Em ơi, cô không hiểu ...

hôm nay cả lớp D3 định xuống Lab xem filme... cuối cùng thì cái phần mềm multimedia kia lại ko nhận đầu DVD :))
Sáng nay cô đi qua phòng học tiếng Anh thấy 1 lớp đang xem phim. Lớp D3 của Minh à ?
Nhưng mà sao xem phim kiểu gì lại thấy phụ đề tiếng Việt ?:p
Lớp Pháp á, ko xem thì thôi nhá, còn xem thì hoặc là phụ đề tiếng Pháp, hoặc là không có phụ đề gì hết.b-)
 

DarkTemplar

Member
Thế so sánh với cách dạy truyền thống thì kiểu dạy như vậy có hay hơn không ? có hiệu quả hơn không ?
Hay quá, ở CVA đã có giảng dạy bằng OHP rồi. Cái này ở nhiều trường đại học còn không thực hiện nổi.
Em xin đóng góp một vài ý kiến về phương pháp này:
- Phương pháp chỉ hiệu quả nếu giáo viên in giáo án ra và phát cho từng học sinh. Học sinh tập trung vào slide nên không thể ghi chép như phương pháp thông thường được. Khi không phải ghi chép sẽ có nhiều thời gian hơn cho thảo luận.
- Giáo viên nên đưa bài giảng của mình lên mạng để học sinh có thể sao chép về (hoặc gửi email cho học sinh, dạng pdf). Lợi ích là sau này học sinh dù ở đâu, nếu tự dưng nổi hứng muốn xem lại bài vở thì chỉ cần có kết nối mạng là xem được.
- Nên áp dụng kiểu trả bài bằng slide (học sinh tự nguyện). Học sinh có thể chọn một vài ý trong bài giảng, làm một slide ngắn rồi thuyết trình trước lớp (5-7 phút). Giáo viên và các học sinh khác cùng tham gia đặt câu hỏi. Biện pháp này rất tốt để chấm dứt tình trạng học vẹt; đồng thời rèn luyện kỹ năng có ích cho học sinh sau này.
 

U.F.O

Active Member
Ý kiến anh Phương sao giống cái em nói trước đấy thế
May quá có người đúng quan điểm của mình
Trước đấy mình nói ra chả thấy ai nói gì cả ~.~
 

DarkTemplar

Member
Sorry..bây giờ anh mới đọc kỹ bài trước của em. :D

Nhân tiện em kể cho chị Hương và các em ở đây vài chuyện lặt vặt xung quanh cái giảng bài bằng slide này.
Ở BKHN các giảng đường không có máy chiếu riêng mà các máy chiếu và phông xách tay được quản lý theo từng khu. Giảng viên muốn dùng phải xuống lấy rồi mang lên lớp. Ai vào BK nhìn rộng mênh mông như thế chắc cũng hình dung được hành trình đưa CNTT vào giảng dạy nó lỉnh kỉnh thế nào. Phải nói em rất khâm phục cái tâm của các thầy cô dám tiên phong trong lĩnh vực này, với đồng lương bèo bọt mà vẫn ôm thêm vào mình một khối lượng việc kha khá.
Người dạy có tâm còn người học thì thế nào. Nhiều sinh viên ỷ có bài giảng phát sẵn bỏ tiết không lên lớp. Những người ngồi ở lớp thì nhiều khi bị phân tâm nên thu lượm được kiến thức rất ít (người làm slide phải rất cân nhắc khi chọn hình ảnh, phim minh hoạ). Khi giảng viên hỏi có câu hỏi không hoặc giảng viên đặt câu hỏi thì thường lớp..im phăng phắc.
Để giải quyết tình trạng này giảng viên thường đặt nhiều "lỗ hổng" vào tài liệu phát cho sinh viên. Sinh viên chỉ có thể lấp các "lỗ hổng" này nếu tập trung nghe lời giảng.
Cho dù còn nhiều khó khăn để thực hiện nhưng áp dụng phương pháp này vẫn là hướng đi đúng. Hi vọng sẽ có ngày càng nhiều giáo viên sử dụng nó. Về mặt học sinh, mong rằng các em sẽ ủng hộ và tham gia tích cực trong giờ giảng để xứng đáng với công sức mà các thầy cô bỏ ra.
 
