương trình cao đẳng nghề liên thông đại học với nhiều ngành học đa dạng và được ưa chuộng tại Úc như: tiếng Anh, tạo mẫu tóc, chăm sóc sắc đẹp, quản trị kinh doanh, kỹ thuật sửa chữa xe hơi, kỹ thuật hàn và công nghệ thực phẩm chuyên ngành làm bánh….
Sự nhiệt tình hướng dẫn của các giảng viên, môi trường học tập chuyên nghiệp, năng động sáng tạo cùng với những trang thiết bị hiện đại, dịch vụ hỗ trợ sinh viên tốt là những trải nghiệm khi theo học tại Baxter Institute của hàng ngàn sinh viên đến từ các nước châu Âu, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam.
Học phí:
* Tiếng Anh: 6.000 AUD/28 tuần
* Chứng chỉ III + IV + Cao đẳng quản lý Salon tóc: 23.999 AUD/104 tuần
* Chứng chỉ IV + CĐ kinh doanh: 9.500 AUD/66 tuần
* Chứng chỉ III sửa chữa xe hơi + CĐ kinh doanh: 24.999 AUD/118 tuần
* Chứng chỉ III làm bánh + CĐ kinh doanh: 24.999 AUD/100 tuần
* Chứng chỉ III Thương mại chế tạo + CĐ kinh doanh: 24.999 AUD/100 tuần
Trung tâm Anh ngữ Hawthorn với suất học bổng 20% học phí dành cho sinh viên đăng ký chương trình tiếng Anh tại Hawthorn + chương trình Cao đẳng tại Học viện Kinh doanh và Công nghệ Melbourne MIBT + chương trình Đại học tại trường Đại học Deakin.
Hawthorn-Melbourne được thành lập từ năm 1986, là một trong những trung tâm lâu đời và lớn nhất ở Úc. Trung tâm đã giúp nhiều sinh viên đạt được mục tiêu của họ trong việc học Anh ngữ. Ngày nay, Hawthorn-Melbourne tiếp tục đưa ra các chương trình tiếng Anh đa dạng và chất lượng song song với việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và cơ sở vật chất mà sinh viên cần để gặt hái thành công. Sự tuyệt vời của chất lượng giảng, cơ sở vật chất và các dịch vụ chính là nền tảng tạo nên danh tiếng quốc tế cuả Hawthorn. Hawthorn-Melbourne là một trong số hai trung tâm thi IELTS tại bang Victoria.
Học phí: * Tiếng Anh: 380-410AUD/tuần
Học bổng du học Newzealand
Trường Quản lý Khách sạn PIHMS với suất học bổng 6 tháng tiếng Anh cho tất cả sinh viên đăng ký khóa học tại trường
PIHMS nằm tại thành phố New Plymouth, giữa Aucland và Wellington, được biết đến như một điểm du lịch lý tưởng của New Zealand. PIHMS được thành lập vào 1995 đến nay đã đào tạo hàng trăm sinh viên cung cấp nguồn lực cho ngành quản lý khách sạn & du lịch trên khắp thế giới. Hơn 90% sinh viên tốt nghiệp tại PIHMS được mời làm việc trong các khách sạn hàng đầu. Với thành tích giáo dục xuất sắc, PIHMS đã được vinh dự nhận giải thưởng "Export Award” của Bộ Ngoại giao New Zealand năm 2003.
Các chuyên ngành đào tạo của trường: Quản trị khách sạn, Quản trị Du lịch và Khách sạn, ..
Học phí:
* Tiếng Anh: 7.700 NZD/6 tháng
* Cao đẳng: 14.730 NZD/năm
* Cử nhân: 14.800 NZD/ năm
* Chứng chỉ sau đại học: 28.625 NZD/ khóa.
Trường Macleans College dành tặng suất học bổng trị giá 2000 NZD học phí
Trường Macleans College nằm ở ngoại ô thành phố Auckland - một thành phố sống động, kết hợp truyền thống về văn hóa. Trường được biết đến là đơn vị tiên phong trong sự phát triển giáo dục. Macleans là một trường Công lập được đánh giá là một trong những trường Trung học hàng đầu New Zealand. Trường Macleans cung cấp cho học sinh phổ thông trung học giáo trình mở ra nhiều liên thông lên Đại học và được nhận vào các học viện hậu trung học khác như hệ bách khoa:
- NCEA (hệ thống văn bằng chính phủ NewZealand)
- Kỳ thi quốc tế Cambridge (CIE) ở cấp IGCSE, AS và A
- Khóa học phụ dành cho học sinh không chuyên
Trường Macleans College là trường duy nhất có số sinh viên nhận được 03 giải thưởng “Premier” Học Bổng Quốc gia trên tổng số 13 giải và 9% tổng trị giá học bổng của quốc gia (trên tổng số 356 trường)
Học phí: 14.000 NZD /năm
Trường Botany Downs Secondary College dành tặng suất học bổng trị giá 3,150 NZD học phí
Nằm tại Botany Downs, Howick một ngoại ô sôi động, thu hút ở phía đông thành phố Auckland, Newzealand.
Trường Botany Downs Secondary College cách trung tâm thành phố 40 phút bằng xe ô tô và 30 phút tới sân bay quốc tế Auckland, rất thuận tiện để đi bộ tới các cửa hàng, rạp chiếu phim, nhà hàng, thư viện, các khu vui chơi giải trí và chỉ mất 15 phút lái xe tới bãi biển gần nhất. Học tập tại trường Botany Downs Secondary College sinh viên sẽ được tiếp cận với phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất hiện đại, sinh viên luôn được khuyến khích để đạt được mục tiêu học vấn của mình.
Các môn học của trường: Tiếng Anh, ngôn ngữ, toán, khoa học, khoa học xã hội, công nghệ, nghệ thuật và phát triển thể chất
Học phí:
* Năm 9 và 10: 12.500 NZD/năm
* Năm 11 - 13: 13.500 NZD/năm
Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký làm bài kiểm tra học bổng của trường xin vui lòng liên hệ:
Công Ty Phát Triển Giáo Dục Quốc Tế Việt Dương
65 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04.37623793 Fax: 04.37623794
 

