Thiên văn học

ngothutra

Member
Trời đất, trong thiên văn thì chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mới có tên gọi thôi chứ trong vũ trụ thì có hàng tỉ tỉ các thiên hà, làm sao mà đặt tên hết được cơ chứ. Thông thường người ta đặt theo số hiệu thôi. Ngay như trong một chùm sao (vd như chùm Đại Hùng Tinh, Tiểu Hùng Tinh, Trường Xà....) thì người ta cũng lần lượt gọi các sao theo thứ tự là alpha, bêta, gamma.... chứ không ai hơi sức đâu đi đặt tên hết cho chúng nó đâu. Ngoài ra thì tên tiếng Việt thì lại càng không có đâu anh ạ. Thiên văn là một ngành không phát triển lắm ở VN nên mọi người cũng không nên dịch hết các tên trong thiên văn ra tiếng Việt vì các tài liệu đều là tiếng Anh, như thế vừa phải nhớ tên tiếng Việt vừa phải nhớ tên tiếng Anh, thật là rắc rối.
 

ngothutra

Member
Ơ hơ, nếu anh thuyết phục được mọi người gọi theo tên anh đặt thì cũng được đấy. Riên em thì em xin nhiệt liệt tán thành việc đổi tên chòm sao "con vịt" thành chòm sao "Dương Quang Phúc" =D>
 

ourson31

New Member
ngothutra said:
Dễ thế mà cũng đố >:p

Trả lời 2 câu hỏi này nhé, rất dễ: 1."Vũ trụ có giới hạn hay không có giới hạn? Nếu có thì đâu là giới hạn của vũ trụ?"
2."Tương lai của vũ trụ như thế nào? Cứ tiếp tục giãn nở hay sẽ co lại? Và sau đó sẽ dẫn đến điều gi?"
em vào forum hơi muộn nên... hehe
nếu em không nhầm thì trong các conférences mà em đi năm ngoái, cả Hubert Reeves lẫn bác Trịnh Xuân Thuận đều nói là "L'univers est en expansion" - cái này thì có liên wan đến năng lượng đen rồi. có ai giải thích cho em rõ hơn một chút được không ạ? vì nếu theo như chị Hà thì vũ trụ có giới hạn mà!!?? :9
 

ngothutra

Member
Đã có nhiều lí thuyết chứng tỏ rằng vũ trụ có giới hạn, hiện nay ta chỉ ngồi chờ kết quả của các nhà quan sát để chứng minh điều đó.


Hiện nay vũ trụ vẫn đang dãn nở, bằng chứng là ta vẫn quan sát được đa số các thiên hà đang đi ra xa chúng ta bằng hiệu ứng Dopler (dịch chuyển đỏ). Mặc dù vẫn có một số trường hợp đặc biệt khi một vài thiên hà chuyển dịch về gần chúng ta.

Nhưng nếu chỉ qua những gì chúng ta mới quan sát được thì lựơng vật chất trong vũ trụ quá nhỏ. Thực ra khi ta quan sát được thì ta mới chỉ thấy những ngôi sao phát sáng chứ không phải là tất cả những gì có thể có trong vũ trụ. Vì thế nên trong khoảng không tưởng chừng là trống rỗng đó còn tồn tại những lỗ đen, các ngôi sao lùn và mờ (cái này thì đã được quan sát thấy)

Ta có một mật độ vật chất giới hạn (không nhớ rõ con số này). Nếu mật độ vật chất nhỏ hơn mật độ giới hạn này thì lực hấp dẫn quá nhỏ để có thể kéo các thiên hà lại với nhau ---> vũ trụ dãn nở mãi mãi. Nếu chỉ theo lượng vật chất chúng ta quan sát được thì vũ trụ sẽ dãn nở mãi mãi. Vì vậy nếu ai có ước muốn đi tham quan các thiên hà khác thì nên đi ngay đi, kẻo càng để muộn thì chúng lại càng ra xa chúng ta đó.