Ai vào BK nhìn rộng mênh mông như thế chắc cũng hình dung được hành trình đưa CNTT vào giảng dạy nó lỉnh kỉnh thế nào.
Ở Chu Van An cũng giống như thế đấy. Trường thì rộng bát ngát, máy móc có nhưng không đồng bộ. Khi lắp đặt những máy móc này người ta đâu có hỏi ý kiến giáo viên, chỉ "tưởng tượng" ra các chức năng của nó thôi. Này nhé :các phòng Lab học tiếng có máy tính, máy chiếu và phần mềm quản lý các cabine của hs, cho phép giao tiếp đến mức tối đa. Thế nhưng không nối mạng. Gv muốn chỉ cho hs một cái gì hay ho trên Internet, học sinh làm luận muốn liên kết đến các website cũng chịu. Lại phải lên phòng mạng (mà cả trường có 1 phòng). Phòng tin học gồm vài chục máy nối mạng LAN nhưng cũng không có Internet. Như thế cũng là lãng phí. Còn "thư viện ảnh" ở cạnh phòng Internet thì thực sự không biết dùng để làm gì, vì chỉ có mỗi một cái máy tính nối mạng Internet (mà hôm nọ cô thử ko vào được), 1 cái projecteur và rất nhiều bàn ghế. Buồn cười : hôm nọ cô định sử dụng phòng ấy để hs làm exposé vì ko cần đến các máy con nối mạng, việc đầu tiên làm là... đi phủi bụi cái đống bàn ghế ấy !=))
Còn về máy chiếu : đúng là như mọi người nói : cần phải có mỗi máy ở 1 phòng học thì may ra mới thay đổi trên diện rộng được cách học. Thhes nhưng cô biết ở trường mình cũng có những máy chiếu hầu như không sử dụng (bản thân cô cũng xin được một cái từ AUF mà). Thế nhưng nếu muốn "mượn" cái máy chiếu này đặt vào phòng nào đó lại phải làm đơn, xin duyệt, sau đó tự mình đi bê máy, chân, lắp đặt... Quả là không có tâm thì không thể làm được. (mà nói chung việc tổ chức các hoạt động ở CVA đều phức tạp như vậy,nhiều đề nghị, công đoạn, phải xin xỏ nhiều người...):-<
Chị đồng ý với Việt Phương về việc xu hướng hiện đại là gv online bài giảng của mình, có thể dưới dạng file PDF hay thậm chí những bài test hs có thể làm trực tiếp trên mạng. Trong môn tiếng Pháp những cái này không thiếu, chị đã từng chỉ cho hs những gì mà các em có thể tìm, có thể học miễn phí trên mạng. Nhưng chị không biết bao nhiêu phần trăm trong số đó quay lại các website này. Phải đổi mới cả phương pháp học tập của hs nữa : học cho mình, biết cách tự học.
Thế đấy, nhưng luôn phải cố gắng làm những gì có thể, những gì mình biết và hy vọng mỗi khoá hs lại khá hơn khoá trước :)
 
Em thấy cái quan trọng không phải là cách tiếp cận kiến thức (slideshow, video, ...) mà là bản thân kiến thức. Cũng như kiểu hôm nọ trưởng dự án tài trợ giao thông nói về người Việt Nam là "Người VN đi xe máy ô tô với văn hóa xe đạp". Cái quan trọng là kiến thức mới thiết thực, chứ không phải cách tiếp cận nó cô ạ.

Em xin góp ý thế này: có 1 cách làm hiệu quả là học theo kiểu đôi sánh. Cô cho học sinh biết về chủ đề bài học trước sau đó yêu cầu từng nhóm học sinh chuẩn bị theo cách nhìn của mình rồi so sánh thảo luận. Ít ra rượu cũ thì cũng có khẩu vị mới. Chứ còn bình mới thì chả giải quyết được gì cả. Theo ý kiến em là vậy. Xin cô chỉ bảo thêm ạ.