giasuams

Member
(Dân trí) - So với sinh viên của các nước khác, sinh viên Việt Nam rất chăm học. Nhưng về mặt hòa nhập so với sinh viên quốc tế, nhiều sinh viên Việt Nam rất rụt rè, ít giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động của trường, kể cả những học viên đang theo học cao học.
Đó là nhận xét của chị Nguyễn Trần Thu Thủy - Giám đốc bộ phận xét tuyển của trường Đại học Charles Sturt - Sydney, Úc. Chị Thủy là người Việt Nam đầu tiên được đảm nhận công việc quan trọng này tại trường ĐH của Úc. Dân trí đã có cuộc trao đổi với chị về học tập của du học sinh Việt Nam và làm thế nào để nhận được học bổng Úc một cách dễ nhất.
Phụ trách công tác tuyển sinh của ĐH Charles Sturt khá danh tiếng tại Úc trong nhiều năm. Chị nhận xét sinh viên Việt Nam học tại Úc như thế nào?
Sinh viên Việt Nam so với sinh viên của các nước khác rất chăm học. Nhưng về mặt hòa nhập so với SV quốc tế thì nhiều bạn lại rất rụt rè, ít giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động của trường kể cả những học viên đang theo học cao học.
Bên cạnh đó, các em vẫn còn yếu về ngoại ngữ. Đối với những học sinh đang có ý định đi du học tại Úc, tôi khuyên các em nên tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa được tổ chức tại trường hoặc các tổ chức khác, đây là cơ hội các em giao lưu với các học sinh quốc tế, các em sẽ nâng cao việc thực hành tiếng Anh lên rất nhiều. Khi các em sang Úc học phải mất 1 kỳ học thì mới theo kịp các bạn khác. Nhưng tôi tin chắc rằng sẽ có sự thay đổi vì Việt Nam đang nỗ lực để thay đổi phương pháp giảng dạy trở nên thiết thực và năng động hơn.
Ngành Tài chính - Kế toán đang đắt giá nhất tại Úc
Học sinh sang Úc du học tập trung vào ngành nào nhiều nhất?
Những năm trước đây các học sinh Việt nam thường đăng ký học các ngành Kinh doanh, Kế toán, Công nghệ thông tin. Nhưng năm nay, nhiều học sinh lựa chọn ngành Y, Dược, Kiến trúc và Kỹ sư.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm tiếp xúc với nhiều sinh viên Việt Nam, tôi thấy phần lớn các em chưa định hướng được ngành nghề phù hợp với khả năng của mình nên khi sang Úc học được một thời gian nhiều em phải đổi ngành và tốn rất nhiều tiền. Vì vậy, điều quan trọng nhất phụ huynh và học sinh nên tìm hiểu kỹ và đưa ra định hướng nghề nghiệp trước khi đi du học.
Theo chị ngành học nào ở Úc hiện nay đắt giá nhất ?
Đó là ngành học Tài chính - Kế toán, ngành này thu hút nhiều học sinh. Cách đây 2 năm thì Úc thiếu nhân lực về ngành Công nghệ thông tin, nay đã bão hòa do nhu cầu thị trường lao động mỗi năm mỗi khác.
Do vậy, tôi khuyên các em chọn ngành học nào mà khi các em tốt nghiệp thị trường lao động sẽ có khuynh hướng yêu cầu cao. Hiện nay ở Úc, các ngành như Kế toán, Tài chính, Kỹ sư hóa chất, Kỹ sư điện... là các ngành đang có mức lương khá tốt nếu các em có ý định ở lại làm việc tại Úc sau khi tốt nghiệp.

