Gia Sư Ams - Gia Sư chuyên nghiệp

giasuams

Member
Thuật ngữ "Gia Sư Chuyên Nghiệp" được Gia Sư Ams sử dụng lần đầu tiên (và sau này được các tổ chức gia sư khác gọi theo) vào tháng 1 năm 2008 khi Gia Sư Ams chính thức đưa vào cung cấp loại hình dịch vụ gia sư mới do công ty tự nghiên cứu và phát triển.

Về cơ bản, dịch vụ gia sư chuyên nghiệp được xây dựng dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa khách hàng, gia sư và công ty gia sư nhằm mang lại hiệu quả học tập cao nhất cho học sinh.
Trong mô hình dịch vụ mới này, công ty gia sư có trách nhiệm điều hành và hỗ trợ gia sư nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy cho khách hàng và học sinh trong suốt quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ.Dịch vụ Gia Sư Chuyên Nghiệp do Gia Sư Ams phát triển bao gồm những đặc điểm chính sau:

1. Gia Sư Ams phân công Điều Hành Viên chuyên trách thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng, đại diện cho công ty làm việc với khách hàng về các vấn đề tài chính, chất lượng giảng dạy của gia sư.

2. Quản lý điểm số, đánh giá chất lượng học tập của học sinh, có Bản Tổng Kết Tình Hình Giảng Dạy từng tháng đảm bảo về thông tin và chất lượng của gia sư.

3. Khi gia sư giảng dạy không đạt hiệu quả mong muốn, khách hàng có quyền yêu cầu Gia Sư Ams đổi gia sư (miễn phí).

4. Gia Sư Ams sẽ sắp xếp người kiểm tra và hệ thống hóa kiến thức cho học sinh để đánh giá chất lượng giảng dạy của gia sư và sự tiến bộ của học sinh.

5. Khách hàng có quyền yêu cầu Gia Sư Ams cung cấp tài liệu học tập và các đề thi từ thư viện trực tuyến GSAbook http://gsabook.net

6. Trung Tâm Chăm Sóc Khách Hàng GSAsupport quản lý hồ sơ, thông tin học tập của học sinh và tư vấn các vấn đề giáo dục.

7. Gia Sư Ams đảm bảo liên lạc thông suốt qua hệ thống GSAsupport và điện thoại nóng số 04.39152590 (hoạt động ngoài giờ hành chính) nhằm hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả nhất.
 

giasuams

Member
Giảng đường không tiếng nói!

Có một ngôi trường mà gần mười năm nay từ sáng tới tối, từ giảng đường về ký túc xá chưa bao giờ có tiếng nói. Ở nơi ấy luôn tĩnh lặng, cả thầy và trò chỉ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của đôi tay. Âm thanh duy nhất nơi đây mà tôi ghi nhận được là những cái bá vai để gọi bạn, gọi thầy; là tiếng cười khúc khích bay lên từ ước mơ cháy bỏng…

Đó là lớp học của dự án “Giáo dục đại học cho người khiếm thính Việt Nam” được giảng dạy tại Trường CĐ Sư phạm Đồng Nai. Dự án do Tổ chức The Nippon Foundation (Quỹ Nhật Bản), kết hợp Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai tổ chức từ năm 2000. Quỹ Nhật Bản tài trợ toàn bộ, từ lương giáo viên, thiết bị giảng dạy đến học bổng cho học sinh. Sau gần 10 năm triển khai, giáo viên và HS của trường đã tự soạn được hai cuốn sách ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) dùng để giao tiếp và học tập…

Dạy bằng… đôi tay

“Chúng tôi muốn người khiếm thính ở Việt Nam có cơ hội học cao hơn, được có những cơ hội bình đẳng về cuộc sống, công việc... như người nghe bình thường. Chúng tôi khuyến khích, tạo niềm tin cho HS câm điếc rằng họ sẽ có tương lai nếu như chịu khó học tập và dự án là một công việc khoa học nghiêm túc chứ không hẳn là một công việc từ thiện” - TS James Woodward, giám đốc dự án, cho biết.

Nếu như ở nhiều trường khiếm thính khác một hoặc hai giáo viên sẽ dạy luôn tất cả các môn ở một lớp thì tại đây mỗi bộ môn đều có giáo viên (dạy hợp đồng) đứng lớp. Dĩ nhiên các giáo viên này đều phải học cách… dạy bằng tay thay vì vẫn giảng bằng lời tại trường bình thường. Với những giáo viên mới, trường tổ chức có thông dịch viên để đảm bảo kiến thức của môn nào phải do chính chuyên môn của giáo viên đó giảng.

“Chương trình của dự án bao gồm hai học phần chính: trung học song ngữ và kỹ năng sử dụng NNKH bậc đại học. Tất cả đều học bằng NNKH nên giảng đường không hề có bất kỳ âm thanh hay tiếng nói nào. Mọi người hiểu và chia sẻ với nhau qua ngôn ngữ của đôi tay” - cô Nguyễn Thị Hòa, trợ lý giám đốc dự án, chia sẻ.

Tại lớp học không tiếng nói, làm sao để HS hiểu được một từ rất trừu tượng trong tiếng Việt, tiếng Anh, trong khoa học nào đó…; phải “chuyển ngữ” sang NNKH ra sao để HS hiểu trọn vẹn ý của từ, của câu, của nội dung bài giảng, của môn học… cần nhiều nỗ lực từ người đứng lớp. “Mệt lắm, dạy sao cho HS hiểu là cả vấn đề. Cái khó nữa là giáo viên cũng không học hết và hiểu hoàn toàn ngôn ngữ và ngữ pháp của NNKH để chuyển tải nội dung bài học.

Nhiều khi tôi cứ loay hoay mãi với một từ, dùng hết tay chân, điệu bộ cũng không sao diễn tả được cho các em hiểu. Nhưng giờ thì đỡ hơn, tôi thường quan sát các em “nói chuyện” trong giờ ra chơi để học thêm “từ vựng” của NNKH từ HS của mình” - cô Tôn Nữ Thu Thủy, giáo viên dạy môn ngữ văn, cho biết.

Mơ về ngôi trường cho người khiếm thính

Khi mới thành lập, để được tham gia lớp học HS phải trải qua kỳ thi tuyển với điều kiện: đã học xong chương trình tiểu học và tham dự phỏng vấn trực tiếp 10 câu hỏi (trực tiếp bằng NNKH ở các hình thức nhận dạng, giải thích, ráp nối tranh ảnh, đồ vật liên kết thành câu chuyện, kiến thức xã hội). Những HS đầu tiên nay đang là những học viên của lớp đào tạo giáo viên cho người điếc. Mỗi người là một ước mơ, một hoài bão để chứng minh cho xã hội thấy mình vẫn là người có ích, có học thức.

Hiện nay, ở Việt Nam chương trình cho HS khiếm thính chỉ dạy hết lớp 5, sau đó HS phải hòa nhập môi trường học tập chung hoặc tìm hướng đi khác. “Tham gia lớp học này tôi hi vọng mình nối bước những người đi trước dạy học lại cho HS câm điếc bằng chính ngôn ngữ của họ” - bạn Nguyễn Trần Thủy Tiên, một học viên của lớp, tâm sự.

Với anh Đức (Định Quán, Đồng Nai), vào thế giới của người khiếm thính là việc hoàn toàn bất ngờ. Tốt nghiệp THPT, Đức theo học trung cấp tại trường GTVT và đi làm thêm bằng cách lái xe tải để trang trải học hành. Năm 2004, một tai nạn giao thông trong lúc lái xe làm Đức phải nằm viện suốt hai năm. Ra viện, anh hoàn toàn không nói được nữa vì đứt dây thanh quản, việc giao tiếp trở nên vô cùng khó khăn.

Nghe tin có lớp học này, anh đăng ký tham gia như một người điếc, phải dùng ngôn ngữ của đôi tay. “Khi mới vào đây tôi buồn lắm vì phải học múa dấu, vì nghe được nhiều thứ nhưng không nói được... Dần dần tôi quen, những bạn ở đây cho tôi sự tự tin, ai cũng chia sẻ ước mơ trở thành những giáo viên dạy lại cho những người câm điếc bằng những gì mình đã học. Chúng tôi muốn xã hội thấy người điếc cũng có nhiều nỗ lực để vươn lên học cao hơn, cũng có những hoài bão. Chúng tôi mong xã hội quan tâm hơn, Nhà nước đầu tư nhiều hơn cho những chương trình như thế này”.

Ban đầu bố mẹ động viên vào học tại trường, bạn Lưu Ngọc Tú (TP.HCM) rất sợ vì phải đi học xa nhà, phải tiếp xúc với nhiều người lạ. Nhưng bố mẹ động viên (viết ra giấy): “Nếu không học, con sẽ không có tương lai, con phải cố gắng để sống tốt hơn”. Vào đây được gặp nhiều bạn cùng cảnh ngộ, ngôn ngữ giao tiếp bằng múa tay giúp Tú thuận lợi hơn trong giao tiếp và học tập. “Nói chuyện” được nhiều hơn nên cô ngày càng tự tin hơn.

Hiện Tú là thành viên CLB người khiếm thính TP.HCM, CLB trao đổi về những tâm tư, nguyện vọng và mơ ước của người khiếm thính. “Tôi hi vọng khi kết thúc khóa học này tôi sẽ cùng các bạn ở đây xây dựng được một ngôi trường dành riêng cho người khiếm thính học tập bằng NNKH và sẽ học cao hơn, giúp ích nhiều hơn cho xã hội” - Tú mơ ước.

Phạm Thu (Theo Tuổi Trẻ)​
 

giasuams

Member
Giới thiệu GSA Education

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Giáo Dục GSA (GSA Education) là tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ giáo dục chất lượng cao, trong đó trọng tâm là dịch vụ gia sư. Được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2007, GSA Education đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phát triển thành công dịch vụ gia sư chuyên nghiệp dưới thương hiệu Gia Sư Ams. GSA hiện đã phục vụ hơn 1500 khách hàng và quản lý hơn 3500 gia sư đăng ký tham gia giảng dạy.

Với mong muốn chiếm lĩnh và phát triển thị trường hoạt động, GSA đã và đang đầu tư mở thêm các chi nhánh giao dịch và tập trung phát triển các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Mục tiêu GSA hướng tới là trở thành công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ giáo dục. Điều đó có nghĩa rằng, chúng tôi – ban lãnh đạo công ty luôn đặt ra các yêu cầu khắt khe cho việc nâng cao trình độ quản lý, chất lượng phục vụ khách hàng, từ việc nghiên cứu phát triển các gói dịch vụ tới việc tư vấn các giải pháp tối ưu và xây dựng các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ cùng phát triển với khách hàng.
 

giasuams

Member
Mức chi cho giáo dục đại học


Mặc dù những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến hệ thống giáo dục đại học còn chưa lộ rõ, các quốc gia vẫn còn phải gồng mình để duy trì vị thế kinh tế và cứu vãn tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao, thì theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế OECD, “mức hỗ trợ cho những người còn đi học rất có thể sẽ tăng thêm trong một vài năm tới.”

“Giáo dục – góc nhìn năm 2009: Các chỉ số OECD” là bản báo cáo gần đây nhất trong hàng loạt các bản điều tra được công bố hằng năm, phân tích các dữ liệu về hệ thống giáo dục của 30 quốc gia thành viên gồm một số nước châu Âu, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.