Em có lợi thế là được đi du học nước ngoài nhưng nói thật bọn em vẫn dùng cách tiếp cận cũ thôi. Đọc sách lên lớp ghi chép trả bài kiểm tra v...v nhưng điểm quan trọng là trong cách học đó em luôn thấy được những nhân tố cá nhân của mình.
 

Volodia

Member
Chị đồng ý với Việt Phương về việc xu hướng hiện đại là gv online bài giảng của mình, có thể dưới dạng file PDF hay thậm chí những bài test hs có thể làm trực tiếp trên mạng. Trong môn tiếng Pháp những cái này không thiếu, chị đã từng chỉ cho hs những gì mà các em có thể tìm, có thể học miễn phí trên mạng. Nhưng chị không biết bao nhiêu phần trăm trong số đó quay lại các website này. Phải đổi mới cả phương pháp học tập của hs nữa : học cho mình, biết cách tự học.
Em đồng ý với cô về vấn đề nói trên!
Trên thực tế em đang được học theo cách này ở Singapore!
Một câu hỏi duy nhất đặt ra là bao h các trường của VN có thể làm đc đến thế này?
Phải chăng là phải chờ đến thời kỳ các trường tư mở ra rộng rãi trong dân chúng, giáo dục được thương mại hóa? :-?
 
Một câu hỏi duy nhất đặt ra là bao h các trường của VN có thể làm đc đến thế này?
Phải chăng là phải chờ đến thời kỳ các trường tư mở ra rộng rãi trong dân chúng, giáo dục được thương mại hóa? :-?
Đúng, các trường tư sẽ thoáng hơn rất nhiều các trường công. Bản thân cô ngoài dạy ở CVA cô còn dạy ở ESPACE (trung tâm văn hóa Pháp). Cách đây 3 năm cùng với 2 gv Pháp khác bọn cô lập dự án trình Ban Giám đốc lập 1 phòng multimedia- langue, nói đúng hơn đây vừa là phòng multimedia (6 máy nối mạng + 1 máy sever, dùng Net Support School) vừa là phòng tự học, vì có cả sách vở, băng đĩa, từ điển và 1 góc nhỏ cách âm để hs luyện nói. Chính đây mới là mô hình dạy ngoại ngữ trong tương lai : nhóm nhỏ (nhiều nhất 12 hs), học sinh có thể chọn phương tiện học tập, nội dung học tập (mình đang yếu cái gì, mục đích của mình học để làm gì...). Ở đây hs thực sự là trung tâm, gv chỉ là người hướng dẫn. Thế nhưng cũng rất buồn cười : phòng lập nên rồi Ban giám đốc không cấp tiền trả lương gv chuẩn bị các module học tập trong phòng. Thế là 2 gv Pháp bỏ, còn lại mỗi mình cô làm với phương châm : làm để học, làm những gì có thể. Và cũng chỉ làm được với những lớp hs học cấp tốc để đi du học ở Pháp, học bổng do doanh nghiệp trả. Không biết đến bao giờ mới có thể làm được với các lớp khác của Espace. Và ước mơ về việc có một cái phòng như thế ở CVA vẫn chỉ là ước mơ : có quá nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản về con người, cơ chế, chương trình dạy, phương thức thi cử...
Thế đấy !:(
 

U.F.O

Active Member
Uhuh biết ngay mà
Cuối cùng sẽ là ..thay đổi cả một nền giáo dục, cách học cách dạy và nội dung học :"> Mình tiên đoán 0 sai ;)
 

