“Chỉ có thể dạy bằng nhân cách của mình”

lion

Moderator
Staff member
Có những ngành nghề mà đối tượng phục vụ, chăm sóc giúp đỡ là con người, ví dụ như y bác sĩ, nhà giáo, nhân viên tham vấn tâm lý hay công tác xã hội…, đặc biệt là những nghề liên quan đến trẻ em.

Đối với những người làm nghề này, trí thông minh, sự hiểu biết, thậm chí sự siêng năng cần mẫn cũng không đủ. Họ phải có tư chất, thái độ cần thiết để làm việc với con người. Nói như TS Nguyễn Sĩ Dũng (Tuổi Trẻ 9-12-2007), họ “phải biết yêu thương”. Nói một cách khoa học hơn, họ phải có một nhân cách đặc biệt.
Năm 1968, trong công tác chiêu sinh cho khóa nhân viên công tác xã hội (CTXH) đầu tiên tại Trường Công tác xã hội quốc gia cũ theo đề nghị của chuyên gia chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, chúng tôi chia làm ba giai đoạn. Thi viết về một vấn đề xã hội để tìm hiểu suy nghĩ và thái độ của thí sinh đối với con người, nhất là những người thiệt thòi. Từ 1.000 người chúng tôi lấy 400, rồi cho thi vấn đáp để chọn 40 người. Phỏng vấn viên gồm ba người, hai người hỏi, một người quan sát và ghi chép.
Thí sinh hết sức ngạc nhiên vì không thấy chúng tôi khảo bài mà nói chuyện như thăm hỏi bình thường, nói chuyện chơi chơi. Thật ra qua tìm hiểu về gia cảnh, sở thích, cách nói chuyện của các em, các chuyên gia đánh giá sơ bộ về nhân cách và xem có phù hợp với nghề CTXH không. Sau khi phỏng vấn, ba chuyên gia hội ý rất kỹ rồi mới cho điểm. Vậy mà trong sáu tháng học đầu tiên có những em được đề nghị nên đi theo một ngành khác.
Còn ở một trường CTXH nọ ở Thụy Sĩ, thí sinh muốn làm việc trong lĩnh vực trẻ em được yêu cầu thử việc sáu tháng ở một trung tâm chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình thử việc này, bạn nào lỡ xách tai một đứa trẻ hơi mạnh hoặc phùng mang trợn mắt với nó, hay thiếu kiên nhẫn sẽ được nhà truờng khuyên chọn nghề khác ngay.
Điều này không lạ vì các giáo sư CTXH của tôi đã lặp đi lặp lại rằng: “Công cụ lao động của anh thợ mộc là cái búa cái bào, của anh thợ nề là cái bay, còn của nhân viên CTXH là chính nhân cách của mình. Bởi vậy nếu không luôn ý thức về bản thân để tự điều chỉnh thì người nhân viên này không thể thành công trong nghề”.
Và cuối cùng xin mạn phép trích dẫn một câu mà chúng tôi đã nhắc đến nhiều lần đến nỗi gây nhàm chán. Đó là phát biểu của nhà giáo dục Pháp Jean Jaurès: “người ta chỉ và chỉ có thể dạy bằng nhân cách của mình”.
Và thật vậy, về phương diện dạy người, sản phẩm giáo dục chính là kết quả của sự tương tác giữa hai nhân cách của thầy và trò.
[SIZE=-1]​

[SIZE=-1][/SIZE]
[SIZE=-1][/SIZE]
[SIZE=-1][/SIZE]
[SIZE=-1] Tuổi trẻ [/SIZE]​
[/SIZE]
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top