Fan nhạc cổ điển khó thoả mãn với iPod, iTunes

Fan nhạc cổ điển khó thoả mãn với iPod, iTunes

http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/nhacclassical/2005/04/413551/

Khi Mary Bragg được tặng một chiếc iPod nhân dịp Giáng sinh, điều đầu tiên cô muốn là download những tác phẩm nhạc cổ điển trên Internet - giống như các bạn cô làm với thể loại pop. Nhưng cô đã thất vọng khi cố tìm bản nhạc của Chopin, Bragg nản lòng và đành phải thay thế chúng bằng những bộ sưu tập CD của cha và anh mình.

"Cần có sự tổ chức quy củ hơn, đặc biệt với những ai cần tìm nhanh'', cô gái 23 tuổi này nói.

Thật đáng tiếc cho người hâm mộ nhạc cổ điển. Trong khi các fan của pop, rock, jazz, folk và rap có thể lướt web và dễ dàng download mọi thứ từ Iggy Pop đến 50 Cent, thì kỷ nguyên nhạc số lại rời xa khách hàng muốn mang theo những bản nhạc của Tchaikovsky bên mình để thưởng thức giai điệu du dương của chúng trong bữa trưa ngắn ngủi. Một số site nhạc trực tuyến phổ biến như Napster, Musicmatch của Yahoo Inc. và MSN Music của Microsoft Corp. trong thư viện âm nhạc của mình chỉ có 2/10 thuộc về nhạc cổ điển. Xem ra việc săn lùng những kiệt tác cổ điển quả là khó với các fan khi sử dụng phương tiện nghe nhạc sành điệu!

"Nó giống như là kho chứa của một cửa hàng băng đĩa vậy'', ca sĩ opera Susan Graham, người đã lục tìm trên iTunes - dịch vụ dữ liệu âm nhạc trực tuyến của Apple - những tác phẩm thu âm như "Songs Of A Wayfarer" hay "Ruckertlieder" của Mahler nhưng câu trả lời là trống rỗng. ''Chọn lựa trên iTune chỉ thiên về dòng nhạc chủ đạo hiện nay''.

Và thậm chí với cả người đã tìm ra được nhạc phẩm cổ điển họ muốn trên site trực tuyến, thì các máy nghe nhạc MP3 cũng khó có thể thưởng thức nhạc cổ điển dễ dàng như nhiều thể loại khác. Khi một ca khúc nhạc số được tải xuống từ trên mạng hay thậm chí được ''chia tách'' ra từ một đĩa compact, nó nhiều hơn là một file chứa đựng thông tin audio: mỗi ca khúc bao gồm phần tài liệu về nghệ sĩ, tên album, tên ca khúc, số ca khúc giúp những chương trình phần mềm trên máy tính hay máy nghe nhạc số sử dụng để tổ chức và hiển thị bài hát.

Những giai điệu thông thường dễ tìm kiếm vì tính nguyên gốc của nghệ sĩ biểu diễn và dễ phân loại. Nhưng ở đây, có hàng trăm thu âm các bản giao hưởng của Beethoven do những dàn nhạc, nhạc trưởng khác nhau thể hiện. Hầu như người hâm mộ nhạc cổ điển khi tìm kiếm tác phẩm đều phải có ít nhất hai bản trở lên cho cùng một sáng tác, để so sánh khả năng trình tấu và xây dựng thư viện âm nhạc. Bởi vậy, không hiếm gì khi thấy một người yêu thích opera, có thể có một số đĩa nhạc "The Marriage Of Figaro" của Mozart với phong cách thể hiện khác nhau, nhạc trưởng khác nhau. Hoặc một fan Baroque cũng thường có hai đến ba đĩa nhạc khác nhau từ tác phẩm "St. Matthew Passion" của Bach.

Thêm vào đó, màn hình hiển thị nhỏ của iPod và nhiều máy nghe nhạc MP3 khác không thể thể hiện tất cả dữ liệu cần thiết để nhận diện chính xác một tác phẩm nhạc cổ điển. Một số người quá hâm mộ thì sáng tạo ra cách tìm kiếm riêng bằng cách gõ tắt ''Btvn Sym 5 - 1 Mvt" song vẫn không thể có được điều mình muốn.


Máy nghe nhạc iPod
Aaron Zak, chuẩn bị bảo vệ thạc sĩ tại trường Đại học Denver đã tạo ra hệ thống danh mục riêng của mình cho máy nghe nhạc MP3 Rio Karma, đưa ra danh sách tác phẩm chỉ gồm tên nhà soạn nhạc và tên bản nhạc. ''Tôi bỏ qua phần người biểu diễn, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin''.

Còn một số lời phàn nàn khác như: khi một số tác phẩm âm nhạc dài được chuyển xuống iPod từ iTunes, chúng sẽ bị chia thành nhiều đoạn, gây nên tình trạng ''vấp'' ca khúc, đôi khi phải click một cái - và trong âm nhạc khó chấp nhận kiểu thưởng thức này.

