Không khó để dự đoán đề thi THPT năm 2019 sẽ dễ hơn năm ngoái, do áp lực làm thi nghiêm túc, cũng như kỹ thuật điều chỉnh trọng số thành phần lấy điểm xét tốt nghệp.
Đến thời điểm này đã qua 2/3 thời gian diễn ra các môn thi, dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng điều dễ thấy là từ thí sinh đến giáo viên hầu hết có cảm nhận đề thi các môn đều an toàn, dễ chịu hơn so với năm 2018; và ở mức độ nào đó, độ phân hóa có rõ nét hơn so với năm 2017.
An toàn, vừa sức cho học sinh
Sau 2 ngày thi, nhiều học sinh đã bày tỏ tâm trạng vui mừng khi các đề thi được nhìn nhận khá dễ, cơ bản, thậm chí có thể giành điểm cao.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 (Ảnh: Tùng Tin)
Tại TP.HCM, sau khi kết thúc môn văn nhiều thí sinh ra về với vẻ mặt tươi tắn, thậm chí còn phấn chấn vì trúng "tủ". Thí sinh ở Đà Nẵng cũng thở phào nhẹ nhõm với đề thi an toàn này. Thí sinh Phan Huy Hùng, điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) cũng tự nhận 8 điểm Ngữ văn và cho rằng đề nghị luận xã hội khá dễ, đề nghị luận văn học nhẹ nhàng.
Tới buổi thi Toán, cảm nhận bước đầu của thí sinh cũng là không quá khó. Ở Hải Phòng, thí sinh cho rằng đề thi vừa sức, thậm chí có phần dễ. Các thí sinh ở TP.HCM cũng chung quan điểm đề Toán dễ thở. Thí sinh Trần Ngọc Bích, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân tin rằng chắc chắn nhiều học sinh sẽ được điểm cao môn Toán.
Tới môn tiếng Anh vào chiều 26/6, thí sinh Hà Nội, TP.HCM tỏ ra phấn chấn rõ rệt.
Còn bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên được xem là khó hơn cả, có thể không biến động nhiều so với năm 2018, nhưng nhìn chung không có sự đánh đố học sinh.
Đề thi hướng tới mục tiêu xét tốt nghiệp
Trong khi thí sinh vui mừng vì làm được bài thì nhiều giáo viên phổ thông vẫn "cảm thấy thiếu hụt" tr ước sự an toàn, tròn trịa, thậm chí là cũ của đề thi năm nay, đặc biệt ở môn Ngữ văn.
Thầy Phan Trắc Thúc Định, Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) nhìn nhận phổ điểm môn Văn sẽ không thấp.
Tương tự giáo viên Nguyễn Hữu Dương, Trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM) nhận định khi đề thi năm nay giống như các năm trước nên không gây bất ngờ.
Theo đánh giá của PGS. TS Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Việt Nam học, Trường khoa Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, đề Ngữ văn thi THPT quốc gia 2019 chỉ ở mức cơ bản, học sinh dễ đạt điểm trung bình và khó phân hóa.
Cụ thể hơn, ông Giang cho rằng "Đoạn trích là một bài thơ sáng tác khá lâu, trước 1985, tức hơn 30 năm nay, nên ít có tính thời sự. Câu nghị luận xã hội ít mang hơi thở của cuộc sống đương đại. Câu nghị luận văn học có tính giáo khoa, không có những yêu cầu thật khó cho học sinh giỏi bộc lộ khả năng, tạo phân hóa giúp cho việc tuyển sinh chính xác hơn. Đây đúng là đề để dành cho thi tốt nghiệp tốt hơn là để tuyển sinh đại học" .
Các đề thi năm nay đều không làm khó thí sinh. Ảnh: Tùng Tin
Tương tự môn Văn, đề thi Toán cũng được cho là phù hợp với xét tuyển tốt nghiệp. Thầy giáo Trần Tuấn Anh, Trung tâm giáo dục thường xuyên Gò Vấp (TP.HCM) khẳng định rất khó có điểm liệt môn Toán vì 20 câu đầu môn Toán chỉ ở dạng nhận biết. Học sinh dễ nhìn ra đáp án mà học sinh không cần nháp bài.
