Đạo đức học sinh: "Thầy giáo phải làm kiểu mẫu cho các cháu"

lion

Moderator
Staff member
Tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học đường ngày càng tăng gây cho những người làm công tác giáo dục nhiều trăn trở. Hội thảo về vấn đề này do Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam tổ chức cuối tuần trước đã đề cập tới khá nhiều giải pháp: sự quan tâm của gia đình, đổi mới chương trình giáo dục, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ lối sống thị trường... Nhưng còn một yếu tố ít người nhắc đến: tấm gương mẫu mực của thầy, cô giáo.

Bác Hồ từng căn dặn: “Thầy giáo phải làm kiểu mẫu cho các cháu. Làm được như thế là làm tròn nghĩa vụ”. Đội ngũ hơn 1 triệu giáo viên (GV) cả nước đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhiệt huyết với nghề, song đây đó, vẫn có những chuyện làm ảnh hưởng tới vị thế người thầy.

Vì thế, trước hết, các thầy, cô giáo cũng cần được giáo dục đạo đức nghề nghiệp, không nên chỉ quan tâm đến chuyên môn giảng dạy. “Quy định về đạo đức nhà giáo” đã được ban hành, song mới ở phần lý thuyết, còn hình thức triển khai ở các trường còn nghèo nàn... Cần nghiên cứu cơ chế lành mạnh hóa công tác đào tạo, tuyển dụng và phát triển GV ngay ở các trường sư phạm, tránh tiêu cực trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên, học viên sau ĐH. Phát triển GV phải trên cơ sở năng lực và phẩm chất thực sự, không để thầy “đứng nhầm bục giảng”, ai không xứng đáng cần nghiêm khắc loại khỏi ngành.

Bên cạnh đó, phải chống quan điểm “lao động của GV cũng là hàng hóa”. Khái niệm “thị trường giáo dục” có thể sử dụng trong quan hệ quản lý, còn trong quan hệ dạy - học, thầy - trò thì nhất định không... Phải làm sao để GV không muốn, không thể và không dám nhận tiền của HS. Giữa GV, phụ huynh, HS không nên có giao dịch nào liên quan tới tiền. Các nhà trường cần tìm phương thức thu nộp các khoản đóng góp của HS phù hợp với yêu cầu này, có hình thức động viên GV bồi dưỡng, phụ đạo HS giỏi, HS yếu kém một cách có tổ chức mà HS không phải trả tiền trực tiếp cho GV.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top