Apple đã hồi âm những lời than phiền bằng cách khuyến cáo người sử dụng chức năng ''chắp nối ca khúc'' của iTunes, theo đó, người dùng có thể chuyển nhiều ca khúc sang một đĩa đơn và tiếp tục nghe liền mạch tác phẩm. Tuy nhiên, nó lại ngăn chặn người sử dụng định vị những đoạn đặc biệt trong một bản ''tổng hợp'' như vậy. "Với nhạc cổ điển, với rất khéo léo nếu muốn chuyển đột ngột sang một đoạn nhạc đặc biệt'', Scott Pelzel, biên tập phim và video tại New York, chủ sở hữu một máy iPod khẳng định. ''Kiểu tổng hợp dường như rất kỳ quặc, giống một cách thoả hiệp hay phản ứng tình huống''.

Những người đam mê âm nhạc cổ điển dù sao cũng được an ủi đôi phần ở những site nhạc trực tuyến khác, dù chỉ là chọn lựa ít ỏi. Virgin Digital của Virgin Group trụ sở tại Los Angeles - là một site nhạc trực tuyến ra mắt tháng 9 năm ngoái, hiện có khoảng 70.000 bản nhạc cổ điển trong tổng số hơn một triệu ca khúc nói chúng. Cũng trong năm đó, Musicmatch của Yahoo đã xây dựng danh sách chọn lựa nhạc cổ điển từ 3.000 lên đến 12.000 bản (trong tổng số 850.000 ca khúc).

Những công ty thu âm tuyên bố, họ sẽ chú ý hơn tới điểm yếu này bởi vì họ hiểu download nhạc cổ điển cũng như nhiều thể loại khác đang gia tăng nhanh chóng. Gần đây, nhạc cổ điển chiếm khoảng 3% trong 12 tỉ doanh thu thu âm âm nhạc (theo Hiệp hội công nghiệp thu âm Mỹ). Theo một số công ty, như EMI Group PLC, lợi nhuận thu được từ download âm nhạc trong mọi thể loại nói chúng sẽ tăng tới 25% đến năm 2009 so với con số 2% hiện tại. Và ở Naxos of America, một nhà phân phối nhạc cổ điển độc lập lớn nhất nước Mỹ, Jim Sturgeon, Giám đốc điều hành cho hay, hai tháng đầu 2005, tiêu thụ download nhạc tại Mỹ tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Universal Classics thuộc Vivendi Universal ở New York khẳng định, tiêu thụ nhạc cổ điển trong kinh doanh download lớn hơn nhiều kinh doanh CD. Tại Universal, thị phần nhạc cổ điển trong tổng lượng âm nhạc download bán ra lớn gấp ba lần so với thị phần trong thế giới CD. "Tiềm năng của download nhạc cổ điển là dấu hiệu rõ ràng đầu tiên giúp chúng ta thấy lợi ích của kinh doanh này'', Chris Roberts, Chủ tịch Universal Classics và Jazz nói.

Trong khi đó, phó Chủ tịch Apple phụ trách các ứng dụng - Eddy Cue - nhấn mạnh, hãng vẫn tiếp tục xây dựng thư viện cho iTunes, đưa thêm nhiều nội dung cổ điển, bổ sung những gì cần và khuyết thiếu''.
 
Một điều đáng than phiền khác đó là chất lượng nhạc download trên mạng thường không đáp ứng được nhu cầu của người yêu nhạc cổ điển. Để nghe được bạn cần down các bản có chất lượng từ 192kb/s trở lên để đảm bảo không mất tiếng mất bè phối. Đó là chưa kể đến các hiệu ứng vang và kết cấu tạo hiệu ứng ba chiều nghiễm nhiên sẽ mất đi khi ta nén lại. Hơn thế nữa đầu tư nghe nhạc số khá tốn kém ( đặc biệt là trên PC ) trong khi nếu bạn mua 1 cdplayer và 1 tai nghe tốt chỉ dao động trong khoảng 4 triệu đồng. Hầu hết các thiết bị nghe nhạc số không chú trọng tới headphone nên phần trung âm, và âm cao như violin và piccolo đạt tới cao nhất khó mà nghe mượt mà khi đẩy volume lên cao nhất.

Vì vậy nếu bạn định đầu tư cho thiết bị nghe nhạc cổ điển hãy suy nghĩ kĩ.
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Cái này chị cũng đang định đề cập đến.. :D

Đúng là muốn nghe nhạc cổ điển thật hay thì điều kiện đầu tiên là bộ dàn phải "xịn". Thêm vào đó là bộ loa cũng phải "xịn" thì mới nghe được hết những sự tinh tế của nhạc cổ diển.
Mua loa kém chất lượng thì nghe các loại nhạc khác không sao cả (hoặc là có lỗi nhưng không đáng kể), nhưng mà khi nghe nhạc cổ điển là bị rè ngay. Mà nghe nhạc cổ điển bằng loa bên ngoài thì nghe hay hơn là headset.
Muốn thưởng thức nhạc cổ điển thì tốt nhất là mua CD chính gốc xịn (nhưng mà đắt lắm), cùng lắm là copy từ đĩa xịn, chứ download từ internet vừa lâu (nếu có tìm thấy) lại vừa bị giảm chất lượng (phần lớn là thế, vì khi chuyển từ CD ra mp3, để cho nhanh, người ta thường làm giảm chất lượng đi)...

Các loại nhạc khác mình download từ internet hết, trừ nhạc cổ điển thì toàn mua gốc.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top