Dựa trên các dữ liệu được thống kê đến năm 2007, bản báo cáo năm nay được lập trước thời điểm mức độ tác động của cuộc suy thoái kinh tế trở nên rõ nét vào năm ngoái.

Vì thế nên theo ông Adreas Scheleicher, Trưởng bộ phận OECD phụ trách xuất bản chuyên đề “Một góc nhìn từ giáo dục” thì “chúng tôi không thể đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng đến nền giáo dục, nhưng điều mà chúng tôi có thể nói đến ở đây là ấn phẩm này cho phép các bạn nhìn nhận mối quan hệ giữa việc làm và giáo dục, giữa tiền lương và giáo dục.”

Ông cũng cho biết thêm là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay, “chi phí cơ hội” lựa chọn giữa việc tiếp tục học đại học hay tham gia vào thị trường lao động là rất thấp; và với mức thấp kỷ lục như vậy, nhu cầu có mảnh bằng đại học sẽ còn tiếp tục tăng.
Lợi ích của đầu tư công

Theo ông Schleicher thì các ấn phẩm chuyên đề này nghiên cứu tất cả các bậc học từ mầm non trở lên, nhưng bản báo cáo năm nay lại tập trung vào giáo dục đại học, một phần là do môi trường kinh tế.

Các tác giả muốn xác định xem liệu việc chính phủ dốc tiền chi cho giáo dục đại học, đặc biệt là trong thời điểm kinh tế suy thoái, có phải là “một lựa chọn đúng đắn” hay không.

Câu trả lời dựa trên một bản phân tích về các chi phí công cho một trường đại học là “hoàn toàn đúng đắn”.

Tính trung bình trong toàn khối thành viên tổ chức OECD, doanh lợi công thực tế thu được từ việc hỗ trợ cho một nam sinh là trên 50.000 đô la.

Ông Schleicher cũng cho biết thêm là “hầu như ở tất cả các nước, lợi ích công của giáo dục đại học đều vượt xa chi phí đầu tư. Quan điểm truyền thống vẫn cho rằng giáo dục đại học làm lợi cho cá nhân nhiều nhất, nhưng đây là lần đầu tiên, chúng ta xem xét chi phí công và lợi ích công trong cùng một mối tương quan.”

Đặc biệt là ở Mỹ nơi mà mức học phí trung bình cao hơn rất nhiều so với các nước thành viên OECD khác, các trường đại học đang phải đối mặt với vấn nạn bị thất thoát các nguồn tài trợ, mức hỗ trợ từ chính phủ bị cắt giảm, và nhiều gia đình không thể kham nổi mức học phí hiện tại cho con em mình.

Bản báo cáo này cũng đưa ra một thông số có tính khích lệ là những nước có mức học phí tương đối cao nhưng đồng thời áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ lớn như Úc, Hà Lan, New Zealand và Mỹ không có tỷ lệ nhập học đại học thấp hơn các nước khác.

Tỷ lệ này là 84% ở Úc, 58% ở Hà Lan, 72% ở New Zealand và 64% ở Mỹ, đều cao hơn mức trung bình trong cộng đồng các nước OECD.
Mỹ đang mất dần vị thế

Theo ông Schleicher “tỷ lệ tốt nghiệp là số sinh viên trụ lại đến ngày ra trường” ngày càng tụt dốc một cách đáng lo ngại.

Ở Mỹ, tỷ lệ này là 36,5%, thấp hơn mức trung bình trong cộng đồng các nước OECD là 39%.

Và Mỹ trong những năm qua đã nhanh chóng bị “mất sân” so với các nước khác. Mỹ đứng đầu về tỷ lệ tốt nghiệp đại học trong năm 1995 nhưng đến nay thì đã bị đẩy đến vị trí 14.

“Con số này cho các bạn biết rằng, nhiều nước khác đã thành công hơn trong việc phát triển hệ thống giáo dục đại học. Mỹ đã tụt lại quá xa về tỷ lệ tốt nghiệp đại học, và chi phí tư cao đến nỗi theo ý kiến của một số người thì học phí đã trở thành rào cản hạn chế tỷ lệ nhập học”.

Một xu hướng khác mà bản báo cáo này nhấn mạnh đến là số lượng lưu học sinh ngày càng tăng.

Trong số hơn 3 triệu sinh viên đại học đăng ký vào các học viện nước ngoài năm 2007, riêng 4 quốc gia là Anh, Pháp, Đức và Mỹ đã chiếm gần một nửa.

Mỹ vẫn tiếp tục là điểm đến của nhiều sinh viên nước ngoài hơn bất kỳ một nước nào khác, là địa điểm học tập lựa chọn của 20% lưu học sinh toàn cầu. Tuy nhiên, con số này của năm 2000 là 25%.

Bản báo cáo này cũng lưu ý rằng: “Việc Mỹ mất thị phần là do các sinh viên quốc tế phải chịu mức học phí tương đối cao trong khi các quốc gia sử dụng tiếng Anh khác đưa ra các cơ hội học tập tương tự với mức chi phí thấp hơn”.
 

giasuams

Member
Xuất hiện hình thức gian lận mới trong xét tuyển
(Dân trí) - Theo nguồn tin riêng của Dân trí, trong quá trình xét tuyển NV2 vừa qua, một số trường ĐH nghi ngờ có thí sinh nộp giấy chứng nhận điểm không phải là bản gốc mà là bản scan hoặc photo màu.

Theo quy chế của Bộ GD-ĐT, hồ sơ xét tuyển NV2 chỉ hợp lệ khi thí sinh dùng giấy chứng nhận điểm thi có đóng dấu đỏ của trường dự thi. Không chấp nhận bản photo. Bên cạnh đó, mỗi phiếu chứng nhận điểm thi chỉ được tham gia xét tuyển duy nhất một NV2.

Tuy nhiên, với hình thức gian lận mới này, nhiều thí sinh có thể chỉ dùng một giấy chứng nhận điểm thi để tham gia xét tuyển vào nhiều trường.

Lãnh đạo một trường ĐH cho biết: “Việc kiểm tra xem giấy chứng nhận điểm thi đó là bản gốc hay bản scan rất khó khăn, bởi nó rất giống bản chính. Nếu đó là giấy chứng nhận do trường xét tuyển cấp thì rất dễ phát hiện, nhưng do thí sinh nộp xét tuyển ở các trường khác nhau nên ngay lập tức chưa có cơ sở khẳng định đó không phải là bản gốc mà cần phải qua hậu kiểm sau này”.



Còn theo Cục Công nghệ Thông tin (Bộ GD-ĐT) thì không khó để phát hiện thí sinh dùng giấy chứng nhận điểm thi bản scan (hoặc photo màu) nếu như các trường tuân thủ theo nguyên tắc nhập dữ liệu đầy đủ vào phần mềm tuyển sinh và gửi tập hợp về Bộ. Sau khi ghép dữ liệu thì sẽ dễ dàng lọc ra những thí sinh nghi vấn dùng giấy chứng nhận bản scan (hoặc photo màu).



Tuy nhiên việc làm này phải đồng bộ, nếu thực hiện riêng lẻ thì rất khó để phát hiện.



Trao đổi với Dân trí sáng nay 16/9, chuyên viên Vụ Giáo dục ĐH cho hay, đến thời điểm này Vụ chưa nhận được thông tin phản ánh về hiện tượng này. Nhưng đây có thể coi là hình thức gian lận mới cần có biện pháp giải quyết kịp thời, tránh hiện tượng thí sinh sử dụng bản scan để đăng ký xét tuyển ở nhiều trường, trái với quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.



Nguyễn Hùng
 

giasuams

Member
(Dân trí) - Chiều 17/9, Bộ GD-ĐT chính thức công bố toàn cảnh xét tuyển NV3 vào 85 trường ĐH, CĐ. Hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển, thí sinh gửi qua đường bưu điện chuyển phát nhanh theo thời hạn từ ngày 15/9/2009 đến hết giờ giao dịch của bưu điện ngày 30/9/2009.


NV3 cơ hội cuối cùng cho thí sinh vào ĐH,CĐ 2009 (Ảnh: Hồng Hạnh)

Theo đó, hệ Đại học thí sinh nếu không trúng tuyển NV2, thí sinh sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi đại học số 2 có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi để tham gia đăng ký xét tuyển NV3 vào các trường còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển của các trường.

Với hệ Cao đẳng thí sinh dự thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT nhưng không trúng tuyển NV2 sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi cao đẳng số 2 có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi để tham gia đăng ký xét tuyển NV3 vào trường cao đẳng (các trường cao đẳng thuộc các đại học; hệ cao đẳng của các trường đại học) còn chỉ tiêu cùng khối thi và trong vùng tuyển qui định của các trường.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm: Giấy chứng nhận kết quả thi số 2 có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi và thí sinh đã điền đầy đủ nguyện vọng vào phần để trống; 01 phong bì đã dán sẵn tem có ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển NV3 ghi trong thông báo này là mức điểm đối với học sinh phổ thông khu vực 3. Mức điểm nhận hồ sơ đối với các khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm, đối với các nhóm đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1 điểm.

Nguyên tắc xét tuyển NV3 của các trường là thí sinh đã dự thi đại học, cao đẳng theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng khối thi, đúng vùng tuyển quy định của trường, nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển đúng thời hạn và xét tuyển thí sinh từ điểm cao trở xuống cho đến đủ chỉ tiêu.

Điều kiện xét tuyển NV3 của các trường CĐSP địa phương (nếu không có trong thông báo này), thí sinh tìm hiểu trực tiếp tại trường, trên mạng hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 

giasuams

Member
Ngoại ngữ đang dần trở thành một kỹ năng không thể thiếu trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay. Trên thực tế, nhiều nhà tuyển dụng lớn, đặc biệt là ở các công ty đa quốc gia, thường rất xem trọng khả năng này.

Giữa hai ứng viên có trình độ và kinh nghiệm ngang nhau, ưu thế thường nghiêng về phía người thạo ngoại ngữ. Minh chứng cho điều này là chứng chỉ Anh ngữ Giao tiếp quốc tế TOEIC, TOEFL iBT, Cambridge... đang dần được xem như một tiêu chí để tuyển dụng hoặc đánh giá năng lực nhân viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã quyết định lấy TOEIC để đánh giá đầu ra của sinh viên các trường ĐH và CĐ trong cả nước.

Với tầm quan trọng đó, ngày càng có nhiều học viên tham gia các chương trình tiếng Anh giao tiếp và lấy các chứng chỉ Anh ngữ quốc tế. Theo thống kê của Anh Văn Hội Việt Mỹ - trung tâm khảo thí TOEIC đầu tiên ở Việt Nam, hàng năm tại đây đã có hàng chục ngàn học viên dự thi và nhận các chứng chỉ quốc tế phổ biến trên thế giới như TOEIC Bridge, TOEIC, TOEFL iBT. Các chương trình Anh ngữ Giao tiếp Quốc tế (English for International Communication) thu hút nhiều đối tượng học viên như sinh viên, người đi làm và các bạn học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông muốn vào học các trường Đại học quốc tế… Những chương trình này không chỉ đơn thuần là đào tạo ngôn ngữ tiếng Anh, mà còn đem đến các kiến thức mở rộng như cách thức làm việc, sử dụng tiếng Anh trong công việc một cách hiệu quả. Bạn Hồ Thanh Giang, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM chia sẻ: “Mình đã tìm hiểu nhiều trung tâm và quyết định đăng ký khóa Anh ngữ Giao tiếp quốc tế ở Anh Văn Hội Việt Mỹ. Giáo trình, phương pháp dạy và thời gian học ở đây rất hợp lý nên trình độ tiếng Anh của mình tiến bộ rất nhanh. Trau dồi khả năng tiếng Anh sẽ giúp mình dễ dàng có được việc làm tốt sau khi tốt nghiệp và có cơ hội săn được những suất học bổng du học”.