Met1671

Member
em là em ra trường lâu lắm rồi, mặc dù từ hổi còn học ở trường đã được MR Dũng cho học bằng projecter nhưng đến giò em vẫn phản đối việc dậy học phổ thông bằng máy tính,
thứ 1: việt nam mình chưa có giáo trình soạn cho việc dạy học bằng máy tính, nếu các thầy cô có sử dụng máy tình thì một là chuyển y nguyên những gì các thày cô viết trên bảng lên màn hình projecter => chả tác dụng gì, thậm chí còn gây ảnh hương tới học sinh vì bật đèn thì không nhìn thấy màn hình, còn tắt đèn thì không thấy vở => hại mắt. Hoặc có thầy cô nào chịu bỏ thời gian và có trình độ về tin học tự soạn lại giáo trình để dậy bằng máy thì ai sẽ là người đảm bảo, rồi cấp iso cho cái giáo trình tự soạn ấy mặc dù có thể nó còn hay hơn cả giáo trình chuẩn của SGK => kiến thức không thống nhất. Projecter chỉ có tác dụng trong việc trình chiếu ảnh và những tu liệu trực quan, nhưng phải là tư liệu mới chứ lại toàn lấy những tranh ảnh có sẵn trong SGK (hồi trước các thầy cô toàn thế, không biết giờ thế nào:|) rồi show thì cũng vô tích sự và lãng phí:|. Mà nếu là tư liệu mới thì lại phải có người đảm bảo những tư liệu ấy là hoàn toàn chính xác vì đây là giáo dục hàn lâm chứ không thể tùy tiện được.

thứ 2 nếu dạy theo mô hình lab được thì quá tốt nhưng lại mắc ở khâu giáo trình và quản lý, em đang theo học ở FPT về bảo mật của lab ở đấy thì khỏi nói, chắc chắn là hơn lab của CVA, nhưng với những cháu trình độ tin học tầm tầm ( chắc Thiện cũng tầm tầm nhể) thì việc chọc ngoáy phá hoại các máy khác là quá đơn giản, gì chứ làm test bằng lab mà ghen tị nhau thì chỉ cần 1 dòng lệnh là có thể đưa đối thủ ra khỏi vòng chiến mà thằng bé vẫn ngơ ngác không biết tại sao, còn với những cao thủ hơn một chút ( trường chu cũng chả thiếu gì), thì việc turn off máy chủ hay thay đổi luôn nội dung bài giảng là quá đơn giản.
thứ 3: như Dũng nói trừ khi tất cả các phòng đều có máy. Không thể có tình trạng lớp này được dạy bằng projecter, lớp khác lại không được => không thống nhất về kiến thức và đào tạo, trường mình lại là một trường quốc gia, không thể đem học sinh ra thí nghiêm lung tung được. Nếu có thử nghiệm thì cũng nên với quy mô lớn, và đồng bộ, có kế hoạch cụ thể và phải được các bộ ngành giáo dục xem xét. Riêng theo quan điểm của em thì dù có ham muốn được tiếp cận với cái mới thì em cũng không muốn làm đôi tượng thí nghiệm của một số giáo viên muốn thử sức mình cho dù Đó là một giáo viên có tài và tâm huyết, có làm đối tượng thí nghiệm thì cũng phải mang tầm cỡ một chút:))

Cuối cùng( mà em có thể nghĩ ra) trừ các môn ngoại ngữ ra còn thì em thấy việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là lãng phí và không cần thiết. Giáo trình của việt nam mình quá lạc hậu( dù đã cải cách) để giảng dạy trên máy:p còn đưa ra những cái mới mẻ cho học sinh ư, cũng tốt thôi, nhưng thi thì vẫn phải theo giáo trình, thời lượng của môi tiết có hạn mà lan man quá nhiều sẽ dẫn đến hs chả nhớ cóc gì cả, chưa kể loạn kiến thức thi cử làm sao... :|

=> tốt nhất là cư theo gióa trình mà dạy, cháu nào ham học hỏi thì vào phòng may mà tìm kiếm, cả những vấn đề về chương trình học và cả những vần đề... không nằm trong chương trình học:)) ... tha hồ :p
 

