Battle Royale (2000) - Are you ready to kill your friend?

Napster

Thành viên danh dự



Tác giả: Đặng Ngọc Quang
Prologue: Xin gửi tặng bài viết này tới các bạn cùng lớp A17 của tôi - nhất là những người đã trở nên yêu lớp hơn sau bộ film này :lol:


Trước hết xin nói tôi chưa được đọc trọn vẹn cuốn tiểu thuyết ‘Battle Royale’ hay bộ manga ‘Battle Royale’ nên tất cả những gì tôi biết, tôi viết chỉ là xung quanh bộ film, đứng trên phương diện bộ film và không hề có so sánh gì so với cuốn tiểu thuyết gốc và bộ truyện tranh ăn theo đó cả. Đây là một bộ film khá cũ (từ năm 2000) nhưng ‘Battle Royale’ có lẽ chưa bao giờ là một chủ đề lỗi thời…



Lấy bối cảnh giả tưởng ở buổi bình minh của thiên niên kỉ mới, khi mà đất nước Nhật Bản rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng dẫn đến số người thất nghiệp tăng vọt. Như hiệu ứng domino, tương lai của đất nước trở nên mờ mịt hơn bao giờ hết. Học sinh trở nên coi thường trường học, các vụ bạo lực trong trường học tăng vọt và việc học sinh tẩy chay lớp học, thầy giáo trở thành thường nhật. Với một sự hỗn loạn như thế, chính phủ ban hành ra đạo luật ‘Battle Royale’ nhằm trấn an và răn đe những vị chủ nhân tương lai của đất nước.



Và bây giờ hãy tưởng tượng bạn là một học sinh trung học Nhật Bản 15 tuổi. Mọi việc đối với bạn đang rất bình thường, bạn vừa mới bước vào tuổi dậy thì và có những biến đổi hormones đầu tiên trong cơ thể như bao bạn bè khác. Bạn nhận được sự quan tâm và thân thiện từ nhiều người khác. Trường học cũng bình thường và bạn có rất nhiều bạn bè ở cùng một lớp học 3B nào đấy. Trong số những người bạn ấy có một thằng hâm Nobu nào đấy không hiểu vô tình hay hữu ý mà dám đâm dao vào mông thầy giáo Kitano rồi không hề xin lỗi. Nhưng điều đó cũng hoàn toàn bình thường trong cái bối cảnh giả tưởng ấy. Cuộc sống mà! Cậu bạn Nanahara thì có bố vừa tự tử vì mất việc và cuộc sống bế tắc nên Nanahara phải đến ở cùng với Nobu. Cô gái đầy chất phong trần với vẻ mặt cau có Mitsuko thì bị mọi người trong trường ghét bỏ. Và Utsumi cùng nhóm bạn thì có sở thích khá oái oăm là chuyên nhốt Noriko vào toalét chỉ về cô ấy là ... Noriko. Trong cái thế giới này, đâu đâu chả có những con người, những sự việc củ chuối tương tự như thế? Nhất là trong trong giới học sinh.





Thế rồi, 2 năm sau đó, bạn mơ hồ nhận thực được rằng chính phủ Nhật Bản vừa thông qua một đạo luật mới mang tên 'Battle Royale' bởi họ, chính phủ, cảm thấy sợ hãi trước giới trẻ. 'Battle Royale' là một trò chơi - một trò chơi kì dị khi mà bạn sẽ phải hạ gục tất cả các bạn cùng lớp của mình để có thể trở thành người sống sót duy nhất cuối cùng trên một hòn đảo hoang sơ với những vũ khí được phát sẵn và lấy được từ những người bạn vừa ngã xuống. Một trò chơi mà từ trước đến nay có lẽ chỉ hay gặp ở các trò chơi điện tử mang đầy tính bạo lực và thù hận.