Cũng theo Anh Văn Hội Việt Mỹ, đơn vị này hiện đang là trung tâm Anh ngữ duy nhất tại TP.HCM đưa chương trình Anh ngữ Giao tiếp Quốc tế Cấp tốc (Superior Program) vào giảng dạy. Chương trình giúp người học chuẩn bị đủ kiến thức Anh ngữ để vào những ngành học tiếng Anh, các trường quốc tế, đi làm hay đi du học… Các học viên sẽ học vào các buổi sáng như một chương trình chính quy. Điều này sẽ giúp học viên cảm thấy thoải mái, minh mẫn hơn để có thể tập trung cao độ và tiếp thu bài học tốt nhất trong thời gian ngắn từ 18 đến 20 tuần. Học viên có thể học liên tiếp hai chương trình cấp tốc khác tại Anh Văn Hội Việt Mỹ để thi lấy chứng chỉ TOEFL iBT. Vì thế, sau thời gian gần 9 tháng, các bạn học viên đã có thể lấy được 2 chứng chỉ quốc tế có giá trị trên toàn cầu là TOEIC và TOEFL iBT. Khóa học này cũng có kết quả Anh ngữ tương đương học dự bị đại học tại các trường đào tạo bằng tiếng Anh nhưng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho người học.

Anh Văn Hội Việt Mỹ cũng là đơn vị tiên phong sử dụng giáo trình World Pass của Thomson. Đây là bộ giáo trình không những có nhiều đề tài sâu sát và gần gũi với các tình huống giao tiếp thực tế, cung cấp nhiều từ vựng thường sử dụng trong đời sống hàng ngày, mà còn mang tính học thuật, chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để làm bài thi TOEFL iBT. Ngoài ra, Anh Văn Hội Việt Mỹ còn có đội ngũ giáo viên bản xứ xuất sắc, có bằng cấp được quốc tế công nhận và được tuyển chọn qua nhiều vòng phỏng vấn gắt gao. Vì thế, học viên của Anh Văn Hội Việt Mỹ sẽ được hỗ trợ rèn luyện thành thạo nhanh chóng các kỹ năng Anh ngữ đúng chuẩn. Theo các khảo sát, ở các tập đoàn nước ngoài, điểm TOEIC trung bình để xét tuyển đầu vào là 450 điểm, trong khi đó, điểm trung bình của học viên Anh văn Hội Việt Mỹ là 560/990 điểm. Thực tế cũng cho thấy, phần lớn những học viên của Anh văn Hội Việt Mỹ sau khi tốt nghiệp đã tìm được học bổng của nước ngoài hay được nhận vào làm việc tại các tập đoàn quốc tế hoặc có nhiều thăng tiến trong nghề nghiệp. Điều này không những minh chứng cho tầm quan trọng của Anh ngữ trong xã hội hiện đại, mà còn khẳng định vai trò của một đơn vị đào tạo ngoại ngữ có chất lượng và thật sự chuyên nghiệp để góp phần làm nên sự thành công trong sự nghiệp của mỗi cá nhân.
 

giasuams

Member
Hiện nay sách tham khảo đang tràn lan trên thị trường. Nhiều nhà xuất bản được hình thành dẫn đến STK rất phong phú về thể loại, do đó mọi người có nhiều sự lựa chọn cho việc tìm mua cho mình một cuốn sách hay....

Thanh Hằng (tổng hợp)
Tớ "dự giờ" một buổi học

Có lẽ hầu hết trong tủ học tập của teen bao giờ cũng có vài cuốn sách tham khảo, STK đã trở thành một công cụ giúp teen học tập tốt hơn. Chúng ta đều biết rằng STK là rất có ích, nó giúp cho chúng ta có thêm nhiều tư liệu và kiến thưc hơn, nhưng bên cạnh đó, việc lạm dụng STK sẽ khiến chúng ta không tư suy sáng tạo được, việc học tập bị chi phối rất nhiều, các ý tưởng bị mai một dần, việc học trở nên máy móc. Đây là một hạn chế rất lớn trong việc sử dụng STK.

Những hạn chế trong việc chọn STK

Do số lượng STK ngày càng phong phú và đa dạng nên nhiều teen thường không chú ý đến nhà xuất bản. Các teen chỉ chú trọng tìm những cuốn sách có hình thức bên ngoài, nhiều khi bìa sách ghi một đằng nhưng bên trong lại ghi một nẻo, kiểu "treo đầu dê bán thịt chó". Điều này khiến nhiều teen khá bức xúc.

Bin (teen 12) chia sẻ: "Lúc trước tớ cần mua một cuốn sách về các phương pháp làm Toán, cái bìa thì quảng cáo dữ lắm, lật vài trang đầu thì trình bài rất rõ ràng và đẹp. Ai dè khi mua về mới phát hiện những gì trong sách hoàn toàn không giống như phần giới thiệu ngoài bìa".

Ngoài ra việc buôn lậu sách đang càng gia tăng nên khi mua sách chúng ta cần phải chú ý kĩ đến nguồn gốc xuất xứ của chúng. Bạn có thể mua nhầm những cuốn sách dỏm nếu không chú ý.


Ảnh minh họa

Bạn lựa chọn sách như thế nào?

Bên cạnh những hạn chế trong việc chọn sách thì chúng ta vẫn công nhận rằng STK rất có ích đối với mỗi người, chúng bổ sung cho chúng ta nhiều kiến thức hơn. Vẫn có rất nhiều cuốn sách hay và những nhà xuất bản khá uy tín cho chúng ta tin cậy.

Nani (teen 11) cho rằng: "Đối với việc mua sách tham khảo thì mình sẽ chọn những cuốn sách có nội dung mình cần, đọc kĩ phần giới thiệu và mục lục, nên mua những cuốn sách có nguồn gốc rõ ràng, nội dung bám sát với chương trình. Mình vẫn ưu tiên mua sách bài tập nhiều hơn, có làm nhiều bài tập thì mới vững được, nhưng cũng cần tham khảo thêm sách. Mình chú trọng nội dung chứ không chú trọng đến nhà xuất bản."

Với một số khác thì nhà xuất bản rất quan trọng. Hàn Băng (teen 12): "Tớ chú trọng đến những nhà xuất bản có uy tín và lâu năm như NXB Giáo Dục, hầu hết các chương trình đều nằm trong phạm vi của bộ Giáo Dục nên sách của NXB này tương đối chuẩn và gần với chương trình đang học."

Sách là một phần không thể thiếu đối với nhiều người nhưng để tìm cho mình một cuốn sách hay và có ý nghĩa thì không dễ. Một số ý kiến cho rằng STK thì nên chọn cuốn nào cũng được nhưng đó là quan niệm sai hoàn toàn. Một cuốn STK hay cũng như một món ăn ngon mà chúng ta cần phải tìm và lựa chọn sao cho phù hợp với mình, có như thế chúng ta mới hài lòng và cảm thấy có hứng thú học.

Bí quyết chọn những cuốn sách có ích

Việc lựa chọn sách là một khâu rất quan trọng mà nhiều người bỏ qua. Hậu quả là những cuốn sách như thế khi mua về trở nên vô dụng và thường bị ném vào một xó. Tốt hơn hết bạn nên tham khảo những kinh nghiệm dưới đây trước khi quyết định mua cho mình một cuốn sách:
+ Nên tham khảo ý kiến của bạn bè và thầy cô trước khi mua cuốn sách đó vì có thể họ đã mua rồi và sẽ biết được những cái tốt và xấu trong đó.

+ Việc lựa chọn những NXB có uy tín là rất cần thiết. Vì những cuốn sách này sẽ bám sát vào chương trình rất cao, nhiều bạn cứ chọn cho mình những cuốn STK mình thích của nhiều NXB khác nhau sẽ dẫn đến nhiếu ý kiến và tư liệu khác nhau khiến cho bạn phân vân và áp dụng sai.

+ Chú trọng đến nội dung và chất lượng bên trong không nên xem bề ngoài mà đánh giá cuốn đó hay hoặc dở.

+ Nên tìm nhiều cuốn sách của nhiều NXB khác nhau hoặc nhiều cuốn tương tự nhau rồi so sánh, đối chiếu tìm ra cuốn thật sự cần thiết

+ Nếu muốn biết rõ về cuốn sách mình cần, tốt nhất bạn nên hỏi các nhân viên trong nhà sách về nội dung của sách. Với kinh nghiệm lâu năm, họ có thể sẽ cho bạn những lời khuyên chân thành nhất.

Hãy cố gắng tìm cho mình những cuốn sách thực sự hữu ích, dù có mất chút thời gian nhưng bù lại bạn sẽ có được một cuốn STK phù hợp với mình, phụ vụ nhu cầu của mình một cách hiệu quả hơn.
 

giasuams

Member
Có những thói quen vô hình tồn tại trong lối sống của teen, khiến việc học của teen ngày càng đi xuống. Tất nhiên, đây không phải toàn bộ những thói quen teen có, nhưng nó là một trong những thói quen nổi bật, dễ thấy ở tuổi teen…

Thói cẩu thả

Nếu ép một teen lúc nào cũng phải từ tốn và cẩn thận thì đúng là chẳng khác gì bảo teen “bắc thang lên hỏi ông trời”. Ở cái tuổi teen, lúc nào con người ta cũng có chút gì đó vội vã, bồng bột và nhất là hay “cẩu thả ” trong mọi việc. Nhưng chính thói quen đó là một tác động không nhỏ đến việc học của teen.

Một bài toán tưởng chừng rất đơn giản, với những phép toán cộng trừ nhân chia rất đỗi bình thường, nhưng chỉ thiếu tính cẩn thận một chút thôi là “sai một ly, đi một dặm”. Minh Quân, 17t, trường LTV, ngậm ngùi tiếc nuối vì đã quá cẩu thả trong bái kiểm tra vừa qua, anh chàng cho biết: “Vì quá tự tin, cho rằng bài quá dễ, nên lúc làm bài xong mình đã không thèm kiểm tra lại. Cuối cùng, đến gần hết giờ, mình mới phát hiện do quá ẩu, đã tính nhầm ngay bước đầu tiên, nhưng lúc đó thì không còn kịp để sửa lại nữa...."

Hay trong bài tập đòi hỏi tính kiên nhẫn và cẩn thận, các teen chúng ta lại muốn rút gọn các bước và mau đi đến đáp số. Nhiều teen rút gọn “tất tần tật” những gì có thể rút gọn được. Nhưng đó không phải thông minh, chính vì những sự cẩu thả như vậy lại khiến teen bỏ ra bao công sức nhưng lại chẳng thu được gì.

