Từ phương pháp bàn tay nặn bột

lion

Moderator
Staff member


Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản.

Ngày 25-9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã phối hợp với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hội gặp gỡ Việt Nam và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức hội thảo tập huấn về phương pháp bàn tay nặn bột (BTNB) khu vực Đông Nam Á lần thứ IV.
Hội thảo quy tụ các giáo viên của Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam, các nhà phụ trách, chuyên gia giáo dục của và và một số giảng viên Pháp
Được biết, BTNB là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Giáo dục khoa học nhằm phát triển các năng lực chung và năng lực khoa học của học sinh, đảm bảo mỗi học sinh đều tích cực, chủ động tự tìm kiến thức cho mình, các kiến thức và kỹ năng mà các em đạt được sẽ giải quyết vấn đề giáo dục đào tạo đồng thời bồi dưỡng các em niềm hứng thú học khoa học, thông qua đó các em được hình thành và rèn luyện phương pháp dạy học và nghiên cứu khoa học.
BTNB là một phương pháp dạy học tích cực, hơn thế nữa là chiến lược giáo dục khoa học do các nhà khoa học giáo dục Pháp khởi xướng. Vì thế BTNB đã được vận dụng, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng đến giáo dục khoa học và ở rất nhiều khu vực khác trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á.
Nhận thấy lợi ích của phương pháp BTNB, Bộ GD và ĐT đã quyết định triển khai thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố từ năm 2011 và đã chính thức triển khai đại trà ở cấp tiểu học và THCS từ năm 2013, 2014. Trong những năm qua, Bộ đã tổ chức tuyên truyền và tổ chức được nhiều đợt tập huấn với sự tham gia trực tiếp của các giảng viên người Pháp và các chuyên gia Việt Nam. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đã và đang đào tạo một số thạc sỹ về phương pháp dạy học BTNB.
Để có thể triển khai rộng và vững chắc, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường Việt Nam, trong yêu cầu cấp thiết tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và năng lực vận dụng phương pháp này cho đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên các địa phương.
Tại hội thảo, các nhà khoa học của Pháp, Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam sẽ đề cập tới các chủ đề gắn với công tác giảng dạy khoa học trong hệ thống giáo dục của mỗi nước. Bên cạnh đó phiên họp toàn thể và các tham luận trình bày về những vấn đề khu vực cũng sẽ cho phép thảo luận và xác định phương hướng liên quan tới vị trí của vịệc giảng dạy khoa học trong nhà trường tại khu vực Đông Nam Á.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top