Ngành Tài chính - Kế toán là ngành đắt giá nhất tại Úc hiện nay.
Học sinh Việt Nam rất thiệt thòi nếu ngại giao lưu
Nhiều học sinh Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục hồ sơ với các trường ĐH, nhiều em đã bị loại hồ sơ ngay từ vòng đầu do nhiều yếu tố. Chị có thể chia sẻ kinh nghiệm làm hồ sơ với học sinh Việt Nam?
Thực ra hồ sơ đi du học có 2 hướng là xin ở trường và hồ sơ xin visa. Đối với hồ sơ xin ở trường rất đơn giản. Mỗi trường đều có yêu cầu riêng, ví dụ: ở ĐH Charles Sturt yêu cầu điểm tốt nghiệp THPT, trung bình 7.5 trở lên. Có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 trở lên (không có kỹ năng nào dưới 5.5), hoặc TOEFL 213/550.... Nếu học lên thạc sỹ, học sinh cần phải cho đại diện trường thấy được kết quả bảng điểm của em tại trường ĐH, hay cao đẳng, và bằng cấp của em được tương đương với bằng cấp tại Úc hay không.
Trong trường hợp có những em không phải tốt nghiệp ĐH bằng chính qui và không đạt yêu cầu để được nhận vào học, các em nên cung cấp giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc để tăng cơ hội cho mình. Ngoài ra, em cũng có thể viết một đoạn giới thiệu về bản thân mình và giải thích vì sao em muốn được nhận vào học tại trường Đại học đó.
Kinh nghiệm của tôi cho thấy, hầu hết các học sinh Việt Nam, các em chỉ nộp những giấy tờ cơ bản cho đại diện trường và không được tư vấn kỹ chi tiết để có một bộ hồ sơ đầy đủ và ấn tượng đối với các trường ĐH. Ví dụ: Giáo dục Úc đánh giá văn bằng ĐH của Việt nam theo 3 loại, Section 1 (các trường ĐH lớn, thuộc nhóm công lập), Section 2 (nhóm các trường ĐH dân lập) và Section 3 (nhóm cao đẳng và trung cấp…), như vậy khi một học sinh đã tốt nghiệp cử nhân tại trường ĐH dân lập nằm nhóm Section 2, để vào các trường ĐH công lập Úc, các em chưa đủ điều kiện, nếu trong trường hợp em cũng đã từng tốt nghiệp Văn bằng 2 hay tại ĐH tại chức tại một trường công lập khác, dù chỉ 2 năm thì đó là một lợi thế và có cơ hội nhận vào các trường ĐH tại Úc.
Theo phản ánh của nhiều du học sinh Việt Nam, họ rất thiệt thòi khi không biết các dịch vụ, quyền lợi của mình tại trường đang theo học. Vậy theo chị làm thế nào để nắm bắt thông tin đó một cách dễ dàng nhất?
Kinh nghiệm làm tuyển sinh 6 năm ở trường ĐH Charles Sturt, tôi thấy nhiều sinh viên Việt Nam khi thắc mắc về vấn đề gì đó, thường không hỏi những nhân viên hay giáo viên trong trường mà các em chỉ hỏi từ bạn này qua bạn khác, rốt cục không có được câu trả lời thỏa đáng.
Ví dụ: ngay thời gian đầu khi nhập học, trường đã giới thiệu thầy hiệu trưởng, giám đốc bộ phận dịch vụ và người tuyển sinh là ai cho các em nhưng nhiều em không để ý nên khi có sự việc xảy ra thì lại không biết hỏi ai. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với các học sinh nước ngoài. Một bật mí cho các em học sinh Việt Nam biết rằng, không ít những em học sinh đến từ các quốc gia khác đã xin được việc làm sau khi tốt nghiệp nhờ vào sự năng động, giao lưu với nhiều giáo viên trong trường, và đặc biệt luôn luôn tiếp xúc với bộ phận hỗ trợ sinh viên. Tôi thấy đây là điều mà các học sinh Việt Nam nên học tập, không những vậy các học sinh còn nâng cao được trình độ tiếng Anh của mình khi giao lưu.
Bên cạnh đó, khi nhận được thông tin trả lời của trường, tôi thấy rất ít phụ huynh và học sinh đọc kỹ những thông tin do trường gửi. Có thể do phụ huynh có sự hạn chế về ngôn ngữ, vì vậy theo tôi nếu có thắc mắc, không hiểu, phụ huynh nên hỏi lại cơ quan đại diện của trường hoặc hỏi thẳng trường về quyền lợi học sinh được hưởng như thế nào. Trường ĐH ở nước ngoài họ luôn có bộ phận tuyển sinh để trả lời tất cả những thắc mắc của du học sinh.
Xin cảm ơn chị!
Hồng Hạnh
 

giasuams

Member
Bridge Blue Edelweiss giới thiệu du học Thụy Sĩ
Bridge Blue Edelweiss, với những trải nghiệm thực tế cũng như những kiến thức tư vấn sâu sắc, hân hạnh được tư vấn và hoàn tất các thủ tục đăng ký nhập và xin học bổng, làm hồ sơ visa và hướng dẫn phỏng vấn visa hoàn toàn miễn phí cho học sinh có nguyện vọng du học.

Lựa chọn du học Thụy Sĩ

Du học Thụy Sĩ: có hai lựa chọn tốt nhất là: du lịch khách sạn và quan hệ, ngoại giao quốc tế. Thụy Sĩ nằm ở trung tâm châu Âu, từ đây chỉ mất 1 giờ bay là bạn có thể đến Paris, London, Amsterdam, Rome hay Madrid. Là một đất nước giàu có với nền công nghiệp phát triển nhất nhì châu Âu, nên Thụy Sĩ còn có truyền thống du lịch khắp thế giới từ rất sớm. Từ đó, nơi đây là cái nôi đầu tiên khai sinh và phát triển đào tạo Quản trị khách sạn, là nơi khởi nghiệp thành danh của hầu hết các nhà quản lý du lịch khách sạn trên toàn thế giới.

Thụy Sĩ cũng là một đất nước hòa bình. Quan hệ ngoại giao của Thụy Sĩ có đường lối trung lập, độc nhất vô nhị. Cách thức ngoại giao của Thụy Sĩ, một đất nước tuy có diện tích nhỏ, dân số ít, nhưng đã chiếm được ưu thế mạnh trên chính trường quốc tế. Lựa chọn học quan hệ quốc tế, ngoại giao học tại Thụy Sĩ sẽ là một trong những lựa chọn sáng suốt nhất.

Lựa chọn trường học:

Một số tiêu chí cần cân nhắc khi lựa chọn trường học:

- Vị trí của trường học, nơi người thân đã có sẵn tại Thụy Sĩ

- Mức học phí của trường học

- Yêu cầu đầu vào của trường học

- Mức độ hỗ trợ của trường, tỉ lệ thành công của học viên tại trường

Giới thiệu một số trường nổi tiếng tại Thụy Sĩ:

1.Trường ngoại giao Geneva School of Diplomacy:

Trường ngoại giao Geneva School of Diploma là sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và phong cách đổi mới đào tạo nên các nhà lãnh đạo đẳng cấp quốc tế cũng như trong các lĩnh vực tư nhân. Quản lý hiệu quả trên cơ sở am hiểu thế giới xung quanh, về quá, khứ hiện tại, tuơng lai và những ảnh hưởng của thế giới lên nhân loại để sống nhân văn hơn, là linh hồn của Geneva School of Diplomacy .