Hãy nhớ, các thầy cô luôn chấm điểm dựa theo đáp số và quá trình thực hiện. Nếu teen biết cách làm, nhưng lại làm ẩu và không đủ các bước theo yêu cầu, hay trình bày không rõ ràng, thì cũng không đạt được điểm tối đa đâu teen nhé. Tất nhiên là giữa hai bài làm, một bài làm đầy đủ, công phu và đủ các bước theo yêu cầu, với một bài chỉ có kết quả, thì không thể nào cho hai bài một thang điểm giống nhau được.

Đôi khi bản thân teen nghĩ rằng lúc học ở nhà, học thêm thì cẩu thả tí, làm sai tí, điểm thấp tí cũng không sao. Teen nghĩ rằng khi đi thi hay kiểm tra teen sẽ cố gắng cẩn thận hơn. Nhưng điều đó hoàn toàn không đơn giản như thế, những gì đã hình thành thói quen thì khó có thể sửa được. Có những lúc teen muốn cẩn thận, nhưng do thói quen cẩu thả đã hình thành, không thể thay đổi đơn giản trong phút chốc, thế là "tiêu tùng"...


Ảnh minh họa

Thói lười biếng

Sau cả ngày đi học về, hết học chính thức rồi lại đi học thêm, vùi đầu vào việc học đến mức ngán ngẩm, chuyện teen nhìn đến sách là “đổ lười” cũng có thể hiểu được phần nào. Nhưng lười biếng chính là yếu tố khiến cho việc học của teen ngày càng trở nên “nguy hiểm”. Tất nhiên, chẳng cần so sánh cũng biết, một học sinh cần cù, chăm chỉ, luôn đạt thành tích tốt hơn một học sinh lười biếng.

Khi teen trở nên lười biếng, teen sẽ làm việc một cách thờ ơ, không rõ ràng hay làm việc gì cũng lừng khừng, chờ đợi. Như trường hợp của Quốc Việt, 16t , biết mình vốn thông minh, nên anh chàng dành rất ít thời gian cho việc học. Việt luôn nghĩ rằng mình chỉ “ iếc sơ là nhớ” , nên thời gian dành cho việc học của anh chàng chẳng được bao nhiêu. Riết rồi Việt cứ “nhìn thấy sách vớ là ngán”. Đến khi chợt nhận ra, cái thông minh của mình không thể phát huy được nếu “quá làm biếng ” thì anh chàng mới tìm cách “ luyện siêng ” trở lại. Nhưng quá trình luyện tập ấy cũng chẳng mấy dễ dàng.

Người xưa có câu “Nhàn cư vi bất thiện”, khi teen lười biếng trong việc học, nó sẽ trở thành một thói quen ăn sâu vào cuộc sống sau này của teen. Và khi người ta quá “nhàn cư” thì cái “vi , tức hành động” dễ sa ngã vào những việc xấu. Nói đơn giản hơn như trong giờ kiểm tra, nếu teen vì một lí do nào đó không thuộc bài, có thể teen sẽ suy nghĩ đên việc “quay bài”. Đó là một hành vi không tốt vì làm được một lần, teen có thể làm thêm 2-3 lần sau thế nữa.

Hay chỉ bắt đầu từ những bài tập về nhà, teen nghĩ rằng không làm cũng không sao vì cho rằng nó không mấy quan trọng. Hoặc bài tập quá nhiều nên teen “buông xuôi”, cứ thế, 1 lần rồi 2-3 lần, nó vô tình trở thành thói quen cứ nhìn thấy học là lười…Ngay lúc còn có thể, thì hãy cố gắng “luyện siêng” vì lười biếng là con virut tấn công cực nhanh vào thói quen của teen, khó chữa trị lắm đấy!

Thói quen khất lần

Bất kì ai khi gặp khó khăn thì cũng có thể “nản chí”, vì vậy nhân gian hay nói vui rằng “gian nan bắt đầu nản”. Chỉ nói đến việc chép bài trên lớp, Do quá mệt, đôi khi do “lười lười” nên teen thường hay khất lần “thôi để về nhà chép”, đến khi về nhà lại “thôi mai lên lớp chép” .Thế là hết lần này đến lần khác, bài vẫn chưa chép...

Thói quen xấu này sẽ làm tiêu hao đi tinh thần phấn đấu của teen. Ngay khi teen đưa ra một quyết định sẽ cố gắng phấn đấu cho một việc gì đó, hay cố gắng đạt điểm cao trong môn học nào đó. Nhưng nếu cứ khất lần khất lượt “thôi để lần sau “, thì chẳng biết bao giờ sự quyết tâm của teen mới đi được đến đích....

Thói quen “thờ ơ”

Thói quen này nổi trội nhất ở các teenboy. Mỗi khi được thầy cô giao cho bài tập về nhà, dù bài tập chất cao như núi, nhưng đến 60% các teenboy sẵn sàng chọn giải pháp đi đá banh với “ lũ” hàng xóm sau đó mới về nhà làm bài. Đôi khi đá banh về quá mệt rồi lại “thôi , kệ đời, mai lên lớp tính”.

Không chỉ thờ ơ với bài tập, các teenboy đa phần không cảm thấy “đau lòng ” mỗi khi bị điểm thấp như các teengirl. Nỗi buồn chỉ “chan chứa” một lúc rồi lại thôi, không như các teengirl có thể “ăn không ngon, ngủ không yên” vì một điểm thấp.

Tuy vậy, không chỉ riêng các teenboy, các teengirl đôi khi cũng thờ ơ với kết quả học tập của mình. Nhưng tính về số lượng, thì không thể “dầy đặc” như các teenboy được. Một số teen nghĩ rằng đó là "sống đơn giản, không lo lắng”, nhưng hoàn toàn không phải vậy đâu teen nhé. Khi teen thờ ơ với việc học, là teen đang thờ ơ với những việc ảnh hưởng đến bản thân. Bên cạnh đó, không riêng gì việc học, teen rất dễ mắc vào những việc làm sai trái hay lại rơi vào những trường hợp ngoài ý muốn nếu tiếp tục có lối sống thờ ơ.

Vì vậy, ngay từ hôm nay, chớ thờ ơ với học tập hay kết quả của bản thân, teen cần xác định lại xem mình đã vấp phải những điều gì để sửa chữa trong tương lai mới mau tiến bộ được.

Kết

Con đường học tập chính là con đường khổ luyện giúp chúng ta vững chắc bước vào đời. Không đơn giản rằng chúng ta đến trường để học kiến thức, để có bằng cấp mà chúng ta đang đến trường để học tập cách sống và rèn luyện nhân cách nữa. Vì vậy dù vẫn đang ngồi trong hàng ghế nhà trường, các teen hãy cố gắng rèn luyện cho mình những thói quen tốt. Đừng để những thói quen tưởng chừng vô hại, lại ảnh hưởng đến tương lai và cuộc sống của teen sau này, teen nhé…
Theo Kênh 14
 

giasuams

Member
Có những thói quen vô hình tồn tại trong lối sống của teen, khiến việc học của teen ngày càng đi xuống. Tất nhiên, đây không phải toàn bộ những thói quen teen có, nhưng nó là một trong những thói quen nổi bật, dễ thấy ở tuổi teen…

Thói cẩu thả

Nếu ép một teen lúc nào cũng phải từ tốn và cẩn thận thì đúng là chẳng khác gì bảo teen “bắc thang lên hỏi ông trời”. Ở cái tuổi teen, lúc nào con người ta cũng có chút gì đó vội vã, bồng bột và nhất là hay “cẩu thả ” trong mọi việc. Nhưng chính thói quen đó là một tác động không nhỏ đến việc học của teen.

Một bài toán tưởng chừng rất đơn giản, với những phép toán cộng trừ nhân chia rất đỗi bình thường, nhưng chỉ thiếu tính cẩn thận một chút thôi là “sai một ly, đi một dặm”. Minh Quân, 17t, trường LTV, ngậm ngùi tiếc nuối vì đã quá cẩu thả trong bái kiểm tra vừa qua, anh chàng cho biết: “Vì quá tự tin, cho rằng bài quá dễ, nên lúc làm bài xong mình đã không thèm kiểm tra lại. Cuối cùng, đến gần hết giờ, mình mới phát hiện do quá ẩu, đã tính nhầm ngay bước đầu tiên, nhưng lúc đó thì không còn kịp để sửa lại nữa...."

Hay trong bài tập đòi hỏi tính kiên nhẫn và cẩn thận, các teen chúng ta lại muốn rút gọn các bước và mau đi đến đáp số. Nhiều teen rút gọn “tất tần tật” những gì có thể rút gọn được. Nhưng đó không phải thông minh, chính vì những sự cẩu thả như vậy lại khiến teen bỏ ra bao công sức nhưng lại chẳng thu được gì.

Hãy nhớ, các thầy cô luôn chấm điểm dựa theo đáp số và quá trình thực hiện. Nếu teen biết cách làm, nhưng lại làm ẩu và không đủ các bước theo yêu cầu, hay trình bày không rõ ràng, thì cũng không đạt được điểm tối đa đâu teen nhé. Tất nhiên là giữa hai bài làm, một bài làm đầy đủ, công phu và đủ các bước theo yêu cầu, với một bài chỉ có kết quả, thì không thể nào cho hai bài một thang điểm giống nhau được.

Đôi khi bản thân teen nghĩ rằng lúc học ở nhà, học thêm thì cẩu thả tí, làm sai tí, điểm thấp tí cũng không sao. Teen nghĩ rằng khi đi thi hay kiểm tra teen sẽ cố gắng cẩn thận hơn. Nhưng điều đó hoàn toàn không đơn giản như thế, những gì đã hình thành thói quen thì khó có thể sửa được. Có những lúc teen muốn cẩn thận, nhưng do thói quen cẩu thả đã hình thành, không thể thay đổi đơn giản trong phút chốc, thế là "tiêu tùng"...


Ảnh minh họa

Thói lười biếng

Sau cả ngày đi học về, hết học chính thức rồi lại đi học thêm, vùi đầu vào việc học đến mức ngán ngẩm, chuyện teen nhìn đến sách là “đổ lười” cũng có thể hiểu được phần nào. Nhưng lười biếng chính là yếu tố khiến cho việc học của teen ngày càng trở nên “nguy hiểm”. Tất nhiên, chẳng cần so sánh cũng biết, một học sinh cần cù, chăm chỉ, luôn đạt thành tích tốt hơn một học sinh lười biếng.

Khi teen trở nên lười biếng, teen sẽ làm việc một cách thờ ơ, không rõ ràng hay làm việc gì cũng lừng khừng, chờ đợi. Như trường hợp của Quốc Việt, 16t , biết mình vốn thông minh, nên anh chàng dành rất ít thời gian cho việc học. Việt luôn nghĩ rằng mình chỉ “ iếc sơ là nhớ” , nên thời gian dành cho việc học của anh chàng chẳng được bao nhiêu. Riết rồi Việt cứ “nhìn thấy sách vớ là ngán”. Đến khi chợt nhận ra, cái thông minh của mình không thể phát huy được nếu “quá làm biếng ” thì anh chàng mới tìm cách “ luyện siêng ” trở lại. Nhưng quá trình luyện tập ấy cũng chẳng mấy dễ dàng.

