Đa mang nghề ‘bán cháo phổi’

lion

Moderator
Staff member
Đời nhà giáo có người ví như cuộc tình duyên lỡ làng mà "bỏ thì thương, vương thì tội". Ấy vậy mà vẫn có những con người, sống, hi sinh cho tình yêu nghề giáo từ lúc tóc xanh đến khi bạc cả một mái đầu.

Tình yêu nghề giáo là nghệ thuật của sự tận tâm
Tháng 8, cận ngày khai trường, tranh thủ cuối tuần ngớt việc về thăm quê, tôi men theo con ngõ nhỏ đến thăm cô - người mẹ thứ hai của tôi và của không biết bao nhiêu lũ học trò khác. Vẫn dáng đi ấy, vẫn nụ cười và giọng nói ấy nhưng đôi tay đã run hơn và mái tóc đã nhuộm màu phấn đậm hơn mất rồi. Những chồng giáo án, những bài soạn còn dang dở ở góc bàn và dường như mùa hè chưa khi nào trôi qua nơi cô thì phải? Hơn 20 năm cho nghề giáo, cho lũ trẻ dại là hơn 20 năm cô không hề nghỉ, chỉ có hơn một lần sức khỏe cứ hò nhau mà chững lại.

Cô vẫn nói về cách mà mình bén duyên nghề giáo, không vội vàng, xô bồ mà nó là thứ tình yêu âm ỉ, rồi lớn dần lúc nào không hay. Năm mới tốt nghiệp giảng đường đại học, cô may mắn được về dạy ở trường chuyên của huyện và cũng từ đấy chưa ngày nào cô quên. Ấy vậy mà thấm thoắt cũng đã hơn 20 cái xuân xanh đi qua, cô gắn bó cuộc đời mình với nghề gõ đầu trẻ.
“Nghề giáo vừa dễ mà cũng vừa khó, được nhiều người kính nể, được xã hội trọng vọng. Nhưng phải biết cách chăm lo cho nó thì mới giữ được lửa con ạ.” cô nói thế khi tôi hỏi tỉ tê làm sao cô có thể làm một nghề lâu đến thế. Rồi cô kể về những khó khăn của nghề giáo như một điều tất yếu mà theo cô muốn yêu được nghề thì phải yêu cả cái khó của nghề để mà có cách sống hòa bình với nó.

“Những người nấu cháo phổi như cô thì hít bụi phấn nhiều, nói nhiều còn nguy hiểm hơn là mấy anh giai nhà cô hút thuốc đấy. Nhưng mà làm sao mà trốn được, chẳng nhẽ lại bịt khẩu trang khi dạy.” Cô cười rồi nói tiếp “Ví như muốn tránh bụi phấn, thì phải tránh viết mà muốn viết ít thì phải nói sao cho cuốn hút, nói sao học sinh có thể vừa nghe giảng, vừa viết.”

“Muốn nói to mà không lo mất giọng, không viêm họng, khản tiếng thì tìm micro, dùng Unizone . Nhà giáo chúng tôi giờ may mà có mấy cái đó, không thì khổ lắm”, cô bảo.


“Unizone là gì ạ?”

Cô chỉ tay vào góc bàn, nơi giáo án vẫn còn dở dang, hóa ra Unizone (http://ckcompany.vn/may-tro-giang/) là 1 thiết bị máy trợ giảng của Hàn Quốc có loa, có mic giúp giáo viên có thể dạy được nhiều hơn vì không cần phải nói to, chỉ với một chiếc micro không dây nhỏ đeo ở tai, nói vừa phải, loa sẽ khuyếch đại âm thanh để tất cả học sinh đều nghe rõ, giáo viên vừa giảng bài, vừa viết bảng rất thuận tiện. Nó lại rất nhỏ gọn và dùng pin sạc nên có thể mang đi dạy ở nhiều nơi mà không tốn nhiều công sức, cũng không phụ thuộc vào nguồn điện.

Máy trợ giảng Unizone - Thoải mái nói to, không lo mất giọng
Vậy ra cái bí quyết hàng chục năm nay của cô cũng chẳng cầu kỳ như người ta nghĩ. Đơn giản, quen thuộc, hiệu quả như cách cô yêu nghề, chịu chấp nhận và sống với cái nghề đầy nhọc nhằn, niềm vui nhiều song nỗi buồn cũng không ít này.

“Cô dùng cái Unizone này lâu chưa?”

“Unizone thì chưa, còn micro ở trên lớp thì cũng được lâu rồi. Nhưng giờ chuyển sang cái này cho tiện, gọn nhẹ cũng dễ di chuyển hơn mà lũ trẻ chúng nó không phải loay hoay chuẩn bị cho mình. Được cái dùng máy này thì cô đỡ tốn sức hơn nhiều, dạy cũng dễ dàng hơn, lớp đông thì không phải đánh vật với bọn quỉ học trò nữa. Vậy là vui rồi.”

Tôi nghe xong rồi bất giác trầm ngâm không nói gì, người cô, người mẹ của tôi bao năm đứng lớp là bấy nhiêu năm nghĩ cho học trò. Cũng thấy may vì cô có thêm cho mình một bí quyết giữ gìn tâm huyết, giữ sức khỏe đủ để có thể tiếp tục “chiến đấu” thoải mái với những khó khăn, trở ngại của những tháng ngày đứng trên bục giảng triền miên.


Một năm học mới nữa sẽ lại sắp bắt đầu sau tiếng trống khai trường sớm đây thôi. Mong cho những lần hiếm hoi quay lại thăm cô của đứa học trò hư này sắp tới, cô vẫn khỏe, “thoải mái nói to, không lo mất giọng, với Unizone”!


iLIGHTIS
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top