Với bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, đề của các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học cũng được đánh giá khá dễ cho mục tiêu đạt tốt nghiệp.
Nhận xét về đề thi môn Sinh năm nay, thầy Lâm Thành Trung, THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM) cho rằng "So với đề thi 2018 thì dễ hơn nhưng có nhiều câu hỏi lạ và câu hỏi vận dụng. Các dạng vận dụng thấp và vận dụng cao không mới nhưng có thay đổi cách đặt ra vấn đề không rập khuôn các đề năm trước nên kích thích được tư duy sáng tạo của thí sinh”.
Theo thầy Trung, số lượng học sinh đạt điểm 6 và 7 sẽ rất nhiều, nhưng chỉ rất ít em đạt điểm 9 và 10.
Thầy giáo Nguyễn Duy Khánh, Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) cũng nhận xét so với đề thi THPT quốc gia năm 2018, độ khó của đề Sinh năm nay giảm đi tương đối rõ rệt và tập trung nhiều mục tiêu để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Với đề thi này, thí sinh học ở mức trung bình, khá không khó để có thể đạt 5, 6 điểm. Phổ điểm với học sinh dạng khá rơi nhiều vào khoảng từ 7 – 8 điểm. Điểm trung bình của môn Sinh học năm nay sẽ tăng lên 0,5-1,0 điểm so với điểm trung bình của năm ngoái với 1 học sinh có trình độ tương đương.
Còn đề Vật lý không xuất hiện dạng bài mới lạ hay câu hỏi đánh đố. Thầy giáo Phạm Tuất Đạt, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng 16 câu đầu dễ dàng đối với học sinh học có kiến thức cơ bản. 16 câu tiếp theo, học sinh có học lực khá có thể làm tốt. 4 câu tiếp theo dành cho học sinh ở mức độ giỏi. 4 câu cuối cùng là những câu “siêu khó” đối với học sinh. Thí sinh có học lực trung bình có thể đạt 4-5 điểm, học lực khá đạt 7-8 điểm. Để đạt 9-10 điểm là khó.
Thí sinh TP.HCM vui vẻ ra về sau buổi thi (Ảnh: Tùng Tin)
Cô Phạm Thị Hương Giang, Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) nhìn nhận đề Hóa chủ yếu liên quan đến chương trình, kiến thức lớp 12, 10% nội dung liên quan đến kiến thức lớp 11 (có 3 mức độ). Đề có khoảng 60% câu ở mức độ dễ, 40% câu dùng để phân hóa học sinh. Theo cô Giang, với đề thi này, điểm trung bình đạt được năm nay có thể sẽ cao hơn năm ngoái.
Băn khoăn cho mục tiêu xét tuyển đại học
Một số giáo viên cảnh báo đề thi năm nay sẽ không thật sự phù hợp cho xét tuyển đại học.
"Nếu đây là đề thi chỉ để xét tốt nghiệp thì rất tốt, nhưng nếu xét vào đại học thì chưa ổn. Với đề này, các trường đại học tốp trên cần phải có đợt xét tuyển riêng đánh giá lại chất lượng thí sinh" -thầy Trần Văn Quỳnh, tổ trưởng chuyên môn Toán, Trường THPT Trưng Vương, TP.HCM đề xuất.
Tương tự, thầy Trần Tuấn Anh cho rằng năm nay điểm Toán chắc chắn sẽ cao hơn, như vậy các trường tốp trên nếu tuyển sinh phải có tiêu chí phụ.
Tuy nhiên, trước đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định kể từ năm nay kỳ thi THPT quốc gia sẽ không phải để phục vụ cho 2 mục đích đồng thời mà phục vụ cho tốt nghiệp THPT.