Phải chăng chỉ có những người lớn mới có thể nghĩ ra những trò chơi kì dị và oái oăm đến như thế? Chỉ có người duy nhất sống sót mới được phép về nhà - và chỉ khi mà trò chơi diễn ra xong trong ba ngày. Nếu bạn và mọi người cố tình kéo dài chuỗi ngày tuyệt vọng cuối cùng đó ư ... sẽ không còn một lớp 3B nào nữa cả. Bởi ngay từ khi lên đảo bạn đã bị đeo một chiếc vòng cổ tinh vi chống shock, chống nước, không thể bị phá vỡ và đã được lập trình sẵn để phát nổ sau ba ngày trò chơi diễn ra mà không có ai chiến thắng. Đó cũng là công cụ để cho những người lính và trạm kiêm soát có thể theo dõi cuộc chơi của lũ trẻ. Hơn nữa, trên đảo được chia thành nhiều vùng riêng biệt khác nhau và mỗi giờ lại có một vùng được đánh dấu là vùng nguy hiểm.



Chỉ cần bạn bước chân vào vùng đó là chiếc vòng cũng sẽ phát nổ. Thằng ngốc tội nghiệp Nobu chính là người bị Kitano thử nghiệm chiếc vòng trước mặt lũ trẻ 3B. Chỉ trong nháy mắt, máu đã tóe ra trên cổ Nobu.





Và xin hỏi bạn đã sẵn sàng để giết chết người bạn thân nhất của mình trong lớp chưa?

Đó là những tiền đề đầu tiên của bộ film 'Battle Royale' của đạo diễn Kinji Fukasaku. Một bộ film kể về ba ngày tồn tại cuối cùng của lũ trẻ 3B. Chúng cố gắng tìm ra những ý tưởng để chạy trốn, để sống sót hoặc cầm vũ khí chúng vừa được trao lên để tìm và diệt những người bạn bè của mình. Nếu làm một phép so sánh thì lũ trẻ ấy giờ hệt như một con hổ cái đang cùng đường nhưng vẫn ra sức để bảo vệ cho hổ con, cho niềm hi vọng sống nhỏ nhoi của mình. Rồi bên cạnh lũ trẻ lớp 3B ấy còn là hai học sinh mới được chuyển đến lúc trò chơi bắt đầu. Không ai biết hai học sinh ấy là ai, là tốt hay là xấu, có giúp gì được cho chúng không, nhưng nhìn vào chúng ta sẽ thấy chúng có thể sử dụng thành thạo những khẩu AK-47 hệt như những người lính thực thụ vậy.

Tôi sẽ không đi sâu thêm vào những chi tiết nhỏ nhặt nữa mà đi vào những chi tiết quan trọng hơn của plot film. Nhân vật chính của chúng ta là Shuya Nanahara, bạn thân nhất của Nobu, cặp với Noriko trong trò chơi sinh tử này. Phải nói cả hai người này đều không đam mê gì việc đi tiêu diệt các bạn mình cả. Họ đúng hơn là những mục tiêu để cho những người khác tiêu diệt bởi họ cứ liên tục chạy trốn khỏi những người mà hôm qua là bạn, nay đã là thù.






Và giờ đây bộ film gợi lên cho ta một câu hỏi khá hấp dẫn là : liệu bản năng sinh tồn có mạnh mẽ hơn lòng trung thành với bạn bè không? Như đây là một ví dụ cho sự chiến thắng của bản năng sinh tồn:



But then:



Một vài người trong lớp bắt đầu than khóc còn một số người khác bắt đầu công việc đòi hỏi máu lạnh là giết chóc.



Họ có thể cười ngay sau khi giết chết một người mà vừa hôm qua vẫn còn là bạn cùng lớp như là Mitsuko rất hân hoan sau khi đuổi bắn được Chigusa rồi sau đó là giết chết hai cậu bạn cùng lớp sau khi ngủ với họ ;



đó là Kiriyama – một trong hai học sinh mới chuyển tới, một con mèo giữa bầy chim bồ câu - với thú vui giết chóc. Hắn tham gia Battle Royale chỉ để thỏa mãn sở thích giết chóc của mình ;



hay một người khác nữa là Kawada tới với 'Battle Royale' là để trả thù cho cô bạn gái Keiko và nhiều lí do cá nhân khác nữa...