U.F.O

Active Member
Projecter chỉ có tác dụng trong việc trình chiếu ảnh và những tu liệu trực quan, nhưng phải là tư liệu mới chứ lại toàn lấy những tranh ảnh có sẵn trong SGK (hồi trước các thầy cô toàn thế, không biết giờ thế nào) rồi show thì cũng vô tích sự và lãng phí. Mà nếu là tư liệu mới thì lại phải có người đảm bảo những tư liệu ấy là hoàn toàn chính xác vì đây là giáo dục hàn lâm chứ không thể tùy tiện được.
Ôi đúng thế :">
Máy chiếu chỉ có 2 tác dụng là làm dàn ý cho dễ theo dõi và trình bày tư liệu trực quan thôi.
Slide Show 0 có nghĩa là giáo án điện tử ;)


thứ 2 nếu dạy theo mô hình lab được thì quá tốt nhưng lại mắc ở khâu giáo trình và quản lý, em đang theo học ở FPT về bảo mật của lab ở đấy thì khỏi nói, chắc chắn là hơn lab của CVA, nhưng với những cháu trình độ tin học tầm tầm ( chắc Thiện cũng tầm tầm nhể) thì việc chọc ngoáy phá hoại các máy khác là quá đơn giản, gì chứ làm test bằng lab mà ghen tị nhau thì chỉ cần 1 dòng lệnh là có thể đưa đối thủ ra khỏi vòng chiến mà thằng bé vẫn ngơ ngác không biết tại sao, còn với những cao thủ hơn một chút ( trường chu cũng chả thiếu gì), thì việc turn off máy chủ hay thay đổi luôn nội dung bài giảng là quá đơn giản.
Hớ hớ vậy nên cần thay đổi cả 1 nguồn nhân sự giáo viên :">

thứ 3: như Dũng nói trừ khi tất cả các phòng đều có máy. Không thể có tình trạng lớp này được dạy bằng projecter, lớp khác lại không được => không thống nhất về kiến thức và đào tạo, trường mình lại là một trường quốc gia, không thể đem học sinh ra thí nghiêm lung tung được. Nếu có thử nghiệm thì cũng nên với quy mô lớn, và đồng bộ, có kế hoạch cụ thể và phải được các bộ ngành giáo dục xem xét.
Đúng đúng. Không thể biến chúng em thành những con chuột thí nghiệm được :">


Giải pháp hay nhất em đề ra: Nếu đá áp dụng CNTT thì phải thay đổi cả , thay hết, thay sạch, không lai căng được. Dùng CNTT để làm gì chứ 0 phải là phải áp dụng CNTT cho nó....hay, nó giống.. người ta =)) =))

Chính vì sự lai căng này mà dẫn đến hàng loạt tình trạng bức xúc xảy ra.
Túm lại, cần they đổi cả 1 nền giáo dục :">
 
hề hề hề
mọi người thảo luận sôi nổi quá
Projecter chỉ có tác dụng trong việc trình chiếu ảnh và những tu liệu trực quan, nhưng phải là tư liệu mới chứ lại toàn lấy những tranh ảnh có sẵn trong SGK (hồi trước các thầy cô toàn thế, không biết giờ thế nào) rồi show thì cũng vô tích sự và lãng phí. Mà nếu là tư liệu mới thì lại phải có người đảm bảo những tư liệu ấy là hoàn toàn chính xác vì đây là giáo dục hàn lâm chứ không thể tùy tiện được.
Đấy em học sinh học mà cái slide của thầy giáo không khác j` quyển sách giáo khoa đã được lược bỏ một số từ thừa. Từ khi vào trường đến giờ em chưa được học một tiết sinh ở phòng thực hành theo đúng nghĩa là Sinh-thực hành cả. Lí do tại sao ạ ? Thầy giáo đã đưa tất cả những j` trên sách lên slide và bắt đầu ấn nút để hiện ra từng slide một. Sau đó thì chúng em lại CHÉP và CHÉP...cùng lắm cũng có 1 số tranh ảnh động khá bùn cười. Đến giờ là em vẫn chả nhớ là mình đã học được những j` từ những buổi THỰC HÀNH như vậy. Hôm nọ em xung phong làm bài thực hành môn Sinh, tưởng về sẽ sưu tầm tư liệu ai ngờ thầy nói type hết tất cả bài đấy vào máy tình rùi đến gặp thầy để...lấy ảnh chèn vào ^:)^ ( alô nếu thầy có bít vào forum thì tha tội chết cho iem huhuh )