Chương trình đào tạo:

- Chương trình Cử nhân Quan hệ quốc tế (BA-IR):

- Chương trình Thạc sĩ Quan hệ quốc tế (MIR)

- Chương trình Thạc sĩ Quan hệ quốc tế chuyên sâu (EMIR)

- Chương trình Tiến sĩ Quan hệ quốc tế (DIR)

- Các khoá học nâng cao khả năng lãnh đạo lấy chứng chỉ

- Các chương trình đặc biệt khác

(Hãy liên hệ với Bridge Blue Edelweiss để biết thong tin học bổng)

2.Trường Quản trị du lịch khách sạn DCT (Liên hệ để biết thong tin học bổng)

Chương trình đào tạo:

- Các khóa học đầu bếp châu Âu bao gồm:

+ Chứng chỉ đầu bếp (3 tháng)

+ Chứng chỉ đầu bếp cao cấp (6 tháng học + 6 tháng thực tập có lương)

+ Cao đẳng đầu bếp châu Âu (9 tháng học + 6 - 9 tháng thực tập có lương)

+ Cao đẳng cao cấp đầu bếp châu Âu (12 tháng học + 6 - 12 tháng thực tập có lương)

+ Bằng cử nhân nghệ thuật nấu nướng và quản trị nhà hàng (15 tháng học + 6 tháng thực tập bắt buộc + 3 - 9 tháng thực tập tùy chọn

- Cử nhân Quản trị Du lịch khách sạn cấp bằng kép của Đại học Lynn University (Mỹ) và DCT (Thụy Sĩ):

Thời gian học: 4 năm học bao gồm 4 kỳ học lý thuyết (6 tháng/kỳ) và 4 kỳ thực tập được hưởng lương (6 tháng/kỳ).

- Chương trình Sau đại học PGD Quản trị khách sạn du lịch, thời gian học: 1 năm bao gồm 6 tháng học lý thuyết và 6 tháng đi thực tập được trả lương.

- Khóa Thạc sĩ MBA Quản trị khách sạn (1 - 2 năm) với chương trình thực tập hưởng lương 6 - 12 tháng.

3. Trường S.H.M.S (có học bổng) là trường quản trị khách sạn dạy bằng tiếng Anh lớn nhất Thụy Sĩ, là thành viên của ASEH - Hiệp hội các trường Quản trị khách sạn du lịch tốt nhất Thụy Sĩ (www.aseh.ch). SHMS còn thuộc tập đòan giáo dục SEG Thụy Sỹ, tập đoàn hàng đầu về đào tạo du lịch khách sạn, có hợp tác với các tập đòan khách sạn nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Học tập tại SHMS, sinh viên hoàn toàn yên tâm về cơ hội việc làm sau khi ra trường, có tới hơn 50% sinh viên đạt được việc làm hấp dẫn tại các tập đòan lớn từ trước khi tốt nghiệp.

Học tập tại SHMS, không phải chỉ vào kỳ thực tập sinh viên mới có cơ hội tiếp xúc thực tế với các khách sạn lớn. Ở kỳ lý thuyết, sinh viên có cơ hội ở trong các tòa nhà tiêu chuẩn 5 sao, được phục vụ 3 bữa ăn ở trường, được sử dụng cơ sở vật chất như các câu lạc bộ thể thao, phòng tập thể dục, disco, bar miễn phí để có thể thực hành bất cứ lúc nào.

Đặc biệt hơn, khóa học sau đại học về Quản trị Du lịch khách sạn của SHMS không chỉ dành cho cử nhân quản trị du lịch, mà dành cho cử nhân ở tất cả các ngành theo học. Khóa học chỉ kéo dài 12 tháng, trong đó sinh viên có cơ hội thực tập trong 6 tháng có hưởng lương.

4. Trường IHTTI (Internationl Hotel and Tourism Training Institute) (có học bổng)

Là một trong những trường đại học hàng đầu của tập đoàn SEG (Swiss Education Group) về ngành Du lịch Khách sạn. IHTTI còn là một trong 12 trường nằm trong hiệp hội ASEH (Swiss Hotel Schools Association) được Bộ Giáo dục công nhận. Mời tham khảo tại: www.aseh.ch/members/index.html. Nhận 3 bằng cấp giá trị quốc tế chỉ trong 3 năm: Bằng Cao đẳng (2 năm), Bằng Cao đẳng nâng cao (2,5 năm), Cử nhân danh dự Anh và Cử nhân Thụy Sỹ (3 năm), Thạc sỹ Quản trị khách sạn.

Bridge Blue Edelweiss, với những trải nghiệm thực tế cũng như những kiến thức tư vấn sâu sắc, hân hạnh được tư vấn và hoàn tất các thủ tục đăng ký nhập và xin học bổng, làm hồ sơ visa và hướng dẫn phỏng vấn visa hoàn toàn miễn phí cho các bạn học sinh có nguyện vọng học tập tại Thụy Sĩ. Cần thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập www.bridgeblue.edu.vn hoặc liên hệ:

Bridge Blue Edelweiss, 16, ngõ Lương Sử A, Quốc Tử Giám

Tel.: 04 37325896

Email: [email protected]

Website: www.bridgeblue.edu.vn
Sát cánh bên bạn vì tương lai
 

giasuams

Member
“Bùng nổ” trào lưu đi học trường quốc tế
(Dân trí) - Chen Xueyang, 18 tuổi là một nữ sinh cấp ba nhưng khác với bạn bè đồng trang lứa đang học tại các trường công lập, cuộc sống của Chen không có những kỳ thi nối tiếp nhau liên tục và hàng đêm, cô cũng không phải thức khuya để làm bài tập về nhà.
Một lớp học ở Học viện Thanh thiếu niên Thế giới Bắc Kinh - một trường quốc tế ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)

Hiện Chen Xueyang đang theo học ở Học viện Thanh thiếu niên Thế giới Bắc Kinh (BWYA) tại khu Wangjing. Cũng như Chen, ngày càng nhiều học sinh Trung Quốc đăng ký học các trường quốc tế.

“Điều mà tôi thích nhất ở ngôi trường quốc tế này là chỉ có khoảng 20 học sinh trong một lớp. Nếu ở một ngôi trường bình thường khác, con số này phải là 60 học sinh”, Chen nói. Trước đây, Chen đã từng học một năm tại Trường trung học cơ sở Ritan Beijing, một trường công lập hàng đầu

Chen cho biết: “Tôi học tốt hơn ở một lớp nhỏ hơn. Tôi có thể gặp các giáo viên và hỏi họ bất cứ khi nào tôi cần. Ngược lại, khi học ở Ritan, tôi không có nhiều cơ hội được nói chuyện với các giáo viên ở đó”.