Tuy nhiên có một số người lạc quan thì cho rằng có nhiều vật chất đen trong vũ trụ mà ta chưa tim thấy hết được, do vậy mật độ vật chất trong vũ trụ có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị giới hạn. Như vậy ta chỉ việc chờ vũ trụ dãn nở đến một mức độ nào đó rồi lực hấp dẫn sẽ đủ mạnh để kéo các thiên hà lại gần với nhau. Như vậy thì chờ đến lúc đó ta chả cần bay đến các thiên hà khác mà chúng lại đi về phía chúng ta. Tuy nhiên không nên chờ để quá muộn vì sau đó vật chất sẽ hút nhau lại và quay về 1 điểm ban đầu khi xảy ra vụ nổ Big Bang.
 

ngothutra

Member
Vũ trụ có hình quả bóng?

Một quan điểm mới về vũ trụ có giới hạn:
(source vnexpress.net)

Vũ trụ có hình quả bóng?


Leonardo da Vinci đã từng tiên đoán chính xác về hình dạng của vũ trụ?
Chúng ta đang sống có thể không phải trong một không gian phẳng và vô hạn như lâu nay các nhà khoa học vẫn tưởng, mà là một vũ trụ nhỏ uốn cong, gần giống hình cầu, hay chính xác hơn là một khối đa giác 12 mặt.
Ý tưởng này được gợi nên từ các dữ liệu của Vệ tinh Thăm dò Sóng cực ngắn Không đẳng hướng Wilkinson (WMAP) của NASA. Nó cho phép các nhà khoa học quay ngược thời gian trở về thời điểm vũ trụ khoảng 380.000 năm tuổi, và hé lộ thông tin về những bức xạ lan tỏa khắp vũ trụ, rơi rớt lại sau vụ nổ Big Bang, hay còn gọi là bức xạ nền vũ trụ (cosmic microwave background).
Theo suy luận logic, một vũ trụ vô hạn sẽ chứa đủ mọi loại sóng khác nhau, song vệ tinh WMAP đã không tìm thấy những sóng có biên độ cực lớn. Điều này chứng tỏ vũ trụ là hữu hạn, giống như việc bạn không thể tìm thấy các con sóng lớn trong một bồn tắm. Giải thích hợp lý nhất cho những quan sát này là vũ trụ phải có dạng cầu 12 mặt, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Jeffrey Weeks, một nhà toán học có trụ sở tại Canton, New York, nhận định.
Các mô hình toán học của nhóm về một vũ trụ rắn, hình cầu, giới hạn bởi 12 mặt ngũ giác cong, đã tạo ra các dao động như được quan sát trong bức xạ nền mà không cần tới bất kỳ điều chỉnh đặc biệt nào. “Mô hình này khớp một cách đáng kinh ngạc với các dữ liệu”, Weeks nói.
Nhà vũ trụ học Janna Levin của Đại học Cambridge, Anh, đồng ý với giả định này. Hình thập nhị giác là một “giải pháp hấp dẫn”, bà nói. Nhưng Levin cũng lưu ý rằng các dạng hình học khác cũng có thể tạo ra những dao động tương tự trong bức xạ nền vũ trụ. “Sẽ là một sự ngạc nhiên nếu vũ trụ tình cờ chọn đúng hình thù đẹp đến thế. Và tôi cũng lấy làm bất ngờ nếu nó nhỏ bé đến vậy”, bà nói.
Cho tới nay, hầu hết các nhà vật lý thừa nhận rằng vũ trụ là vô hạn, nhưng chính các lý thuyết của Einstein lại thực sự không nói gì về việc liệu vũ trụ có điểm dừng ở đâu đó hay không, Levin bổ sung.
Nhưng cứ giả sử rằng vũ trụ quả có hình cầu thập nhị giác, ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Khi đó, ánh sáng từ trái đất sẽ mất khoảng 60 tỷ năm để đi vòng quanh khối cầu này trước khi trở về điểm xuất phát. Giống như việc giong buồm đi vòng quanh trái đất, chuyến đi quanh vũ trụ của nó cũng không có điểm dừng: không có điểm nào trội hơn điểm nào để được xem là mốc bắt đầu của vũ trụ.
Từ bất kỳ vị trí nào, một người quan sát đều có thể trông thấy những vật thể ở xa nhất, dù rằng khi đó, vật thể này có thể được nhìn nhận ở những độ tuổi khác nhau. Chẳng hạn, cố gắng nhận ra một thiên hà từ hai vị trí khác nhau trong vũ trụ hình cầu “sẽ giống như thể chúng ta cố gắng nhận ra một người có nét mặt ở độ tuổi 50, với đỉnh đầu của một đứa bé lên 7, trong đám đông hàng tỷ người”, Weeks nói. Và nếu may mắn, chúng ta sẽ có cơ hội nhận ra những cấu trúc lặp đi lặp lại trong bức xạ nền vũ trụ. Nếu bức xạ này đi đủ xa để có thể gặp lại chính nó, nó sẽ tạo ra một mô hình vòng, giống như những gợn sóng giao thoa trên hồ.
Một thành viên trong nhóm nghiên cứu, nhà vật lý thiên văn Neil Cornish, thuộc Đại học bang Montana ở Bozeman, đang tìm kiếm những vòng tròn này. Nhóm nghiên cứu sẽ công bố các kết quả mới nhất tại hội thảo về vũ trụ học, bắt đầu vào thứ sáu tới tại Cleveland, bang Ohio, Mỹ.
 