Người xưa có câu “Nhàn cư vi bất thiện”, khi teen lười biếng trong việc học, nó sẽ trở thành một thói quen ăn sâu vào cuộc sống sau này của teen. Và khi người ta quá “nhàn cư” thì cái “vi , tức hành động” dễ sa ngã vào những việc xấu. Nói đơn giản hơn như trong giờ kiểm tra, nếu teen vì một lí do nào đó không thuộc bài, có thể teen sẽ suy nghĩ đên việc “quay bài”. Đó là một hành vi không tốt vì làm được một lần, teen có thể làm thêm 2-3 lần sau thế nữa.

Hay chỉ bắt đầu từ những bài tập về nhà, teen nghĩ rằng không làm cũng không sao vì cho rằng nó không mấy quan trọng. Hoặc bài tập quá nhiều nên teen “buông xuôi”, cứ thế, 1 lần rồi 2-3 lần, nó vô tình trở thành thói quen cứ nhìn thấy học là lười…Ngay lúc còn có thể, thì hãy cố gắng “luyện siêng” vì lười biếng là con virut tấn công cực nhanh vào thói quen của teen, khó chữa trị lắm đấy!

Thói quen khất lần

Bất kì ai khi gặp khó khăn thì cũng có thể “nản chí”, vì vậy nhân gian hay nói vui rằng “gian nan bắt đầu nản”. Chỉ nói đến việc chép bài trên lớp, Do quá mệt, đôi khi do “lười lười” nên teen thường hay khất lần “thôi để về nhà chép”, đến khi về nhà lại “thôi mai lên lớp chép” .Thế là hết lần này đến lần khác, bài vẫn chưa chép...

Thói quen xấu này sẽ làm tiêu hao đi tinh thần phấn đấu của teen. Ngay khi teen đưa ra một quyết định sẽ cố gắng phấn đấu cho một việc gì đó, hay cố gắng đạt điểm cao trong môn học nào đó. Nhưng nếu cứ khất lần khất lượt “thôi để lần sau “, thì chẳng biết bao giờ sự quyết tâm của teen mới đi được đến đích....

Thói quen “thờ ơ”

Thói quen này nổi trội nhất ở các teenboy. Mỗi khi được thầy cô giao cho bài tập về nhà, dù bài tập chất cao như núi, nhưng đến 60% các teenboy sẵn sàng chọn giải pháp đi đá banh với “ lũ” hàng xóm sau đó mới về nhà làm bài. Đôi khi đá banh về quá mệt rồi lại “thôi , kệ đời, mai lên lớp tính”.

Không chỉ thờ ơ với bài tập, các teenboy đa phần không cảm thấy “đau lòng ” mỗi khi bị điểm thấp như các teengirl. Nỗi buồn chỉ “chan chứa” một lúc rồi lại thôi, không như các teengirl có thể “ăn không ngon, ngủ không yên” vì một điểm thấp.

Tuy vậy, không chỉ riêng các teenboy, các teengirl đôi khi cũng thờ ơ với kết quả học tập của mình. Nhưng tính về số lượng, thì không thể “dầy đặc” như các teenboy được. Một số teen nghĩ rằng đó là "sống đơn giản, không lo lắng”, nhưng hoàn toàn không phải vậy đâu teen nhé. Khi teen thờ ơ với việc học, là teen đang thờ ơ với những việc ảnh hưởng đến bản thân. Bên cạnh đó, không riêng gì việc học, teen rất dễ mắc vào những việc làm sai trái hay lại rơi vào những trường hợp ngoài ý muốn nếu tiếp tục có lối sống thờ ơ.

Vì vậy, ngay từ hôm nay, chớ thờ ơ với học tập hay kết quả của bản thân, teen cần xác định lại xem mình đã vấp phải những điều gì để sửa chữa trong tương lai mới mau tiến bộ được.

Kết

Con đường học tập chính là con đường khổ luyện giúp chúng ta vững chắc bước vào đời. Không đơn giản rằng chúng ta đến trường để học kiến thức, để có bằng cấp mà chúng ta đang đến trường để học tập cách sống và rèn luyện nhân cách nữa. Vì vậy dù vẫn đang ngồi trong hàng ghế nhà trường, các teen hãy cố gắng rèn luyện cho mình những thói quen tốt. Đừng để những thói quen tưởng chừng vô hại, lại ảnh hưởng đến tương lai và cuộc sống của teen sau này, teen nhé…
Theo Kênh 14
 

giasuams

Member
(Dân trí) - “Học để làm gì?”, vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận trong chương trình Đối thoại trẻ tháng 9, trực tiếp trên VTV6 vào tối thứ 5 ngày 24/9/2009. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ tham gia chương trình với tư cách khách mời đối thoại.


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi giao lưu trực tuyến hôm 31/8/2009 về một nền giáo dục "tốt và công bằng" (Ảnh: Hữu Nghị)

“Học để làm gì?” - câu hỏi đơn giản nhưng không dễ trả lời và thường xuyên được làm mới đối với các thế hệ học sinh, sinh viên. Mục tiêu của sự học có thể thay đổi theo từng giai đoạn khác của cuộc đời mỗi con người và luôn đồng hành cùng với sự tiến bộ của nhân loại. Nhưng, liệu những người tham gia hệ thống vận hành việc học ở Việt Nam đã thực sự xác định được thế nào là học và học để làm gì?

Đặc biệt là các bạn trẻ, họ nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của việc học đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và đối với sự phát triển chung của đất nước nhằm nâng cao những giá trị của dân tộc? Họ cần những điều kiện gì để việc học là suốt đời chứ không chỉ dừng lại ở tấm bằng xin việc khi ra trường và đạt đến độ “biết”, “làm”, “chung sống” và “tồn tại” đúng nghĩa như ước vọng sâu thẳm trong mỗi con người?

Quanh vấn đề này, các bạn trẻ có cơ hội giao lưu đối thoại trực tiếp với người đứng đầu ngành giáo dục, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân. Phó Thủ tướng sẽ tham gia chương trình với tư cách khách mời đối thoại trong vai trò của nhà quản lý.
 

giasuams

Member
Học sinh “chê” ban Khoa học xã hội
(Dân trí) - Nội dung học quá nhiều lý thuyết, ít thực hành, xa rời cấu trúc đề thi Đại học là những lý do khiến tỷ lệ học sinh lựa chọn ban Khoa học Xã hội Nhân văn ở bậc THPT giảm dần theo các năm học.

Nhiều học sinh "từ chối" ban Khoa học Xã hội Nhân văn


Năm học 2009-2010, trường THPT Nhân Chính, Hà Nội tuyển sinh 12 lớp 10 thì có đến 10 lớp, học sinh chọn ban Cơ bản, 2 lớp ban Khoa học tự nhiên và không có học sinh nào chọn ban Khoa học Xã hội nhân văn (KHXHNV).

Ông Nguyễn Hoàng Kim, Hiệu trưởng trường cho biết: Phần lớn học sinh chọn học ban Cơ bản đều vì mục đích thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH sau này. Học ban Cơ bản, các em có thể lựa chọn dự thi vào các trường ĐH, CĐ khối A (nếu học Cơ bản A) hoặc khối D (Cơ bản D), mà thực tế thì các trường tuyển sinh khối A, D chiếm số lượng lớn trong tổng số các trường ĐH, CĐ trên cả nước.

Tất nhiên, sự lựa chọn này hoàn toàn xuất phát từ nguyện vọng của bản thân học sinh, nhà trường không có bất kỳ sự sắp xếp nào.

Các trường THPT ở Hà Nội như Trung Văn, Nguyễn Gia Thiều... cũng trong tình trạng thiếu học sinh đăng ký vào ban KHXHNV.

Tại TPHCM, từ năm thứ hai triển khai chương trình phân ban đã xuất hiện việc nhiều trường không có học sinh chọn ban KHXHNV. Chính vì vậy, nhiều trường đã xóa sổ ban này từ năm học trước.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số học sinh học ban KHXHNV trên cả nước giảm dần theo các năm. Năm học 2006-2007 có 6,41% học sinh chọn ban KHXHNV nhưng đến năm học 2008-2009, tỉ lệ chọn ban này chỉ còn 2%.

Các nhà khoa học và quản lý giáo dục cho rằng nội dung sách giáo khoa của các môn học phân ban quá nặng, nhiều lý thuyết, ít thực hành, không phù hợp với cấu trúc đề thi ĐH, CĐ hiện nay nhưng để giảm tải thì cần có thời gian.

Lựa chọn học ban nào là quyền tự quyết của mỗi học sinh và chính nhu cầu này đã khiến một số ban không có học sinh theo học. Có lẽ, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT nên xem xét lại vấn đề phân ban và cần xác định mục tiêu của phân ban là gì?

Hồng Hạnh
 

giasuams

Member
(Dân trí) - Ngày 24/9, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã yêu cầu các trường kiểm tra kỹ hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2, NV3 của tất cả các thí sinh để phát hiện giấy chứng nhận kết quả thi giả.
>> Xuất hiện hình thức gian lận mới trong xét tuyển

Thứ trưởng Luận yêu cầu, ngoài việc kiểm tra kỹ hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2, NV3 của thí sinh, các trường phải kết hợp với việc sử dụng phần mềm tuyển sinh TS09 và dữ liệu kết quả thi toàn quốc đã được đưa lên mạng để phát hiện các trường hợp thí sinh gian lận sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi giả để đăng ký xét tuyển.

Các trường sẽ loại khỏi danh sách trúng tuyển, nếu thí sinh sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi giả và lập danh sách gửi về Bộ GD-ĐT để xử lý nghiêm.
Được biết, vừa qua, nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn TPHCM đã phát hiện gần 100 phiếu báo điểm giả để nhập học NV2 rất tinh vi như ĐH Bách khoa TPHCM phát hiện ra 6 trường hợp, hình thức giả mạo chủ yếu là thí sinh scan giấy báo thi thành nhiều bản, đóng dấu giả mạo để gửi cùng lúc cho nhiều trường, với mục đích tăng thêm cơ hội trúng tuyển.

ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM phát hiện khoảng chục giấy báo điểm rởm; Trường ĐH KHXH&NV TPHCM cũng phát hiện ra vài trường hợp; ĐH Văn Lang đã phát hiện gần 40 hồ sơ gian lận giấy báo điểm; ĐH Văn Hiến phát hiện 6 trường hợp giả mạo theo hình thức giả chữ ký và dấu của trường xét NV1...

Hồng Hạnh
 

giasuams

Member
Bộ GD-ĐT thừa nhận sai sót trong chương trình, SGK
(Dân trí) - Ngày 24/9, tại hội thảo “Đánh giá 3 năm thực hiện chương trình, SGK THPT”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận: “Chương trình và SGK mới của bậc phổ thông còn nhiều hạn chế, quá tải về nội dung và chưa phù hợp với trình độ đại trà của học sinh”.
Nhiều bài trong chương trình mới được đánh giá là quá khó, quá trừu tượng

Dạy rồi mới biết là… sai

Trong chương trình giảng dạy mới, sau 3 năm triển khai, Bộ GD-ĐT thừa nhận một số môn học chưa phù hợp với học sinh yếu kém và học sinh vùng khó khăn. Một số môn nội dung chưa thực sự cơ bản, khối lượng kiến thức gia tăng, chưa thể hiện đầy đủ mức độ hiện đại, cập nhật kiến thức cần thiết trong thời hiện đại.