Nhưng thật là may là môn Hóa do cô giáo chủ nhiệm lớp em dạy, ít ra cũng có những buổi thí nghiệm mang đúng tính chất của nó. Nhưng dù sao cũng chỉ có 1-2 người làm trong một nhóm 5-6 đứa. Đứa khác không làm thì cũng...ngồi ngắm, nói chuyện hay làm một số việc linh tinh khác...hehe

Cũng phải nói thêm tí chút về máy tính trường mình. Hồi học Địa thầy Hòa còn chuẩn chứ. Bi h thì máy tính nhiễm loạn hết cả vi dút. Học sinh đang học bài chăm chú thì màn hình đen ngòm rồi tất cả vụt tắt. Mọi người ú ớ chả hiều sao. Bật tư liệu xem thì máy báo unknown file type =)) =))...thỉnh thoảng lại not responding ( hehe nói nhỏ chút nếu C15 mà vào điều tra thì máy trường mình vi phạm bản quyền đấy =)) =)) hehe ). Rồi đang xem thì block của bitdefender hiện ra liên tục...bạn nào bít thì cười, ai không bít thì trố mắt nhìn hiz hiz...:-??

Chị đồng ý với Việt Phương về việc xu hướng hiện đại là gv online bài giảng của mình, có thể dưới dạng file PDF hay thậm chí những bài test hs có thể làm trực tiếp trên mạng. Trong môn tiếng Pháp những cái này không thiếu, chị đã từng chỉ cho hs những gì mà các em có thể tìm, có thể học miễn phí trên mạng. Nhưng chị không biết bao nhiêu phần trăm trong số đó quay lại các website này. Phải đổi mới cả phương pháp học tập của hs nữa : học cho mình, biết cách tự học.
Ôi bao h ta mới được học ở = phương pháp này huhuhu...
Mà có áp dụng chăng nữa thì ý thức học sinh cũng rứa thôi :(. Ngay cả ý thức nâng cao thì đâu phải 100% học sinh biết dùng internet để lấy bài và tư liệu...Nếu ở VN thì phương pháp này chỉ khả thi cho bậc ĐH trở lên
Uhuh biết ngay mà
Cuối cùng sẽ là ..thay đổi cả một nền giáo dục, cách học cách dạy và nội dung học Mình tiên đoán 0 sai
nhất trí quan điểm hehe
hôm nào rỗi rãi đồng chí thiện ra gặp em anh em mình bàn việc thay đổi nền GD nhá :) :">
 

U.F.O

Active Member
Đồng chí
Mày chuẩn bị lo vụ CV cho anh đê
~.~
Còn máy phòng Địa hả
Hehe toàn bị vi rút thật
Ở trường mìn có cô Tú Hồng dùng slide cũng được này. Nhưng mà cũng vướng vào chuyện nhét bài giảng lên slide . Đã bảo rồi, tốt nhất là ném tài liệu cho học sinh tự đọc, lên lớp chỉ để thảo luận và tổng kết thôi.Giờ Địa và giờ Sử không bao giờ chép kịp bài, lên chủ yếu xem mấy cái bản đồ với phim Tài liệu oánh nhau cả Pháp Mĩ , tiếc là 0 có phim hoạt hình coi VN đánh nhau cả Tàu nhỉ :"> Lúc đấy thì cứ gọi là vãi ứng dụng CNTT ạ :">

À còn môn SInh, chú thík thêm là phòng thực hành chứ 0 phải giờ thực hành . Chắc chú em nhầm . ANh cũng bị thế.
Chả hiểu cô Vân dạy sinh lớp anh ...(đã nói ở trên lâu rồi)