ngothutra

Member
Năng lượng đen

Hai nhà nghiên cứu của trường ĐH Dartmouth xây dựng một giả thuyết mới về năng lượng đen trong vũ trụ. Đây là loại năng lượng huyền bí chống lại lực hấp dẫn. Và đây có thể chính là nguyên nhân làm cho vũ trụ dãn nở ngày càng nhanh.

Các nhà khoa học dựa trên giả thuyết này và các kết quả quan sát được đã thống nhất đến một kết luận là : vũ trụ được cấu tạo bởi 70% là năng lượng đen và 25% là vật chất đen. Như vậy chỉ còn có 5% còn lại là vật chất bình thường mà ta nhìn thấy.

Với giả thuyết này thì các vật chất đen luôn bị năng lượng đen kéo phân tán ra. Vào tháng 2/2003 một vệ tinh đã chụp được hình ảnh chi tiết nhất về vũ trụ từ trước đến nay (hình ảnh sơ khai khi vũ trụ 400.000 năm tuổi) Theo những phân tích từ các chùm thiên hà lấy từ hình ảnh này, các nhà khoa học nhận định có sự tồn tại của năng lượng đen.

Tuy nhiên tháng 12/2003, dựa trên kết quả phân tích dữ liệu gửi về từ vệ tinh XMM-Newton của Cơ quan Vũ truk châu Âu thì sự tồn tại của năng lượng đen lại đang bị nghi ngờ. Bởi việc đo định lượng và năng lượng của tia X phát ra từ một số thiên hà xa xôi cho ta thấy mật độ vật chất tỏng vũ trụ có lẽ rất cao chứ không như giả thuyết trên.
 

ngothutra

Member
Vũ trụ dưới sự tác động của năng lượng đen

(source netnam.vn)

"Vũ trụ chuyển động theo chu kỳ vô tận và nó được định hướng bởi một "năng lượng đen" không thể giải thích được" - đó là kết luận của hai nhà khoa học Paul Steinhardt thuộc trường đại học Princeton, Mỹ, và Neil Turok thuộc trường đại học Cambridge, Anh. Theo hai nhà khoa học này, vũ trụ vẫn tiếp tục mở rộng với tốc độ rất nhanh. Điều này đã được các nhà vũ trụ học kiểm tra và chứng thực.


Sự mở rộng của vũ trụ sẽ tiếp tục trong hàng nghìn tỉ năm tới
Phát hiện này đã khiến các nhà vũ trụ học làm sống lại một quan niệm trước đây của Einstein rằng một số "năng lượng đen"gây ra lực đẩy hấp dẫn đang hoạt động trong vũ trụ, đã đẩy mọi thứ ra xa.