Chen đang nhắm mục tiêu đi du học ở Mỹ vào năm tới. Hiện cô đã gửi đơn xin nhập học tới 10 trường đại học tại quốc gia này.

Hiện nay, việc các gia đình chấp nhận trả học phí cao để con em họ theo học các trường quốc tế đang trở thành một xu hướng“bùng nổ”. Các bậc phụ huynh muốn cho con em mình có sự chuẩn bị tốt trước khi sang học đại học ở nước ngoài. Được biết, chi phí 1 năm học ở BWYA lên đến 110.000 NDT.

Xia Juan, trợ lý của chủ tịch Trường BWYA, cho biết đang có một sự gia tăng đáng kể số học sinh Trung Quốc đăng kí học tại trường này.

Vào năm 2003, chỉ có chưa đến 10 học sinh Trung Quốc trên tổng số 400 học sinh học tại BWYA. Con số này đã tăng lên khoảng 60 em vào năm 2008 và tăng lên 100 em vào năm 2009. Hiện BWYA đang lên kế hoạch mở thêm 2 lớp 9 và lớp 10 với khoảng hơn 20 học sinh mỗi lớp do số lượng học sinh Trung Quốc ngày càng tăng.

“Năm nay, chúng tôi dự định nhận nhiều nhất 130 học sinh Trung Quốc. Số lượng học sinh Trung Quốc do đó sẽ chiếm khoảng 1/3 tổng số học sinh ở đây”, Xia cho biết.

Để được vào học tại BWYA, học sinh phải vượt qua các bài kiểm tra đánh giá, bao gồm các kì thi tuyển sinh tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, Toán cũng như phải trải qua các vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Ngoài ra, Xia cho biết, học sinh còn phải được duyệt hồ sơ lý lịch.

Theo Xia, các trường quốc tế khác cũng đang đón nhận ngày càng đông số học sinh Trung Quốc đăng kí học.

Chỉ tính riêng Bắc Kinh, hiện đang có khoảng 20 trường quốc tế. Những trường thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc giống như BWYA được phép tuyển sinh cả học sinh Trung Quốc và học sinh nước ngoài. Một số trường khác như trường Canadian International School of Beijing (CISB) nhận tài trợ của các công ty và chính phủ nước ngoài và chỉ được tuyển sinh học sinh có hộ chiếu nước ngoài theo quy định của Bộ Giáo dục Trung Quốc.

Laurianne Gidrol, phụ trách bộ phận báo chí của CISB, cho biết ngày nào trường CISB cũng nhận được các cuộc điện thoại từ những bậc phụ huynh Trung Quốc mong muốn trường nhận con cái họ vào học.

“Người phụ trách việc tuyển sinh của chúng tôi luôn phải giải thích với họ rằng chúng tôi không nhận học sinh có hộ chiếu Trung Quốc”.

Ông Chen Bin, cha của Chen đã quyết định gửi cô con gái của mình đến học tại một trường quốc tế để Chen có sự chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch tiến thẳng vào một trường đại học Mỹ.

“Tôi muốn con gái tôi học đại học ở nước ngoài”, ông Chen Bin giải thích. “Ở một trường quốc tế, con bé có thể làm quen dần với hệ thống giáo dục nước ngoài để sau này đi du học. Chất lượng giáo dục và hệ thống đánh giá ở nước ngoài tiên tiến hơn trong nước. Mặc dù, học phí ở đây rất cao nhưng tôi nghĩ nó là một khoản đầu tư hiệu quả cho con gái tôi”.

Xia cho biết những lợi thế của học sinh theo học tại các trường quốc tế là tín chỉ những khóa học nâng cao về toán và kinh tế có thể được chuyển đến những trường học hàng đầu ở nước ngoài và các em có cơ hội tốt hơn để có thể được nhận vào các trường đại học nước ngoài.

Xia còn khẳng định khoảng 90% học sinh tốt nghiệp của BWYA đã được nhận vào học tại những trường đại học hàng đầu trên thế giới. Số còn lại chủ yếu là những sinh viên muốn tiếp tục học tập tiếp tại Trung Quốc.

Các trường quốc tế cũng có một chương trình “sáng tạo và linh hoạt”, Xia nhấn mạnh. Ngoài những môn học chính như tiếng Anh và toán, ở lớp, Chen còn được học thêm thiết kế, nghệ thuật và thể thao.

Bên cạnh đó, hầu hết giáo viên ở các trường quốc tế đều là người nước ngoài và họ giảng dạy bằng tiếng Anh. Do đó, học sinh sau khi tốt nghiệp ở đây đều nói, đọc và viết tiếng Anh thành thạo.

Ông Chen Bin cũng đồng ý với quan điểm trên.

“Tiếng Anh của con gái tôi đã được cải thiện rõ rệt. Ngôn ngữ hàng ngày của con bé là tiếng Anh và con bé viết bằng tiếng Anh rất tốt”, ông chia sẻ.
Võ Hiền
Theo China Daily
 

giasuams

Member
Chương trình MBA ĐH Northwestern - Thuỵ Sĩ tại Việt Nam
(Dân trí) - Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) - Đại học Quốc Gia Hà Nội vừa kết hợp với Đại học Northwestern - Thuỵ Sĩ đào tạo chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế (IeMBA).

Đây là chương trình song ngữ đầu tiên được thiết kế dành riêng cho đối tượng là các nhà Quản lý trung và cao cấp của các doanh nghiệp Việt Nam.Theo đó, giảng viên tham gia giảng dạy Chương trình IeMBA phải có bằng thạc sỹ hoặc bằng cấp cao hơn. Mọi bằng cấp và bảng điểm của giảng viên phải được công chứng và lưu tại Đại học Northwestern Switzerland (FHNW).

Việc phê duyệt và thông báo chấp nhận giảng viên sẽ do Đại học Northwestern Switzerland (FHNW) đảm nhiệm. Bên cạnh bằng cấp, giảng viên phải có kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực mà giảng viên đó giảng dạy.

