Các Phương pháp học tiếng Pháp hiệu quả

lion

Moderator
Staff member






Có 7 phương pháp chính nhắc lại, suy đoán, chia nhỏ, âm thanh, bao quát, trọng tâm và kiến tạo.

1- Phương pháp nhắc lại:

nhắc lại không có nghĩa là cứ nhại đi nhại lại 1 câu theo kiểu thuộc lòng thế chẳng khác nào học vẹt. nhắc lại phải tập để thành phản xạ và khôn khéo để có thể ghi nhớ và vận dụng ngôn từ ngữ pháp cho thích hợp.

nhắc lại giúp ta ôn tập, ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học và đưa nó vào thực tế. Để ứng dụng tốt phương pháp này, hãy nắm vững các điểm mấu chốt sau:

  1. Nhắc lại và học 1 ‘cụm từ’ không phải từ riêng lẻ.
  2. Không bao giờ cố gắng thuộc lòng công thức
    Thay vào đó hãy học thuộc mẫu câu tiêu biểu cho từng tình huống.
  3. Nghe đi nghe lại audio đến khi bạn nhận dạng được >90% từ vựng trong đó.
  4. Kết nối, xâu chuỗi cái MỚI với cái CŨ tạo thành 1 mắt xích liền mạch từ CŨ đến MỚI.
2- Phương pháp suy đoán:

Một cái bẫy khá nguy hiểm khi học ngôn ngữ đó là suy nghĩ “có từ mới rồi, tra từ điển thôi” :-D.
Khi bạn cứ hễ gặp từ mới là tra từ điển, bạn sẽ tạo thói quen lệ thuộc quá nhiều vào từ điển và để cho bộ não của mình ‘lười hoạt động’. Từ điển không nên dùng để tra từ mà đơn giản là để ‘kiểm tra lại’ từ nào đó xem có đúng không, thay vì dùng nó như 1 chiếc ‘bùa vạn năng’ :D. Thay vào đó, hãy dùng suy đoán của mình để đoán ngữ nghĩa của từ mới dựa vào các dữ kiện như

  1. Bối cảnh của đoạn văn/hội thoại
  2. Loại của từ (danh, động, tính, trạng từ)
  3. Tiền tố, hậu tố của từ (-ion, re-, ….)
3- Phương pháp chia nhỏ:

Có bao giờ bạn cảm thấy học một ngôn ngữ là quá nhiều và hầu như là bất khả thi ? Vấn đề nằm ở chỗ bạn phải chia nhỏ vấn đề cần học ra và học từng bước 1 từ dễ đến khó và kết hợp với phương pháp nhắc lại để có thể ôn luyện một cách hiệu quả và tiến bộ theo thời gian. Phương pháp này đòi hỏi phải "phối hợp" với phương pháp nhắc lại một cách nhịp nhàng thì mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Thiếu phương pháp nhắc lại thì dù bạn có chia nhỏ thành triệu phần cũng là vô ích vì bạn không thể nhớ những gì bạn đã học.

4- Phương pháp âm thanh:

Bạn đã bao giờ tự hỏi trước khi có chữ viết thì người ta giao tiếp thế nào? - Vâng, bằng âm thanh bạn ạ.
Chính vì thế, cái nguồn cội của ngôn ngữ chính là âm thanh hay nói cách khác là NGHE - NÓI và do đó kỹ năng NGHE - NÓI là 2 kỹ năng cần luyện tập thường xuyên nhất vì nó là CƠ BẢN NHẤT rồi song song đó mới phát triển thêm kỹ năng ĐỌC - VIẾT dựa trên những phản xạ thu nhặt được từ kỹ năng NGHE - NÓI.

5- Phương pháp bao quát:

Bao quát nghĩa là nhìn cái tổng thế, cái chung. Trong học tiếng Pháp, điều này có nghĩa là ta không nên chỉ nhìn vào 1 vấn đề nào đó mà hãy mở rộng ra các vấn đề liên quan đến nó.

6- Phương pháp trọng tâm:

Như đã bàn ở pp bao quát, khi học cần phải mở rộng vấn đề, nhưng điều đó không có nghĩa là ta học lan man, liên miên nhiều cái 1 lúc mà cái ta học cần phải có chủ đề, có trọng tâm.
Ta phải đặt trọng tâm là những kiến thức, chủ đề cần luyện tập, cần ghi nhớ, còn những cái bao quát mở rộng chỉ là những vấn đề mang tính THAM KHẢO để gia tăng khả năng nhớ từ.

7- Phương pháp kiến tạo:
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top