Đặc biệt, một số môn học như Sinh học, Công nghệ, Hoạt động ngoài giờ lên lớp và Giáo dục công dân, Giáo dục hướng nghiệp và nghề phổ thông còn trùng lặp. Nội dung các môn Thể chất, Ngoại ngữ, Kỹ năng sống, Ứng dụng CNTT còn hạn chế so với chương trình giáo dục ở các nước phát triển.

Về sách giáo khoa (SGK), một số thuật ngữ khoa học trình bày trong nhiều cuốn còn khó, trừu tượng hoặc đôi khi chưa chuẩn xác, chưa nhất quán trong một lớp, giữa các lớp, các cấp, cụ thể là môn Toán, Vật lý, Sinh học, Ngoại ngữ. Đối với môn Giáo dục công dân, Sinh học còn rườm rà khó hiểu.

Thậm chí cách dùng từ, thuật ngữ, kí hiệu, cách tiếp cận giữa SGK theo chương trình chuẩn và SGK nâng cao ở một số môn học như Vật lí, Toán, Ngữ văn chưa thống nhất, gây khó khăn cho giáo viên, học sinh. Đặc biệt, một số sách còn sai sót nhỏ về kiến thức, khái niệm hoặc thuật ngữ khoa học.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển giải thích: “Chỉ khi áp dụng vào giảng dạy, Bộ mới phát hiện những sai sót trên. Bộ sẽ nghiêm túc sửa chữa các sai sót, các lỗi kỹ thuật ở mỗi cuốn sách giáo khoa”.

Khắc phục ngay trong năm 2010

Tại hội thảo, ngoài việc “bắt lỗi” chương trình, SGK, nhiều đại biểu đã thẳng thắn đề nghị Bộ xem xét lại toàn bộ chương trình vì có sự không phù hợp giữa chương trình giáo dục với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường và trình độ của một bộ phận giáo viên.
Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng cho rằng Bộ nên cắt bỏ những môn không cần thiết như môn Công nghệ hay An ninh quốc phòng và giảm tải thời gian học từ 35-37 tuần như hiện nay xuống còn 32 tuần.

Năm 2015, học sinh mới được học sách giáo khoa mới

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định kiến nghị: “Nếu Bộ thay đổi chương trình SGK thì nên tăng thêm phần dịch các bài Toán, Lý của nhiều nước trên thế giới để học sinh có cơ hội được học tập. Bên cạnh đó, Bộ chỉ nên kéo dài 32 tuần học, tăng thời lượng học 2 buổi/ngày để học sinh có thời gian chuẩn bị cho kỳ thi đại học”.

Đưa ra giải pháp khắc phục những nhược điểm của chương trình, SGK mới, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: Ngay từ năm 2010, Bộ sẽ triển khai nghiên cứu, xây dựng một chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng sau 2015.

Theo đó, chương trình được đổi mới theo hướng đồng đều các môn học ở lớp dưới, phân hoá mạnh hơn ở cấp THPT. Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học có hướng dẫn và hỗ trợ tối ưu của giáo viên, đồng thời tăng cường hoạt động xã hội của học sinh. Dựa trên chương trình quốc gia, các vùng miền có thể xây dựng nội dung giáo dục phù hợp, đặc biệt chú ý tới học sinh dân tộc thiểu số…

Hồng Hạnh
 

giasuams

Member
Tầm quan trọng của ngoại ngữ thì khỏi phải bàn, teen nào cũng ít nhiều hiểu được. Nhưng trong suốt những năm học, nhiều bạn vẫn còn chủ quan và đặc biệt “ngại” học ngoại ngữ…

Quỳnh Anh (tổng hợp)

Ngại, ghét hay chủ quan?

Ngoại ngữ là môn học quen thuộc của teen mình. Tiếng Anh, Tiếng Pháp… tùy mỗi trường mà teen được học những ngoại ngữ khác nhau. Tuy vậy, trong suốt những năm phổ thông, nhiều teen khá chủ quan và ngại học ngoại ngữ. Đặc biệt với nhiều teen ban tự nhiên, ngoại ngữ trở thành môn học đáng “gờm” của teen lúc nào không biết.

“Hồi cấp 2, mình rất thích học Anh. Nhưng lên cấp 3, phần vì tập trung cho ban chuyên, phần vì chủ quan, mình học sút Tiếng Anh lúc nào không hay. Bây giờ, phần vì học không được tốt, phần vì lười, mình không còn yêu thích môn học nữa…”- Tiến Thành lớp 11 tâm sự.

Quả thực, việc tập trung vào các môn ban chuyên, teen mình có phần lơ là với các môn “phụ”. Và buồn thay, ngoại ngữ cũng chịu chung số phận, cũng phải chịu “điều tiếng - môn phụ” đó. Vì ngại, vì lười, hay vì chủ quan, bộ phận không nhỏ teen chỉ học Ngoại ngữ một cách chiếu lệ. Đáng buồn nhất là những teen có thái độ coi thường môn học. Các bạn ấy cho rằng, Ngoại ngữ sau này đi mấy trung tâm một thời gian là ổn… Hiện tại cứ tập trung học các môn “chính” đã, lo gì….
Một số teen lại bắt nguồn từ tâm lí tự ti, cứ nghĩ mình không có “khiếu” học, học kém, nên tự ti và càng sợ ngoại ngữ hơn, hay những teen bị mất căn bản, thiếu ý chí nên buông xuôi những tiết học ngoại ngữ, chỉ còn chăm chăm “nhờ vào bạn bè mình để vượt qua mỗi giờ kiểm tra….

“Mình rất sợ học Anh. Căn bản vì mình học không tốt. Đã “dốt lại lười” nên học càng… thảm!” Thuỷ - một teengirl 12 cho biết. Cũng vì thế, mỗí giờ Tiếng Anh trong lớp đối với Thủy không khí chẳng dễ thở chút nào.

Thuỳ Linh, một nhân vào loại giỏi tiếng anh trong lớp kể: “Bình thường không nói làm gì, chứ kiểm tra Anh là mọi người lại nhấm nháy mình…. Lo cho bài mình chưa kịp, mà còn phải lo nhắc cho các bạn. Nói thật, trong lớp cũng chỉ có mình thuộc loại khá, nếu mình không giúp, thì chúng nó khó mà xoay sở được…” Ấy vậy mà bất cứ khi nào Linh khuyên nhủ vài người bạn thân học Anh cho chỉn chu hơn, chúng nó lại quay ngoắt: Ui dào, lo gì… Các bạn ấy lý giải, cuối năm ôn thi tốt nghiệp, chỉ cần chịu khó cày những dạng bài ngữ pháp cơ bản, chú tâm chút chút là “thừa” qua tốt nghiệp, cũng chẳng phải bận tâm nhiều…

Ngoại ngữ có tên trong danh sách các môn thi tốt nghiệp. Ngoại ngữ cần lắm cho công việc, cuộc sống sau này. Ngoại ngữ còn mang đến cho teen sự tự tin đáng yêu trong cuộc sống hiện đại. Vậy mà do chủ quan hay lười, nhiều bạn đang đánh mất cơ hội được học Ngoại ngữ từ thời trung học…


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Thoát lười

Đến một lúc nào đó, hầu hết các bạn từng ghét, từng lười, từng ngại hay coi thường ngoại ngữ đều cảm thấy tiếc, tiếc thực sự vì đã không học cẩn thận. Vì ngoại ngữ mà nhiều người đánh mất những cơ hội quý trong học tập trong cuộc sống.

K. T - HV Báo chí tâm sự: “Mình đỗ đại học khối C thuộc hàng thủ khoa của trường. Thuộc diện được ưu tiên suất du học của trường năm đó và mình được tự do chọn 1 trong 10 trường du học có Anh - Thuỵ Điển - Nga, Trung Quốc… Vì Tiếng Anh kém nên mình đành ngậm ngùi chọn Trung Quốc dù thích mê Thuỵ Điển… Mà dù có sang Trung Quốc, mình cũng vẫn phải bắt tay vào học tiếng Anh ngay bây giờ…” K.T xuýt xoa mãi, giá như những năm trung học cô bạn chịu khó học Anh cho chỉn chu thì đã khác…

Không riêng gì K.T, không ít teen đã tiếc rẻ nhìn cơ hội đi qua trước mắt mình chỉ vì thiếu ngoại ngữ…

Với các teen bước vào đời sinh viên, hầu như ai cũng có kế hoach học thêm, đầu tư cho ngoại ngữ. Điều đó chứng tỏ, các bạn ấy không hề “khinh” môn học này. Chỉ có điều, teen mình không thắng nổi chữ lười, không chống lại được những suy nghĩ chủ quan mà thôi….

Bởi thế, ngay từ bây giờ, teen hãy “nhìn lại”, và bắt tay vào chấn chỉnh ngay việc học ngoại ngữ nếu có thể. Một chút quyết tâm, một chút đầu tư thời gian, một chút tự giác… các bạn sẽ thấy rằng việc học ngoại ngữ không hề “khoai” chút nào…

“Chị mình đang là sinh viên năm 2, ngày nào cũng ca cẩm về việc học tiếng Anh. Chị ấy kể, việc học và làm thêm đã bận tối mắt, lại còn ôm đồm thêm một khóa ngoại ngữ nên mệt mỏi lắm. Rút kinh nghiệm của mình nên ngày nào chị cũng rủ rỉ bảo mình liệu mà học ngay từ bây giờ… Thành ra mình cũng biết sợ, và… ngấm…” – Khánh (Hai Bà Trưng) giải thích lí do vì sao cậu chàng quay sang học Tiếng Anh cực chỉn chu…

Mọi kết quả tốt của tương lai đều bắt đầu từ những nỗ lực của ngày hôm nay.. Học ngoại ngữ cần cả chút đam mê, teen mình hãy dồn cảm hứng ngay từ bây giờ, để có thể học ngoại ngữ tốt nhất bạn nhé!
 

giasuams

Member
Hầu hết các bạn teen đang học lớp 12 đều thú nhận rằng họ hoàn toàn hối hận về chương trình phân ban mình đã chọn, nhưng không thể thay đổi vì đã "lỡ dại" học được 2 năm rồi...

Theo Mực tím

Vài dòng tâm sự bỏ ngỏ...

Cũng có nhiều bạn khi biết rằng sức mình không theo được chương trình ban KHTN khi lên lớp 12 nên quyết định chuyển lớp, học sang ban D. Vài bạn học cơ bản A cũng rục rịch chuyển xuống lớp ban D để học nhẹ nhàng hơn, khi họ không có ý định thi Toán - Lý - Hóa.

N.K (lớp 12 trường P) tâm sự: "Hầu như mình chưa thấy học sinh ban D nào hối hận về quyết định chọn ban của mình. Mình cũng chưa thấy teen nào học ban D mà chuyển lên ban tự nhiên. Còn các bạn học ban tự nhiên và cơ bản A lại khác. Nhiều bạn đến bây giờ mới biết mình chọn sai, và nuối tiếc. Nhưng hơi muộn rồi..."