Ngoài ra, học viên sẽ được tiếp xúc với các khách mời là các chuyên gia đầu ngành ở mỗi lĩnh vực của các môn học tương ứng. Học viên có 3 tuần học tập và tìm hiểu thực tế tại Thụy Sĩ, bằng Thạc sĩ do Đại học Northwestern cấp và được Bộ GD –ĐT Việt Nam công nhận.

Trường Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Northwest Switzerland (FHNW) đứng đầu tại Thụy Sĩ về đạo tạo các chương trình sau Đại học trong lĩnh vực quản lý kinh doanh với hơn 150 các chương trình đào tạo học thuật chất lượng. Chương trình đào tạo của trường đã được công nhận và kiểm định bởi Tổ chức kiểm định quốc tế FIBAA và trường cũng là thành viên của hiệp hội các trường kinh doanh hàng đầu quốc tế AACSB.

Thông tin chi tiết truy cập website: http://hsb.edu.vn/default.aspx?p=242

Hồng Hạnh
 

giasuams

Member
Làm sao để đạt điểm cao phần nghị luận xã hội?
(Dân trí) - Có quy định cứng về phần nghị luận xã hội trong đề thi văn? Thủ tục sơ tuyển vào khối trường công an ra sao? Chưa có bằng tốt nghiệp THPT thì có được tiếp tục dùng giấy chứng nhận tạm thời? Có thể xin dấu xác nhận tại trường đang học?...

(Ảnh: Việt Hưng)

Hỏi: Em thấy như trong các đề thi, phần nghị luận xã hội (NLXH) có yêu cầu không làm quá 600 từ. Nhưng nếu viết hơn 600 từ thì có bị trừ điểm không? Cụ thể là khi em đi thi thử thì em thường viết tầm 800 từ, có khi đến gần 1000 từ, trong 1 vài sách tham khảo Văn phần NLXH em cũng thấy họ viết khoảng gần 1000 từ. Em cũng xin hỏi ban tư vấn những cách làm bài để có thể đạt điểm cao phần NLXH này. ([email protected])

*Trả lời:

Theo cấu trúc đề thi ĐH, CĐ thì ở phần Nghị luận xã hội không viết quá 600 từ. Tuy nhiên đây không phải là quy định quá cứng nhắc bởi tùy thuộc vào cách diễn đạt, ý tưởng của người viết mà người chấm thi phải “mềm dẻo” theo.

Theo Ban tư vấn thì với chương trình phổ thông hiện nay viết một bài nghị luận từ 800-1000 từ là hơi khó. Sở dĩ nhiều thí sinh viết quá 600 từ chủ yếu là do lặp ý, hoặc định hướng sai so với câu hỏi.

Để làm một bài nghị luận xã hội tốt thì sau khi mở bài ở phần thân bài em đi thẳng vào giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).

Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có). Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động. Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu).

Ở phần kết bài thì em tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận.

Em xin hỏi ban tư vấn năm nay em học lớp 12. Trong kỳ thi đại học tới em muốn thi vào trường Học viện cảnh sát. Ban tư vấn cho em biết em phải đăng ký thủ tục sơ tuyển như thế nào? ở đâu? và khi nào thì đăng ký? ([email protected])

Theo quy định của Bộ công an thì thí sinh muốn dự thi vào khối các trường công an thì bắt buộc phải tham gia sơ tuyển tại công an tỉnh/thành phố nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú.

Theo Ban tư vấn được biết thì thí sinh muốn tham gia sơ tuyển thì trước tiên phải liên hệ với công an Huyện nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú để nắm thông tin và ghi danh tham gia sơ tuyển. Sau đó đi mới xuống công an tỉnh/thành phố sơ tuyển.

Thời gian đăng ký sơ tuyển thì tùy thuộc vào từng địa phương. Tuy nhiên thời gian đăng ký sơ tuyển thường bắt đầu vào đầu tháng 3 hàng năm. Để có thông tin chính xác nhất em nên liên hệ trực tiếp với công an quận/huyện nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú nhé.

Em đang là sinh viên đại học nhưng muốn thi lại đại học. Trong trường hợp em chưa có bằng tốt nghiệp thì có thể sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời của năm vừa rồi không? Nếu đến gần ngày thi mà em mất CMTND thì phải làm sao? Có giấy tờ pháp lý nào có thể thay thế không? ([email protected])

Đến thời điểm này mà em chưa có bằng tốt nghiệp cũng là vấn đề cần quan tâm. Em nên chủ động liên hệ với trường THPT trước đó để tìm hiểu nguyên nhân vì sao đến thời điểm này chưa có bằng (theo quy định thì giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có giá trị tối đa là 6 tháng).

Nếu việc chưa có bằng xuất phát từ phía Sở GD-ĐT địa phương thì khi dự thi ĐH em phải có xác nhận của Sở về việc chưa cấp bằng. Sau khi có giấy này em đến làm thủ tục và dự thi bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục dự thi em bắt buộc phải viết giấy cam đoan.

Đối với kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì giấy chứng minh thư nhân dân không phải là bắt buộc. Chỉ trong các trường hợp đặc biệt thì mới yêu cầu xuất trình CMT để đối chiếu kiểm tra. Nếu em bị mất CMT thì hoàn toàn có thể dùng các giấy tờ có dán ảnh hợp lệ khác để thay thế.
Em hiện là sinh viên đại học, năm nay em có nguyện vọng thi lại. Cho em hỏi trong hồ sơ tuyển sinh của em có cần xác nhận của địa phương hay không? Hay chỉ cần xác nhận của trường mình đang theo học? ([email protected])

Việc xác nhận trên hồ sơ ĐKDT nhằm cơ sở để thừa nhận những thông tin cá nhân khai trên hồ sơ là đúng sự thật. Khi có vấn đề xảy ra thì đơn vị xác nhận (đơn vị phải có tính pháp nhân ) phải có trách nhiệm để cùng giải quyết.