'Battle Royale' quả thực là một bộ film khá đặc biệt, một bộ film hành động với nhiều ý nghĩa khác nhau. Một cách nông cạn nhất, người xem có thể coi đây như là một gameshow và tự đặt cho mình câu hỏi rằng 'Ai sẽ là người chiến thắng trong trò chơi mà chỉ có duy nhất một người được phép sống sót và làm thế nào mà cậu ta/cô ta sống sót được sau bao cạm bấy như thế?'. Tuy nhiên đây không phải là điều mà Fukasaku muốn. Thực ra phần hành động của bộ film không nhiều lắm, những cảnh bạo lực và máu me thì cũng chưa đạt được đạt điến đến như 'Ichi The Killer'. Fukasaku có lẽ muốn gửi gắm đến cho người xem một thông điệp mạnh mẽ rằng tình bạn và lòng trung thành sẽ luôn luôn tồn tại và bất diệt cho dù có phải ở trong bất cứ hoàn cảnh ngặt nghèo nào nhất. Trong số những cái chết sớm nhất của lớp 3B ấy, bạn có thể thấy những biểu hiện mạnh mẽ của những mối quan hệ : đó là những vụ tự tử như để từ chối cuộc chơi đầy nghiệt ngã này, chấp nhận cái chết cùng với bạn, người yêu mình để giữ nguyên tấm lòng mình. Và Fukusaku xem này có nói rằng ông không hề muốn khán giả nhìn những vụ tự tử ấy với con mắt tiêu cực hay là những biều hiện của lớp trẻ với không còn hi vọng gì vào sự sống mà thực ra đó là những hành động đáng được khâm phục nhiều hơn hơn là chê bai.





Và cuối cùng là màu sắc chính trị của bộ film, khi mà nó cho thấy những gì đang diễn ra trong xã hội Nhật Bản ngày qua ngày thông qua cuộc sống của lũ trẻ trước khi lên đảo. Không ai có thể nói trước rằng liệu trong một ngày không xa, những người làm luật pháp ở Nhật Bản có phải tạo ra một đạo luật như thế để răn đe những người chủ nhân tương lai của đất nước, những người có thể đưa đất nước Nhật Bản phát triển hơn nữa hoặc cũng có thể kéo lùi đất nước Nhật Bản đi xuống.

Trong thời điểm năm 2000, khi bộ film ra mắt cũng là lúc những cuộc nổ súng trong trường học ở Mỹ và Đức bắt đầu xuất hiện. Vì thế 'Battle Royale' đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong xã hội Nhật Bản cũng như quốc tế. Fukusaku đã rất thất vọng khi bộ film bị dán mác R-15, nghĩa là những người cần được xem bộ film, những người ở độ tuổi như ở lớp 3B trong film không được phép xem nó. Bộ film này rất bạo lực, gây shock mạnh mẽ với người xem, mang tính giải trí rất cao nhưng cũng khiến cho đầu óc bạn phải suy nghĩ thật nhiều sau khi xem xong bộ film. Về điểm này, 'Battle Royale' không khác gì 'Pulp Fuction' kinh điển của Quentin Taratino cả. Nhưng hiện thực để cho những học sinh 15 tuổi cầm súng lên đi tìm diệt nhau khiến cho nhiều nhà kiểm duyệt với tư tưởng cũ rích khó lòng tiêu hóa nổi. Thế nhưng chúng ra đâu phải là những nhà kiểm duyệt film, đúng không? Người Mỹ có thể cho ra đời những bộ film đầy tính bạo lực, khán giả không thể nhớ rằng có bao nhiêu người chết, những ai chết trong film thì sao? Bạo lực trong bộ film này không hề đẹp đẽ đến mức mỹ miều như trong những ‘Kill Bill’ hay bộ film ‘007’. Và đó là sự thực về cái mà gọi là bạo lực! ‘Battle Royale’ là tấm gương phản ứng chân thực về bạo lực, là lời cảnh báo cho xã hội về bạo lực, về những gì có thể xảy ra trong giới trẻ và nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải đề phòng với chúng.



