3 nhà khoa học được trao giải thưởng Nobel Y học 2014 nhờ phát hiện ra "hệ thống định vị của não bộ"

lion

Moderator
Staff member
Nhóm các nhà khoa học John O'Keefe đến từ Anh, May-Brit Moser và Edvard I. Moser từ Na Uy vừa vinh dự nhận được giải thưởng Nobel Y học năm nay nhờ phát hiện ra những tế bào thần kinh có nhiệm vụ tạo ra "hệ thống định vị GPS" bên trong não người. Phát hiện trên giúp chúng ta có thể biết được làm cách nào bộ não có thể lập bản đồ và xác định phương hướng trong không gian xung quanh. Đồng thời, điều này mở ra triển vọng mới nhằm tìm kiếm phương pháp hữu hiệu điều trị bệnh Alzheimer trong tương lai.

O'Keefe là giáo sư tại Đại học London, Anh Quốc. Hồi năm 1971, ông đã phát hiện ra được quá trình não bộ chuột thành lập bản đồ vùng không gian xung quanh nó. Qua thí nghiệm đặt cùng 1 cá thể chuột vào những căn phòng khác nhau, O'Keefe đã quan sát được những tế bào thần kinh luôn được kích hoạt mỗi khi con chuột được chuyển sang khu vực mới. Từ đó, ông đi đến kết luận rằng những tế bào điều hướng nằm trong hồi hải mã có nhiệm vụ thành lập nên bản đồ những vùng không gian mới. Sau đó, những "tấm bản đồ" này sẽ được chuyển sang lưu trữ trong trí nhớ của chuột.


Nhóm 3 nhà khoa học vình dự nhận được giải thưởng Nobel Y học 2014

Tiếp theo vào năm 2005, vợ chồng 2 nhà khoa học người Na Uy là May-Brit Moser và Edvard I. Moser đã mở rộng nghiên cứu của trước đó của O'Keefe. Theo đó, họ đã phát hiện thêm được những "tế bào mạng lưới" - những tế bào thần kinh thực hiện quá trình hình thành nên một hệ tọa độ bên trong não chuột, cho phép chúng có thể điều hướng trong không gian. Các tế bào này nằm trong vỏ não nội khứu, gần hồi hải mã, và sẽ được kích hoạt khi chuột di chuyển. Toàn bộ cấu trúc trên sẽ hình thành nên một "hệ thống định vị toàn diện" cho phép chuột nhận diện và điều hướng trong môi trường.

Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng bên trong não người cũng tồn tại những hệ thống định vị tương tự như ở loài chuột. Do đó, hiểu được làm thế nào não bộ có thể hình thành bản đồ và định vị trong không gian là phát hiện cực kỳ quan trọng đối với những người mắc bệnh Alzheimer. Về cơ bản, bệnh Alzheimer tác động trực tiếp đến vỏ não nội khứu và hồi hải mã, khiến bệnh nhân mất đi khả năng xác định phương hướng và nhận thức môi trường xung quanh.

Vợ chồng 2 nhà khoa học May-Britt và Edvard Moser đều là giáo sư tại Đại học khoa học công nghệ Na Uy. Với giải thưởng Nobel năm nay, May-Britt Moser chính thức trở thành người phụ nữ thứ 11 nhận được giải thưởng Nobel Y học kể từ năm 1901. Đồng thời, đây cũng là cặp vợ chồng thứ 5 trong lịch sử giải thưởng Nobel.

Tham khảo: Theverge, HP, Nobelprize
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top