Chính vì thế việc em xin dấu xác nhận tại địa phương hay tại trường mình đang theo học thì đều được cả. Tuy nhiên theo Ban tư vấn được biết thì các trường ĐH, CĐ không bao giờ xác nhận hồ sơ dự thi cho sinh viên

Năm nay em học lớp 12, em dự định sẽ thi đại học ngoại ngữ ngành Tiếng anh Thương Mại. Em được biết tiếng anh nhân hệ số 2. Nếu em không đủ điểm vào ngành tiếng anh thương mại thì em có thể chuyển xuống ngành khác mà em đủ điểm được không? chẳng hạn khoa Tiếng trung, Tiếng Nhật? ([email protected])

Do em không nói rõ trường ĐH Ngoại Ngữ nào đề rất khó để Ban tư vấn trả lời. Hiện nay có trường ĐH Ngoại Ngữ-ĐH Quốc gia HN; ĐH Ngoại Ngữ-ĐH Đà Nẵng; ĐH Ngoại Ngữ-ĐH Huế… Đối với mỗi trường như vậy thì có hình thức xây dựng điểm chuẩn khác nhau.

Về cơ bản em chỉ cần để ý điều này thì sẽ trả lời được câu hỏi của mình: Nếu trường nào lấy điểm chuẩn theo ngành thì thí sinh đăng ký vào ngành nào chỉ được xét tuyển vào ngành đó. Thí sinh trượt ngành ĐKDT đồng nghĩa với việc trượt NV1.

Nếu trường nào lấy điểm chuẩn theo sàn kết hợp với điểm chuẩn ngành thì khi em trượt ngành ĐKDT sẽ được chuyển xuống các ngành khác cùng khối thi, còn chỉ tiêu và có điểm chuẩn thấp hơn.

Em muốn hỏi: Những năm trước ĐH Sư phạm HN không nhân đôi môn Tiếng Anh, nhưng năm vừa rồi lại nhân.Vậy việc nhân đôi này có giúp giảm bớt về điểm đầu vào không? Vì nếu không nhân đôi thì mỗi môn phải tầm 8 điểm mới đỗ. Em muốn thi sư phạm Anh nhưng điểm khá cao. Vậy em có thể thi trường nào điểm không quá cao mà ra trường vẫn có thể dạy Anh cấp 3 (em thi thử được 20 điểm chưa nhân tiếng anh)? Nếu không đỗ SP Anh em có thể ghi nguyện vọng 2 sang SP Văn của ĐH Sư phạm hay không?([email protected])

Trước hết em nên nhớ điều này, sở dĩ các chuyên ngành ngoại ngữ nhân hệ số môn Tiếng Anh là muốn tuyển chọn thí sinh đầu vào có trình độ ngoại ngữ tốt. Cách làm này nhằm trách tình trạng thí sinh trúng tuyển vào trường nhưng lại có kỹ năng ngoại ngữ kém dẫn đến việc đào tạo không hiệu quả.

Để cho em hiểu bản chất vấn đề, Ban tư vấn xin đưa ra một ví dụ cụ thể:

Nếu hai thí sinh cùng dự thi khối D vào một ngành ngoại ngữ nào đó có điểm thi lần lượt là 10, 7, 3 (thí sinh 1) và 6, 5, 7 (thí sinh 2). Điểm các môn lần lượt là Toán, Văn, Anh.

Nhìn qua điểm thi này thì nếu chỉ tính hệ số một và điểm chuẩn vào trường là 19 thì rõ ràng thí sinh 1 sẽ trúng tuyển vào trường còn thí sinh 2 không trúng tuyển. Tuy nhiên do điểm thi đầu vào môn ngoại ngữ thấp nên chưa chắc thí sinh 1 đã học tốt ngành này.

Trường hợp ngược lại, môn ngoại ngữ nhân hệ số 2 và điểm chuẩn là 24 thì rõ ràng thí sinh 2 lại trúng tuyển (đạt 25 điểm) còn thí sinh 1 lại không trúng tuyển (đạt 23 điểm). Với việc thi đầu vào môn ngoại ngữ cao thì khả năng thí sinh 2 học ngành này sẽ hiệu quả hơn.

Qua đó cho thấy, mỗi ngành học cần có một năng khiếu nhất định. Chính vì thế mà các trường thường nhân đôi hệ số môn ngoại ngữ đối với các chuyên ngành ngoại ngữ nhằm tuyển được những thí sinh thực sự phù hợp với ngành học.

Do đó khi xác định dự thi vào ngành ngoại ngữ em cần phải đánh giá lại môn ngoại ngữ của mình như thế nào để tránh tình trạng điểm 2 môn Toán, Văn cao nhưng vẫn trượt.

- Trên thực tế để trở thành giáo viên thì không nhất thiết em phải học ở các trường sư phạm mà có thể học hệ cử nhân của các trường khác vừa với sức học của mình. Sau khi tốt nghiệp muốn tham gia hoạt động sư phạm thì em chỉ cần học thêm lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên với cách thực hiện như vậy thì khả năng xin việc của em sẽ khó hơn một chút so với những bạn học sư phạm một cách bài bản.

- Em cũng cần lưu ý điểm này: để tham gia xét tuyển NV2 hay NV3 thì ngành lựa chọn phải có cùng khối em dự thi. Đối với các ngành ngoại ngữ thì thi tuyển đầu vào ở khối D, còn ngành Văn học lại thi đầu vào bằng khối C. Chính vì thế chuyện em nói ở trên là không thể xảy ra được.

Ban tư vấn tuyển sinh
 

giasuams

Member
Northumbria University đang có chương trình học bổng trị giá tới 90 triệu đồng cho sinh viên tham gia các khóa học khai giảng vào tháng 9/2010 và tháng 1/2011.