Một điểm thành công khác của bộ film là phần nhạc film vô cùng hoành tráng do Masamichi Amano đảm trách. Bên cạnh những bản nhạc hoành tráng như trích dẫn đoạn intro của bản opera 'Requiem' của Verdi ở ban đầu bộ film hay các bản nhạc của chính Masamichi sáng tác xuyên suốt các cuộc đọ súng thì ông còn cài đặt khéo léo những bản nhạc du dương trầm bổng của các cây đại thụ trong dòng nhạc cổ điển như Radetsky March và Blue Danube Waltz của Richard Strauss, Auf dem Wasser zu singen của Schubert, Air from Orchestral Suite No. 3 in D Major của Sebastian Bach... diễn tả tất cả được các chừng mực cảm xúc yêu, ghét, sợ hãi, lo lắng, hối hận của lũ trẻ mỗi khi một ngày mới lại tới hay mỗi khi có thêm một người bạn được thông báo là đã chết. Tất cả các bả nhạc đều do dàn nhạc giao hưởng của Ba Lan trình bày.

Cuối cùng xin nói về diễn xuất của các diễn viên trong film. Hầu hết các diễn viên trong bộ film đều là những người còn rất trẻ như hai nhân vật chính Tatsuya Fujiwara sinh năm 1982 trong vai Shuya Nanahara hay Aki Maeda sinh năm 1985 trong vai Noriko Nakagawa tuy nhiên họ đã đảm nhiệm vai diễn rất xuất sắc. Bên cạnh đó ta không thể quên được Chiaki Kuriyama trong vai Takako Chigusa. Chính nhờ có bộ film này mà Quentin Taratino đã biết đến cô và chọn cô cho vai diễn Gogo Yubari đáng nhớ trong Kill Bill vol.1 hai năm sau đó.



Đặc biệt nhất trong bộ film chính là hai học sinh chuyển đến khi trò chơi bắt đầu: Taro Yamamoto sinh năm 1974 trong vai Shougo Kawada và Masanobu Ando sinh năm 1975 trong vai Kazuo Kiriyama. Họ đã phải ‘cưa sừng làm nghé’ để trở thành những học sinh mới của lớp 3B. Cả hai ban đầu cảm thấy rất lo lằng vì không biết có thể đảm nhận tròn vai của mình không nhưng cuối cùng, cả hai đã đảm nhận vai diễn hết sức xuất sắc và nhận được rất nhiều lời khen từ Fukasaku. Cuối cùng, nếu bạn là fan của Takeshi ‘Beat’ Kitano, ông trùm giới diễn viên Nhật Bản, thì đây là bộ film không thể bỏ qua. Nhân vật thầy giáo của ông là một nhân vật khá thú vị. Thêm nữa, cũng chính ông đã yêu cầu Fukasaku chuyển tên nhân vật thầy giáo thành Kitano cho giống tên của mình.







Xin kết lại bài viết bằng một câu nói của Kou Shibasaki trong vai cô gái máu lạnh Mitsuko trong buổi ra mắt bộ film năm 2000 : ‘Chúng tôi đã phải quay film ngày đêm để hoàn thành bộ film này một cách nhanh nhất. Mỗi một ngày quay film kết thúc, chúng tôi đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi nhưng bên cạnh đó ai cũng cảm thấy rất háo hức và phần nào đó bị kích động suy nghĩ rất nhiều về những cảnh vừa quay. Hi vọng rằng những ai xem xong film này đều có một cảm giác như vậy. Xin cảm ơn !’



Thật tiếc là Kinji Fukasaku, đạo diễn bộ film đã qua đời khi đang làm phần hai của bộ film vào năm 2003 bởi bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Có thể đó là một sự giải thích hợp lí nhất cho thất bại của phần II của bộ film được đạo diễn bởi con trai ông.