Do đó, đề thi năm nay đúng với mục đích phục vụ cho việc xét tốt nghiệp. Điều cần lưu ý là hiện nay, đa phần các trường đại học trên cả nước vẫn có phương án tuyển sinh dựa vào xét tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia. Vậy nên, việc giáo viên phổ thông nhìn nhận đề thi không phù hợp để tuyển sinh và cảnh báo các trường đại học tốp trên cần có biện pháp sàng lọc nếu muốn nâng cao chất lượng đầu vào là điều cần thiết.
Thí sinh đến dự thi trong 2 ngày 25 và 26/6 đều đạt trên 99% so với số lượng đăng ký. Đồ họa: Thúy Nga
Tỷ lệ thí sinh chọn thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Đồ họa: Thúy Nga
Đến thời điểm này đã qua 2/3 thời gian diễn ra các môn thi, dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng điều dễ thấy là từ thí sinh đến giáo viên hầu hết có cảm nhận đề thi các môn đều an toàn, dễ chịu hơn so với năm 2018; và ở mức độ nào đó, độ phân hóa có rõ nét hơn so với năm 2017.
An toàn, vừa sức cho học sinh
Sau 2 ngày thi, nhiều học sinh đã bày tỏ tâm trạng vui mừng khi các đề thi được nhìn nhận khá dễ, cơ bản, thậm chí có thể giành điểm cao.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 (Ảnh: Tùng Tin)
Tới buổi thi Toán, cảm nhận bước đầu của thí sinh cũng là không quá khó. Ở Hải Phòng, thí sinh cho rằng đề thi vừa sức, thậm chí có phần dễ. Các thí sinh ở TP.HCM cũng chung quan điểm đề Toán dễ thở. Thí sinh Trần Ngọc Bích, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân tin rằng chắc chắn nhiều học sinh sẽ được điểm cao môn Toán.
Tới môn tiếng Anh vào chiều 26/6, thí sinh Hà Nội, TP.HCM tỏ ra phấn chấn rõ rệt.
Còn bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên được xem là khó hơn cả, có thể không biến động nhiều so với năm 2018, nhưng nhìn chung không có sự đánh đố học sinh.
Đề thi hướng tới mục tiêu xét tốt nghiệp
Trong khi thí sinh vui mừng vì làm được bài thì nhiều giáo viên phổ thông vẫn "cảm thấy thiếu hụt" tr ước sự an toàn, tròn trịa, thậm chí là cũ của đề thi năm nay, đặc biệt ở môn Ngữ văn.
Thầy Phan Trắc Thúc Định, Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) nhìn nhận phổ điểm môn Văn sẽ không thấp.
Tương tự giáo viên Nguyễn Hữu Dương, Trường THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM) nhận định khi đề thi năm nay giống như các năm trước nên không gây bất ngờ.
Theo đánh giá của PGS. TS Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Việt Nam học, Trường khoa Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, đề Ngữ văn thi THPT quốc gia 2019 chỉ ở mức cơ bản, học sinh dễ đạt điểm trung bình và khó phân hóa.
Cụ thể hơn, ông Giang cho rằng "Đoạn trích là một bài thơ sáng tác khá lâu, trước 1985, tức hơn 30 năm nay, nên ít có tính thời sự. Câu nghị luận xã hội ít mang hơi thở của cuộc sống đương đại. Câu nghị luận văn học có tính giáo khoa, không có những yêu cầu thật khó cho học sinh giỏi bộc lộ khả năng, tạo phân hóa giúp cho việc tuyển sinh chính xác hơn. Đây đúng là đề để dành cho thi tốt nghiệp tốt hơn là để tuyển sinh đại học" .
Các đề thi năm nay đều không làm khó thí sinh. Ảnh: Tùng Tin
Với bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, đề của các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học cũng được đánh giá khá dễ cho mục tiêu đạt tốt nghiệp.