Theo Dân trí

Ông John Hartwright, Giám đốc tuyển sinh của trường Đại học Northumbria sẽ có buổi gặp gỡ và phỏng vấn học bổng với sinh viên của VISCO:

Hà Nội

Thời gian: 17h30 thứ Hai, ngày 8/2/2010

Địa điểm: VP VISCO, 230 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Khi đi phỏng vấn mang theo kết quả học tập mới nhất (có thể sử dụng bản copy) và chứng chỉ IELTS, TOEFL (nếu có)

Northumbria là trường đại học danh tiếng có khu học xá tại trung tâm thành phố Newcastle. Trường được tờ “Thời báo Chủ nhật” của vương quốc Anh bầu chọn là trường đại học hiện đại tốt nhất Anh quốc trong 3 năm liền. Northumbria nổi tiếng bởi thủ tục nhập học nhanh, học phí vừa phải và chương trình chuyển tiếp linh hoạt:

Trong những cuộc kiểm tra của Hội đồng Kiểm định Chất lượng Vương quốc Anh, trường luôn được xếp thứ hạng “xuất sắc” (22 điểm trên thang điểm 24) trong rất nhiều môn học. Trường có các chương trình đào tạo Tiếng Anh, Dự bị, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ của hầu hết các ngành nghề.

Sinh viên hài lòng với cuộc sống tại trường cũng như mức học phí và sinh hoạt phí hợp lý ở đây.

Northumbria nhận học sinh giỏi tốt nghiệp lớp 11 - học dự bị đại học; lớp 12 - học thẳng đại học, và linh hoạt nhận học sinh chuyển tiếp Đại học từ Việt Nam. Ngoài ra, trường nhận sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng ở Việt nam vào năm cuối Đại học và nhận sinh viên tốt nghiệp High Diploma của Genetic vào khóa Thạc sĩ.

*Đặc biệt, nhà trường có khóa học Thạc sĩ Quản lý Kinh doanh (MSc Applied Business with Management) có thực tập hưởng lương. Khóa học kéo dài 20 tháng, sinh viên được thực tập hưởng lương 8 tháng tại các công ty của Anh để có kinh nghiệm quốc tế.

Yêu cầu tiếng Anh
Khoá học dự bị: IELTS 5.5 hoặc TOEFL 525

Đại học, Thạc sĩ: IELTS 6-7 hoặc TOEFL 550-600 (tùy theo khóa học)

Nếu chưa đủ điểm tiếng Anh, có thể đăng ký khóa Anh ngữ trước khóa học

Chi tiết về học bổng vui lòng liên hệ:

Tại Hà Nội: 230 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Tư vấn online: duhocvisco
ĐT: 04.3726 1938; Fax: 04.3726 1936; E-mail: [email protected]

Tại TP Hồ Chí Minh: 239 Cách Mạng Tháng 8, Nhà A02, Chung cư văn hoá, P.4, Q.3
ĐT: 08 3832 8416; Fax: 08 3832 8417; E-mail: [email protected]
Tại Đà Nẵng: 433 Phan Chu Trinh, Hải Châu
ĐT: 0511.3552 596/97; Fax: 0511.3552 597; Email: [email protected]

Tại Hải Phòng: 309 Hai Bà Trưng, Cát Dài, Lê Chân
ĐT: 031 3950215/3950748; Email: [email protected]

Thông tin tham khảo tại: www.visco.edu.vn; www.northumbria.ac.uk

Miễn 100% dịch vụ phí, tỷ lệ visa cao
 

giasuams

Member
Ngày càng có nhiều tân cử nhân ở xứ Hàn chọn công việc dạy thêm tại các cơ sở luyện thi tư nhân là công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học.

The Dân Trí



Sinh viên thả mũ lên trời trong buổi lễ tốt nghiệp tại Trường đại học Kyung Hee (Seoul, Hàn Quốc) ngày 17/2/2010. Ngày càng có nhiều tân cử nhân Hàn Quốc chọn công việc dạy thêm sau khi tốt nghiệp đại học.

Kim, 26 tuổi, tốt nghiệp ngành truyền thông ở một trường đại học tư thục hàng đầu Seoul năm 2008, đã cố gắng xin việc tại các đài phát thanh và công ty nhưng sau một năm cô vẫn chưa kiếm được việc.

Trong khi đang chuẩn bị cho mùa xin việc mới, Kim bắt đầu dạy tiếng Anh tại một cơ sở luyện thi tư nhân.

"Tôi sống ở Mỹ vài năm hồi học phổ thông và tôi nghĩ mình có thể dạy tiếng Anh cho bọn trẻ", Kim cho hay.

Sau một năm làm gia sư tiếng Anh, Kim quyết định suy nghĩ nghiêm túc hơn về công việc này và cô bắt đầu học để lấy chứng chỉ TESOL (giáo viên tiếng Anh cho những người nói ngôn ngữ khác).

Kim giãi bày: "Bố mẹ tôi muốn tôi xin một công việc thích hợp với chuyên ngành tôi đã học, nhưng là giáo viên tiếng Anh tại một trường tư cũng đâu phải là một nghề quá tệ".

Theo Korea Times, Kim là một trong số nhiều cử nhân đại học ở Hàn Quốc đã quyết định dạy học tại các cơ sở dạy thêm của tư nhân.

Theo một khảo sát mới đây do Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc thực hiện, có tới 12% trong số những sinh viên các ngành nghệ thuật tự do được khảo sát cho biết trong năm ngoái, họ đã làm công việc đầu tiên là dạy ngoại ngữ hoặc dạy các môn nghệ thuật tự do.

Xu hướng tương tự cũng xảy ra với các cử nhân các chuyên ngành khác, đơn cử như 6% cử nhân các ngành khoa học cũng chọn công việc làm giáo viên tại các cơ sở dạy thêm của tư nhân là việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học.

Đối với cử nhân ngành giáo dục, số lượng cử nhân làm giáo viên ở các cơ sở tư thục (1.610 người) cũng gần bằng số lượng cử nhân làm giáo viên tại các trường tiểu học, cấp 2 và cấp 3 (1.639 người).
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top