L.P (lớp 12 trường N) chia sẻ: "Mình không có can đảm chuyển ban, chuyển lớp. Dù gì thì cũng đã quen với môi trường học tập này rồi. Dù mình học ban tự nhiên có hơi "phí", nhưng không sao, bây giờ mình tập trung vào cho môn Anh và môn Văn đã..."
H.G (lớp 12 trường M): "Mình học ban A, nhưng thi khối D là chính. Bởi thế nên bây giờ mình sợ Lý và Hóa luôn. Nghe giảng mà như từ trên trời rơi xuống ấy! Mình đang "tiến thoái lưỡng nan" vì ban A học cũng không được, mà ban D học cũng không xong vì đâu có học đến nơi đến chốn! Rõ khổ!"


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Ban D cũng học...ban A!

Những bạn học ban A có ý định thi ban D thì tất nhiên sẽ khổ...gấp đôi bạn bè cùng trang lứa: phải học thêm tận...5 môn, và môn nào cũng phải chú trọng, dù không thuộc sở trường. Chính vì vật, sự áp lực và căng thẳng luôn diễn ra dồn dập.

L.P kể: "Chính vì chạy sô nhiều quá nên mình đuối, bỏ học thêm Lý, Hóa. Hậu quả là hai bài kiểm tra 15 phút vừa rồi dưới trung bình. Mình bắt đầu sợ nhưng bây giờ không biết sắp xếp thế nào. Mục tiêu của mình là đậu khối D, nhưng nếu học Lý, Hóa kiểu này thì đang sợ không thể tốt nghiệp THPT nữa!"

H.G nói thêm: "Mình thấy nhiều bạn học ban D mà cũng "bon chen" thi khối A nữa! Bởi vậy họ cũng như tụi mình, học đuối luôn. Nhưng dù sao chương trình cơ bản Lý, cơ bản Hóa vẫn đỡ áp lực..."

Bạn vẫn có thể học được hai ban cùng lúc, nếu:
Môn nào bạn đang mất căn bản thì hãy học nhiều hơn các môn còn lại gấp đôi. Chỉ cần làm bài tập nhiều lần, thực hành thường xuyên là sẽ mau chóng đạt điểm 7 trở lên.

Đừng học trước những kiến thức chưa cần thiết: hãy nắm vững kiến thức giáo khoa trước đã, khoan luyện thi đại học vội, nó sẽ khiến bạn lẫn lộn nội dung bài học

Phân bố thời gian hợp lý. Trong đó, bạn phải dành 6 tiếng để ngủ và một tiếng để thư giãn trong một ngày. Thà ngủ sớm và dậy sớm còn hơn là thức khuya để rồi sáng tụng không nổi kiến thức vào đầu.

Xem việc học là niềm vui, và không quan tâm đến điểm. Nếu điểm cao thì có động lực học tiếp, điểm thấp thì cố gắng gỡ lại và quên nó đi.

Môn nào yếu mới đi học thêm. Đừng "ôm sô" quá nhiều để rồi chẳng môn nào ra môn nào cả.

o0o

Thực trạng hiện nay rất nhiều bạn vì chọn sai ban hoặc luyện thi không đúng khối mà mình yêu thích nên dễ gặp áp lực và học không hiệu quả. Việc học là một quá trình lâu dài. Vì vậy bạn không thể "nhồi" hết được một lượng kiến thức khổng lồ trong thời gian quá ngắn. Chịu khó sắp xếp, biết cách "chấp nhận mất mát" ở một vài môn để đầu tư cho những môn đam mê, bạn sẽ thành công.

Không riêng gì những teen ban A học ban D, mà cả những teen ban D đang học...ban A, hay những teen ban tự nhiên học ban D nữa, các bạn hãy có những lựa chọn thật kĩ lưỡng trước khi quyết định mình sẽ chọn con đường nào nhé!
 

giasuams

Member
Mặc dù điểm xét tuyển chỉ bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT nhưng các trường ĐH khối dân lập vẫn thiếu thí sinh trầm trọng. Trong 2 ngày còn lại, các trường hy vọng sẽ có thêm thí sinh đến đăng ký.

Theo Dân Trí

Hiện tượng này xảy ra ở rất nhiều ĐH dân lập như ĐH Dâp lập Hải Phòng mới nhận được 400 hồ sơ/700 chỉ tiêu; ĐH Dân lập Phương Đông 200 hồ sơ/gần 400 chỉ tiêu, ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) 120 hồ sơ/200 chỉ tiêu; ĐH Dân lập Lương Thế Vinh (Nam Định) 700 hồ sơ/1.000 chỉ tiêu…


Nguyện vọng 3 - cơ hội cuối cùng cho thí sinh vào ĐH, CĐ

Ông Nguyễn Hữu Kiều, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Lương Thế Vinh cho biết: “Đây là năm khủng hoảng thí sinh nhất của trường vì theo tìm hiểu, rất ít thí sinh đủ điểm sàn nên các trường không có nguồn để tuyển. Còn 2 ngày nữa hết hạn nộp hồ sơ, tôi không hy vọng có đủ thí sinh”.

Cũng do thiếu chỉ tiêu, ĐH Đại Nam không công bố chỉ tiêu NV3 mà chỉ thông báo xét tuyển, mức điểm bằng điểm sàn của Bộ. Đến nay trường đã nhận được khoảng gần 400 hồ sơ nhưng vẫn thiếu thí sinh.

So với các trường trên, ĐH Dân lập Thăng Long “khá” hơn, trường thông báo tuyển 300 NV3, đến nay đã nhận gần đủ và trường sẽ nhận hết những thí sinh đã nộp hồ sơ vào trường.

Các trường ĐH dân lập chưa bao giờ rơi vào tình trạng “khát” thí sinh như hiện nay. Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng cho rằng: “Có 3 nguyên nhân khiến các trường thiếu nguồn tuyển: Điểm sàn năm nay cao hơn so với thực tế; có quá nhiều trường ĐH dân lập được mở thêm (hiện nay cả nước có 376 trường); các trường công lập mở ra nhiều hệ B (hệ ngoài ngân sách) mà lại lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn nên “hớt” hết thí sinh của các trường dân lập”.

Riêng trường ĐH Y Hà Nội, mặc dù có 360 hồ sơ/105 chỉ tiêu nhưng lãnh đạo Phòng đào tạo của trường cho biết: “Mặc dù đông thí sinh nộp hồ sơ nhưng trường vẫn thiếu thí sinh ở các chuyên ngành Bác sĩ Y học cổ truyền, Bác sĩ Y học dự phòng, Cử nhân điều dưỡng, Cử nhân Kỹ thuật Y học. Nguyên nhân có thể do điểm chuẩn quá cao”.
 

giasuams

Member
Theo đó, sinh viên của các trường trên được xét tuyển thẳng vào UNSW mà không cần trải qua khóa học Dự bị Đại học. Trường bắt đầu xét hồ sơ cho kỳ nhập học vào tháng 3/2010.
Hội đồng tuyển sinh của UNSW thông báo xét tuyển thẳng vào các chương trình Đại học dành cho học sinh Tốt Nghiệp THPT ở các trường sau:

Tại TP. Hồ Chí Minh:

1. Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

2. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

3. Trường Phổ Thông Năng Khiếu

4. Trường THPT Gia Định

5. Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

6. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Tại Hà Nội:

1. Hệ THPT Chuyên, ĐH Khoa học Tự nhiên– ĐHQG Hà Nội

2. Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội

3. Trường THPT Chu Văn An

4. Trường THPT Chuyên, ĐH Sư Phạm Hà Nội

5. Trường THPT Hà Nội - Amsterdam

Theo đó, sinh viên của các trường trên được xét tuyển thẳng vào UNSW mà không cần trải qua khóa học Dự bị Đại học. Trường bắt đầu xét hồ sơ cho kỳ nhập học vào Tháng 3/2010

Đại học New South Wales là đại học danh tiếng của Úc, là thành viên Nhóm 8 (Group of Eight) trường đại học hàng đầu về giảng dạy và nghiên cứu của Úc, và cũng là thành viên sáng lập của Universitas – hiệp hội gồm 17 trường đại học hàng đầu và nghiên cứu trên thế giới.

Trong Good University Guide 2009, UNSW vượt lên trên tất cả các trường đại học khác ở Úc, và được xếp hạng 5 sao tuyệt đối cho 11 tiêu chí đánh giá. UNSW hiện đang được xếp hạng thứ 45 trên thế giới. Khoa Kinh tế và Khoa Kỹ thuật liên tục được xếp hạng Nhất ở Úc. Các khoa Khoa học Tự Nhiên, Khoa học xã hội và Nhân Văn lần lượt được xếp hạng 39 và 28 trên thế giới.
Thông tin chi tiết về điều kiện xét tuyển trực tiếp vào Đại học New South Wales vui lòng liên hệ VPĐD trường ĐH New South Wales tại Việt Nam:

Tại Hà Nội:

33 Tuệ Tĩnh, Hà Nội

Điện thoại: 04 3978 3718
Email: [email protected]

Tại TP. Hồ Chí Minh

Lầu 5, 102 bis Lê Lai, Quận 1, HCM

Điện thoại: 08 3925 2679
Email: [email protected]
 

giasuams

Member
7 thói quen học tập tốt
02/10/2009 10:32:55
Bạn không chỉ phải học ngày hôm nay, trên ghế trường phổ thông, hay giảng đường đại học, mà luôn phải không ngừng học hỏi để trau dồi, bổ sung kiến thức. Vì thế, những thói quen học tập tốt và để học tập tốt là cực kỳ cần thiết.

Theo Mực tím

Có thể một trong số những thói quen dưới đây, bạn đã có. Nhưng cũng có một số thói quen bạn “chưa từng biết đến”, hihi, không sao hết, cứ tập luyện dần để những thói quen học tập tốt trở thành 1 phần trong bạn, và việc học trở thành một niềm yêu thích, hứng khởi nhé!!

1. Ghi lại những bài cần học mỗi ngày

Một dạng tương tự như sổ báo bài hồi còn nhỏ í. Nhưng thay vì thầy cô hoặc lớp phó học tập sẽ ghi giùm bạn thì bạn sẽ tự ghi. Ví dụ như hôm đó được thầy dặn dò kiểm tra thì bạn hãy lấy sổ tay ra và ghi thật nhanh: ngày kiểm tra, nội dung kiểm tra...Sổ tay cũng sẽ dùng để ghi dặn dò soạn bài nè, chuẩn bị dụng cụ học tập nè, ngày sinh hoạt ngoại khóa, soạn bài thuyết trình nhóm...Để thuận tiện cho việc xem lại, các bạn nên chia cột theo: ngày dặn dò, môn, việc cần làm, ngày thực hiện....

Thường xuyên xem lại những “chú ý” này để có kế hoạch ôn bài, chuẩn bị bài kỹ lưỡng. Đối với những “chú ý” sắp xảy ra vào ngày mai, ngày kia, bạn nên ghi lại một lần nữa vào nhắc nhở của điện thoại, đảm bảo sẽ luôn “học bài và làm bài đầy đủ”.