Nhưng túm lại vẫn là..thay đổi cách học và dạy -> đổi nội dung học -> đổi cách đào tạo thi cử -> :">
Mà mọi người cứ nói bình tĩnh thôi
Trên này có mỗi cô Hương vào thôi. POst để xả thôi chứ k0 có ích gì đâu
Mơ à các thầy các cô vào đây
 
thứ 1: việt nam mình chưa có giáo trình soạn cho việc dạy học bằng máy tính, nếu các thầy cô có sử dụng máy tình thì một là chuyển y nguyên những gì các thày cô viết trên bảng lên màn hình projecter => chả tác dụng gì, thậm chí còn gây ảnh hương tới học sinh vì bật đèn thì không nhìn thấy màn hình, còn tắt đèn thì không thấy vở => hại mắt.
Đọc bài của Minh làm cô nhớ lại những ngày đầu CNTT về CVA : đúng thế, hồi khóa của Minh (sau 2000), cứ ai thi gv giỏi là phải dạy bằng slide, giáo án điện tử có nghĩa là Power Point. Cô nhớ vào dự giờ cô Bích Hạnh, tiếng Anh, các ví dụ bắn từ phải sang trái, rồi từ trái sang phải, trông rất ấn tượng. Nhưng cô thử ngồi xuống bàn dưới cùng thì chả thấy gì cả. Rồi cô tưởng tượng mình là hs : bắn nhanh như thế sao chép keipj. Mà đúng như Minh nói đấy : lớp lại còn tối mò mò nữa chứ !:((
Nhưng bây giờ cô nghĩ tình hình cũng đã khá hơn trước, ít nhất là từ phía lãnh đạo : Thầy Đại mới đây có nói trong một buổi họp hội đồng : đừng coi giáo án điện tử là Power Point, là chuyển nguyên SGK lên slide.

Hoặc có thầy cô nào chịu bỏ thời gian và có trình độ về tin học tự soạn lại giáo trình để dậy bằng máy thì ai sẽ là người đảm bảo, rồi cấp iso cho cái giáo trình tự soạn ấy
Kiểu gì thì cũng phải theo chương trình chứ ! Nhưng gv có nhiều tự do hơn các em tưởng : nội dung có thể thống nhất, nhưng cách làm có thể khác nhau, miễn là đem lại kết quả. Có thể ở các môn ngoại ngữ cũng tự do hơn thật : cô hoàn toàn có quyền vứt một bài khóa trong SGK nếu thấy không hay, thay vào một bài khác, miễn là sau đó hs lĩnh hội đủ các kỹ thuật nghe và đọc, các nội dung ngữ pháp, từ vựng theo yêu cầu của chương trình. Ở Pháp chẳng hạn không có 1 SGK, chỉ có 1 chương trình thống nhất. Môn văn chẳng hạn : họ chỉ đưa ra danh sách các tác giả cần học, gv co thể tự chọn các tác phẩm. Đề thi vì vậy cũng đi theo hướng mở, không bắt hs học thuộc lòng.

[QUOTEMà nếu là tư liệu mới thì lại phải có người đảm bảo những tư liệu ấy là hoàn toàn chính xác vì đây là giáo dục hàn lâm chứ không thể tùy tiện được.][/QUOTE]
Kiểu này phải dạy cả gv về cách đánh giá tính xác thực của thông tin trên mạng mất. :p Nhưng theo cô chỉ cần nêu source đã là tốt lắm rồi.

thứ 2 nếu dạy theo mô hình lab được thì quá tốt nhưng lại mắc ở khâu giáo trình và quản lý, em đang theo học ở FPT về bảo mật của lab ở đấy thì khỏi nói, chắc chắn là hơn lab của CVA, nhưng với những cháu trình độ tin học tầm tầm ( chắc Thiện cũng tầm tầm nhể) thì việc chọc ngoáy phá hoại các máy khác là quá đơn giản, gì chứ làm test bằng lab mà ghen tị nhau thì chỉ cần 1 dòng lệnh là có thể đưa đối thủ ra khỏi vòng chiến mà thằng bé vẫn ngơ ngác không biết tại sao, còn với những cao thủ hơn một chút ( trường chu cũng chả thiếu gì), thì việc turn off máy chủ hay thay đổi luôn nội dung bài giảng là quá đơn giản.
Thế kỉ luật và hình phạt dùng để làm gì hả Minh ? Còn nói chung cô nghĩ thế này : gian lận hay phá thối là điều thường gặp, tất cả là ở ý thức của hs và cách xử lý của gv.

trường mình lại là một trường quốc gia, không thể đem học sinh ra thí nghiêm lung tung được.
Ôi ôi cô sợ quá, kiểu này chắc cô phải chuyển trường thôi :(( :(( vì chuyên môn mang hs ra làm thí nghiệm (thì chúng thường là đối tượng đầu tiên được "thưởng thức" những giờ học như thế mà !