*Tính chất giải trí: 10/10 - Ai sẽ là người chết tiếp theo? Ai sẽ thắng trò chơi? Câu hỏi này sẽ xoay vòng suốt cả bộ film như tiếng điện thoại di động liên tục réo một cách sốt ruột vậy.
*Bạo lực: 100/10
*Sex: 0/10 - chúng mới chỉ là học sinh lớp 9 thôi.
*Mức độ gây shock: 9/10
*Máu: Có lẽ phải mất một ngày làm việc của một nhà máy sản xuất nước sốt cà chua để phục vụ cho bộ film này.

*Tổng thể: 10/10


P/S : Nhiều người đến nay vẫn lầm tưởng người Mỹ cấm không cho phát hành bộ film này tại đất nước họ nhưng thực ra là người Nhật chủ động không bán bản quyền bộ film này cho họ ! That's a very funny fact!
 

Grenouille_vert

Moderator
Phim cực hay! Trừ một việc là diễn viên hơi xấu :(( ra thì phim này kết cấu chặt chẽ (có lẽ do truyện và truyện tranh hay sẵn rồi), diễn viên đóng đạt, các cảnh bạo lực quay tốt. Phim này không bạo lực lắm đâu nếu so với truyện tranh (mình chưa được đọc tiểu thuyết), manga Nhật không hiểu có truyện nào bạo lực và có cách minh họa kinh hoàng như truyện này không nữa, chắc là Việt Nam chả bao giờ cho phát hành truyện này mất :)). Phim này đề cập đến vấn đề rất hay, đấy là tình bạn, tình yêu và khát vọng sống, ở thời điểm sinh tử cái nào sẽ quan trọng hơn? Phim này giết người như ngoé nhưng vẫn thấy tình người hiện lên trong đó, nói chung là rất hay và đáng xem!

Phim này được imdb chấm 8.0, tức là ngang tầm các phim nghệ thuật khá nổi của châu Á như Old Boy, Spring Summer,...

PS: Hình như bọn này là lớp 9B đấy chứ nhỉ?
 

VoxPopuli

Member
bộ fim thực sự làm mình nghĩ về cách mà mình đang sống ngày hôm nay...
thấy yêu những người xung quanh mình hơn, những người bạn mà mình đã cho rằng có thể sống mà k cần đến họ
cám ơn người bạn tốt đã gửi nó cho tôi
anh grenouille cho em xin fép....
@lơpf: dù k nói ra với mọi người, cũng k cần mọi người biết.... tôi yêu mọi người vô cùng.....


... @anh napster, grenouille: hai anh xem fần 2 chưa??
 

Grenouille_vert

Moderator
Phần 2 mới đọc review, đang định down về xem nhưng để xem xong Ichi the Killer đã, vì thấy bảo Ichi còn bạo lực hơn cả Battle :)). Đang lạ lùng là sao nền điện ảnh Nhật đặc sắc thế mà ít ra được với thế giới bên ngoài.
 

whitecondor

New Member
Phần II của "Battle Royale" quá dở. Vừa dài, vừa ngố. Được mỗi cái tư tưởng ... anti-American. Phần này là do ông con đạo diễn phần 1 làm.

Còn "Ichi The Killer" là thuộc thể loại gore movie. Làm tình làm tiếc, tra tấn là cứ máu me be bét :-SS - Mà mình xem mấy lần không hiểu cái ending lắm. :(
 

mrdungx

New Member
Phim (và tiểu thuyết) BRoyle này đã gây nên mấy vụ học sinh giết bạn ở Nhật rồi 8-| Đúng kiểu phim bệnh của Nhật, nội dung và kết thúc thường là hơi nhảm nhí nhưng đã trót click play rồi thì không thể stop được. :D Mà mình khoải nhất bài rap lúc hết phim.
Battle Royale 2 thì đúng là rất dở, không nên xem -_-
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top