2. Nhớ mang theo “bài tập đã làm xong” đến trường nghen!

Mới nghe có vẻ hơi kỳ kỳ hen, việc đơn giản vậy mà cũng tạo thành thói quen? Ừ, đơn giản thiệt, nhưng hổng chú ý là quên ngay đó. Tự hỏi mình xem là trong suốt mấy năm đi học, có bao giờ chưa để quên bài tập ở nhà hông? Để tránh được việc “bé xíu xiu” này thì thiệt là “dễ ợt ợt” luôn. Bí quyết nằm ở một phong bì hồ sơ “không bao giờ ra khỏi cái cặp”. Khi có bài tập về nhà nào làm xong thì nhanh tay cho ngay vào bìa. Với những bài tập làm luôn trong vở bài tập thì làm xong môn nào, cho vào cặp ngay môn đó.
Trước khi rời khỏi bàn học, lấy cuốn sổ “chú ý” ra, kiểm tra lại các bài mình đã làm chưa, và mở cặp ra xem đã bỏ vào chưa. Hihi, bi giờ thì yên tâm đi ngủ òi!


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

3. Thầy/cô ơi, cho em hỏi...

Một lời khuyên cũ mà không bao giờ cũ để học tốt là: Không biết thì phải hỏi. Và người trả lời chính xác nhất điều mình không biết đó chính là thầy cô giáo. Thú thiệt, hỏi thầy cô quả thiệt “khó khăn”, thậm chí là “cực hình” nữa. Đó một phần là vì bản thân tụi mình còn xa cách với thầy cô, ấn tượng nhiều “tin đồn” từ tụi bạn về thầy cô thui. Cứ tưởng tượng thầy cô bộ môn như thầy cô chủ nhiệm, hoặc đó là một người thầy mình yêu mến và cởi mở, ngoan ngoãn trò chuyện.

Ban đầu là những lời chào hỏi, gặp gỡ vui vẻ, dần dần cảm giác “ngại” hỏi sẽ biến đâu mất tiêu à!

4. Học với sắc màu

Một quyển tập kín mít, chi chít một màu bút bi xanh (thỉnh thoảng chêm vài nét bút đỏ)... nhìn mãi, nhìn hoài “học hổng vô”. Nhưng một quyển tập có đoạn được móc ngoặc, có đoạn tô highlight, có chữ gạch chân....rồi giấy sticker, những mũi tên móc móc ghi chú đủ màu xanh đỏ, vàng, cam chắc chắn sẽ “níu chân” chúng mình lại thiệt là lâu, mà lại “chui vô đầu” chúng mình cũng thiệt là nhanh phải hông nè!

Bí kiếp là chuẩn bị thiệt nhiều các loại bút và giấy note nhé! Khi lần đầu tiên chép bài thì cứ ghi bằng bút xanh bình thường thôi, điểm nào thầy cô giảng thêm thì ghi vào giấy sticker bên cạnh. Tối hôm đấy khi ngồi ôn lại bài, hãy đánh dấu, gạch chân, ghi chú, và dán giấy sticker vào. Như vậy bạn đã học bài được 2 lần rồi. Sau này khi ôn lại bài sẽ cực kỳ dễ dàng luôn!

5. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng

Nói nôm na là thế, nói cụ thể hơn đó là: bạn phải biết được phong cách học của mình. Ví dụ như có những bạn chỉ cần ngồi nghe thôi đã nhớ hơn phân nửa bài học, có bạn khác thì khi học thuộc lòng phải đọc to lên mới thuộc được, bạn khác thì phải ghi hết ra giấy sẽ thuộc...Mỗi người có một cách học bài, ghi nhớ khác nhau. Muốn học tốt, bạn bắt buộc phải tìm ra được cách học nào phù hợp với mình. Đừng nên thấy bạn bè học thế nào thì học theo thế ấy nha.

Ban đầu nếu chưa biết cách học của chính mình, bạn nên tham khảo một số cách học của bạn bè, nhưng nếu thấy không hiệu quả thì phải dừng ngay lại và tìm cách khác nghen! Một khi đã tìm được cho mình một phương pháp phù hợp, vấn đề cuối cùng cần làm là phát huy tốt đa hiệu quả của cách học đó thôi!

6. Tập trung, tập trung, tập trung!

Hôm nay có bài tập về nhà, phải ôn bài để tuần sau kiểm tra, có một bài phải chuẩn bị trước...Nhưng hôm nay cũng có truyền hình trực tiếp "Quà tặng âm nhạc", có đứa bạn rủ rê lên chat, phải vô facebook trồng cây...Làm sao để có thể vừa chơi mà vừa học? Cách thông thường chúng mình vẫn làm là gác lại “một số bài học chưa cần làm ngay”, mai hãy làm. Nhưng cứ gác dần, gác dần, ngày này sang ngày khác sẽ tạo thói quen không tốt, và những “bài học bị gác chồng chất” ấy sẽ đổ ập vào bạn lúc nào hổng hay đó.
Những khi lâm vào tình huống “nan giải” như vậy, hãy tập trung, tập trung, thiệt tập trung đặt “bài học” là ưu tiên số 1. Hoàn thành hết tần tần các bài của ngày hôm nay, việc dự định làm hôm nay rồi mới bước đến ưu tiên số 2 để giải trí. Bí quyết nhỏ để bạn có thể tập trung được là tự hỏi mình: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mình không học bài và làm bài đầy đủ? Những thú vui kia có đáng để mình “hy sinh” thế không? Mình có thể xem lại, chơi lại vào những ngày nào nè?...”

7. Yêu thương và chăm sóc bản thân mình nhé!

Nếu bạn cảm thấy mệt ơi là mệt, mắt cứ nhắm tịt lại và chán ngán mỗi khi chuẩn bị ngồi vào bàn học? Chà, hãy nạp lại năng lượng cho mình một tí bằng thói quen thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ nhàng: xoay cổ tay, mát-xa vai, lưng, hông, chạy bộ tại chỗ...Sau khi học xong mỗi môn học, hoặc đang học bài thuộc lòng, dù không thấy mệt, cũng đứng dậy đi lòng vòng, thay đổi tư thế ngồi và tập vài động tác luôn. Bạn không chỉ hổng còn thấy mệt nữa mà tự nhiên sẽ học được lâu hơn, làm bài cũng nhanh hơn và chính xác hơn nữa đó.
 

giasuams

Member
Học tại trung tâm có chất lượng ko?
04/10/2009 00:40:31
Trung tâm nào cũng ghi hàng chữ "uy tín, chất lượng, đảm bảo tin cậy", ngoài ra một số trung tâm còn tự tin đăng "đảm bảo dạy là đậu ĐH". Với những lời chào đón như thế, có khá nhiều teen rủ nhau tới những trung tâm đó học...

Thanh Hằng (tổng hợp)

Sau một thời gian, xu hướng học tại các trung tâm đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy vậy, thực tế có khá nhiều trung tâm vẫn thu hút học sinh đăng kí. Hiện nay Sở GD & ĐT đã ban hành quyết định thầy cô giáo trong trường không được dạy thêm trong lớp nên nhiều bạn đã đổ xô vào các trung tâm để học. Chính vì điều này mà có khá nhiều bạn đang phân vân không biết mình có nên học tại trung tâm ko?

Quảng cáo một hình thức cũ mà hiệu nhiệm

Nắm bắt được tâm lý của teen, nhiều thầy cô trong trường đã tổ chức một trung tâm dạy riêng cho các teen có nhu cầu. Do quyết định mới của Sở GD nên có khá nhiều trung tâm mới được mở ra. Cứ tầm vào giờ vào lớp hoặc lúc ra về là bao nhiêu áp phích quảng cáo dạy thêm, dạy kèm được phân phát trước cổng. Trung tâm nào cũng ghi hàng chữ "uy tín, chất lượng, đám bảo tin cậy", ngoài ra một số trung tâm còn tự tin đăng "đảm bào dạy là đậu Đại Học, không đậu hoàn tiền học phí" với những lời chào đón như thế, có khá nhiều teen rủ nhau tới những trung tâm đó học.

Quỳnh Giao (teen 12) tâm sự rằng: "Tớ thấy trong tờ quảng cáo có ghi là dạy chất lượng bởi các giáo viên, thạc sĩ có kinh nghiệm lâu năm giảng dạy, cơ sở thoáng mát thích hợp cho việc học… nghe quảng cáo sướng quá tớ đành về nhà năn nĩ mẹ cho đi học. Tới nơi tớ mới phát hiện ra là chỗ mình học chỉ là một căn hộ cho thuê tạm bợ, học sinh thì chen chúc nhau mua vé, một lớp học nhỏ xíu mà có tới 25 bạn, thiếu thốn đủ thứ. Tớ thấy tức vì mình bị lừa trắng trợn bởi một hình thức cũ mèm nhưng tớ không thể nghĩ vì học phí đã đóng rồi."
Trường hợp của bạn Giao cũng không quá lạ lẫm với nhiều teen, nhiều teen bị những lời quảng cáo làm mờ mắt, nên không chịu tìm hiểu kĩ nơi mình học dẫn đến việc "tiền mất tật mang". Như trường hợp của Minh (teen 12), sau khi nghe lời tư vấn hết sức nhiệt tình của mấy anh phát tờ rơi, M đã vội đăng kí học mà không chịu hỏi kĩ. Sau khi biết mình bị lừa vào học tại một trung tâm kém chất lượng nên M đã đòi học phí lại nhưng kế toán không chịu trả với lí do "học phí đã đóng rồi thì không được trả lại", thế là M cũng giống như G bắt buộc học một cách miễn cưỡng. Chỗ học quá tồi tàn, bàn ghế quá cũ mà lại đông, nên cái bàn đã không chịu đựng được sức nặng và gãy, đè lên chân của M làm M phải băng bột.


Teen mình nên cẩn thận chọn lựa một trung tâm luyện thi chất lượng. (Ảnh minh họa)

Chất lượng đi kèm với niềm tin.

Bên cạnh những trung tâm kém chất lượng như thế vẫn còn có khá nhiều trung tâm có uy tín để cho bạn lựa chọn và tin cậy. Để kiểm chứng trung tâm mình muốn học tốt, hơn hết bạn hãy hỏi một vài người học trước đó. Nếu người đó tin tưởng vào trung tâm này và khuyến khích mình nên học thì mình hãy chọn nó. Vì kinh nghiệm của những người đi trước bao giờ cũng đáng quý. Chất lượng của một trung tâm không thể đo bằng hình thức bên ngoài mà phải được đo bằng niềm tin của teen vào bài học cũng như những phương pháp dạy học tại đây.

Q. My (teen 12): "Tớ chọn trung tâm này học bởi sự nhiệt tình và chất lượng đào tạo của họ rất tốt. Ngoài ra trong khâu quản lý học sinh và kiểm tra định kỳ cũng rất chặt chẽ. Chính vì điều này mà tớ đã thống nhất với bố mẹ chọn nơi đây để học."

Ngoài ra, các trung tâm bây giờ rất chú trọng đến việc quản lý học viên, nên các bạn khó có thể tụ tập trốn học đi chơi. Đồng thời, các trung tâm còn cập nhật thong tin về các kì thi để hướng đúng trong việc giảng dạy. Thường xuyên tổ chức các kì kiểm tra để teen quen với không khí của phòng thi. Teen hãy yên tâm vì học ở bất cứ đâu teen cũng được quan tâm, và ưu tiên nhất.

Tóm lại là dù teen có chọn trung tâm nào thì hãy tìm hiểu kĩ về trung tâm đó, tốt nhất nên học ở những nơi có địa chỉ rõ ràng, được nhiều người tin cậy và có uy tín từ lâu....
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top