Nhận xét về đề thi môn Sinh năm nay, thầy Lâm Thành Trung, THPT Vĩnh Viễn (TP.HCM) cho rằng "So với đề thi 2018 thì dễ hơn nhưng có nhiều câu hỏi lạ và câu hỏi vận dụng. Các dạng vận dụng thấp và vận dụng cao không mới nhưng có thay đổi cách đặt ra vấn đề không rập khuôn các đề năm trước nên kích thích được tư duy sáng tạo của thí sinh”.
Theo thầy Trung, số lượng học sinh đạt điểm 6 và 7 sẽ rất nhiều, nhưng chỉ rất ít em đạt điểm 9 và 10.
Thầy giáo Nguyễn Duy Khánh, Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) cũng nhận xét so với đề thi THPT quốc gia năm 2018, độ khó của đề Sinh năm nay giảm đi tương đối rõ rệt và tập trung nhiều mục tiêu để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Với đề thi này, thí sinh học ở mức trung bình, khá không khó để có thể đạt 5, 6 điểm. Phổ điểm với học sinh dạng khá rơi nhiều vào khoảng từ 7 – 8 điểm. Điểm trung bình của môn Sinh học năm nay sẽ tăng lên 0,5-1,0 điểm so với điểm trung bình của năm ngoái với 1 học sinh có trình độ tương đương.
Còn đề Vật lý không xuất hiện dạng bài mới lạ hay câu hỏi đánh đố. Thầy giáo Phạm Tuất Đạt, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng 16 câu đầu dễ dàng đối với học sinh học có kiến thức cơ bản. 16 câu tiếp theo, học sinh có học lực khá có thể làm tốt. 4 câu tiếp theo dành cho học sinh ở mức độ giỏi. 4 câu cuối cùng là những câu “siêu khó” đối với học sinh. Thí sinh có học lực trung bình có thể đạt 4-5 điểm, học lực khá đạt 7-8 điểm. Để đạt 9-10 điểm là khó.
Thí sinh TP.HCM vui vẻ ra về sau buổi thi (Ảnh: Tùng Tin)
Băn khoăn cho mục tiêu xét tuyển đại học
Một số giáo viên cảnh báo đề thi năm nay sẽ không thật sự phù hợp cho xét tuyển đại học.
"Nếu đây là đề thi chỉ để xét tốt nghiệp thì rất tốt, nhưng nếu xét vào đại học thì chưa ổn. Với đề này, các trường đại học tốp trên cần phải có đợt xét tuyển riêng đánh giá lại chất lượng thí sinh" -thầy Trần Văn Quỳnh, tổ trưởng chuyên môn Toán, Trường THPT Trưng Vương, TP.HCM đề xuất.
Tương tự, thầy Trần Tuấn Anh cho rằng năm nay điểm Toán chắc chắn sẽ cao hơn, như vậy các trường tốp trên nếu tuyển sinh phải có tiêu chí phụ.
Tuy nhiên, trước đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định kể từ năm nay kỳ thi THPT quốc gia sẽ không phải để phục vụ cho 2 mục đích đồng thời mà phục vụ cho tốt nghiệp THPT.
Do đó, đề thi năm nay đúng với mục đích phục vụ cho việc xét tốt nghiệp. Điều cần lưu ý là hiện nay, đa phần các trường đại học trên cả nước vẫn có phương án tuyển sinh dựa vào xét tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia. Vậy nên, việc giáo viên phổ thông nhìn nhận đề thi không phù hợp để tuyển sinh và cảnh báo các trường đại học tốp trên cần có biện pháp sàng lọc nếu muốn nâng cao chất lượng đầu vào là điều cần thiết.
Thí sinh đến dự thi trong 2 ngày 25 và 26/6 đều đạt trên 99% so với số lượng đăng ký. Đồ họa: Thúy Nga
Tỷ lệ thí sinh chọn thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Đồ họa: Thúy Nga
Lê Huyền - Ngân Anh