Nếu có thử nghiệm thì cũng nên với quy mô lớn, và đồng bộ, có kế hoạch cụ thể và phải được các bộ ngành giáo dục xem xét.
Ừ, cô cũng đang có một ý tưởng đồng bộ hóa việc áp dụng CNTT vào trường ta đây. Nhưng thôi, bí mật đã, khi nào thực hiện được sẽ thông baóa sau.

Riêng theo quan điểm của em thì dù có ham muốn được tiếp cận với cái mới thì em cũng không muốn làm đôi tượng thí nghiệm của một số giáo viên muốn thử sức mình cho dù Đó là một giáo viên có tài và tâm huyết, có làm đối tượng thí nghiệm thì cũng phải mang tầm cỡ một chút:))
Đồng ý, nhưng có ai tự nhận mình và việc mình làm là tầm cỡ đâu. ;) Còn mới thì phải thử, điều đó là bình thường. Có điều thử xong rồi thì phải rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn (hoặc không làm nữa). Thử hỏi đã hs nào nói với gv : cô ơi đừng dạy như thế nữa, em thấy chả hiệu quả tí nào :))

=> tốt nhất là cư theo gióa trình mà dạy, cháu nào ham học hỏi thì vào phòng may mà tìm kiếm, cả những vấn đề về chương trình học và cả những vần đề... không nằm trong chương trình học:)) ... tha hồ :p[/quote]
Túm lại, rất cám ơn Minh vì cái message này. Rất hay:) (cô chả thấy cái chỗ Thanks đâu cả).
 
Ôi đúng thế :">
Dùng CNTT để làm gì chứ 0 phải là phải áp dụng CNTT cho nó....hay, nó giống.. người ta =)) =))
Hoàn toàn đồng ý với Thiện. Không phải dùng CNTT theo phong trào, mà mà làm với ai, để làm gì. Nếu đọc một bài đọc hiểu thì tốt nhất là đọc trong sách hay trên tờ photo.

Túm lại, cần they đổi cả 1 nền giáo dục :">
Ừ nhưng một nền gd không thể thay đổi một sớm một chiều. Cô thì chỉ nghĩ đơn giản thế này : mình là gv, với quyền hạn, điều kiện, trình độ của mình, mình làm được gì mới, hay ho hơn thì cố gắng làm. Không chỉ cho hs thôi đâu. Cho cả mình nữa đấy. Đời gv mà cứ ngày này qua ngày khác nhắc đi nhắc lại những trang SGK cũ mèm thì còn gì chán hơn.
 

Met1671

Member
Thế kỉ luật và hình phạt dùng để làm gì hả Minh ? Còn nói chung cô nghĩ thế này : gian lận hay phá thối là điều thường gặp, tất cả là ở ý thức của hs và cách xử lý của gv.
Vấn đề là ở chỗ không tìm ra được thủ phạm ý cô ạ, trự khi lúc đấy,mỗi phong lap đều có một chuyên viên mạng tầm tầm ngồi qunr lý và theo dõi toàn bộ hệ thống, không biết trường mình đã cháu naog làm trò này chưa, nhưng chỗ em học bây giờ thì là chuyện cơm bữa. Nạn nhân chỉ biết lẩm bẩm #$%^&@ một lúc rồi thôi, quản trị mạng cũng đek biết là thằng nào :))
 

U.F.O

Active Member
Túm lại, rất cám ơn Minh vì cái message này. Rất hay (cô chả thấy cái chỗ Thanks đâu cả).
Ở cuối bài viết cô ơi :(( :(( :((
(vd như cuối bài này nè cô nè . Có cái chữ bài hay đó ;) )
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top