Họ cho rằng "năng lượng đen" đã lái chu kỳ chuyển động của vũ trụ trong đó có cả vụ Big Bang và gần như hầu hết thời kỳ mở rộng của vũ trụ và để lại một vũ trụ bằng phẳng, trống rỗng... "Vùng vô hướng này thay đổi theo thời gian. Cuối cùng nó sẽ tạo ra năng lượng để chỉ ra nơi nó đột nhiên trở nên không ổn định và bùng lên các bức xạ và vật chất làm đầy vũ trụ, rồi tiếp tục hướng tới giai đoạn mở rộng tiếp theo".

Mô hình vũ trụ trước đây

Mô hình hiện tại của vũ trụ bắt đầu từ vụ nổ Big Bang cách đây 14 tỉ năm, và tiếp tục giai đoạn mở rộng và nguội lạnh rất nhanh. Theo các nhà khoa học, mô hình này, giải thích cho một số điểm đặc trưng quan trọng mà chúng ta nhìn thấy ở vũ trụ hiện nay - như tại sao mọi thứ trông giống nhau ở mọi hướng và tại sao vũ trụ có hình "phẳng".

Nhưng theo Steinhardt và Turok, mô hình này cũng có một số những điểm yếu như, nó không thể cho chúng ta biết cái gì đã xảy ra trước khi có vụ nổ Big Bang hoặc giải thích kết quả cuối cùng của vũ trụ.

Mô hình vũ trụ do Paul Steinhardt và Neil Turok lập ra

Vấn đề với mô hình vũ trụ hiện tại đã trở nên rõ ràng hơn vào năm 1998 khi các nghiên cứu về khoảng cách, các ngôi sao bị nổ đã cho ta thấy vũ trụ đang mở rộng với một tốc độ rất nhanh - đây là một điều gây ngạc nhiên cho các nhà vũ trụ học - những người cho rằng mọi thứ cuối cùng đã hợp trở lại sau vụ nổ Big Bang.

"Trong hình ảnh chuẩn của vũ trụ, mọi người tin rằng vụ nổ Big Bang là sự khởi đầu của vũ trụ và thời gian, và trong vũ trụ lúc đó chỉ là hư không, rồi đột nhiên trong những thứ hư vô đó lại xuất hiện không gian, thời gian, vật chất, bức xạ, v.v... "Cái mà chúng tôi đưa ra trong bức tranh mới này là vụ nổ Big Bang không phải là sự bắt đầu của thời gian mà thực ra chỉ là sự kiện mới nhất trong một loạt những chu kỳ vô hạn trong đó vũ trụ đã chuyển động qua các giai đoạn như sự nóng lên, mở rộng, nguội lạnh, trì trệ, trống rỗng và rồi lại mở rộng trở lại.".

Steinhardt và Turok đã tranh luận vấn đề với này với những nhà khoa học hàng đầu và nhận được những phản hồi lạc quan nhưng cũng rất cẩn trọng.

Trong số những ý kiến mà các nhà khoa học đưa ra, nhà nghiên cứu vũ trụ học, Marcus Chown thừa nhận rằng để chứng minh được bất cứ một mô hình nào về vũ trụ là công việc cực kỳ khó khăn, ông nói "Vũ trụ là một môn khoa học khó nhất trong tất cả các môn khoa học, chúng ta sống trong một hành tinh nhỏ bé ở giữa những vũ trụ bao la, chúng ta không thể đi bất cứ nơi nào và làm bất cứ thí nghiệm nào - tất cả những cái chúng ta có thể làm là làm sáng tỏ một số thứ về vũ trụ".
 

ngothutra

Member
Khi chưa giải thích được một hiện tượng gì thì con người lại đưa ra một lí thuyết mới để giải thích cho hiện tượng đó. Nhưng để lí thuyết đó đứng vững được thì cần có thực nghiệm kiểm chứng. Tất cả những giả thuyết về vũ trụ hiện nay đều tồn tại những quan điểm trái ngược nhau bởi như một nhà vật lí đã nói:

"Nếu không chứng minh được tôi sai thì có nghĩa là tôi đúng"


"Tất cả lí thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi xanh tươi"
 

ourson31

New Member
thanks bác trà, mà nói như bác thì em ngồi đọc sách còn đầy đủ và dễ hiểu hơn. :cool: năm ngoái có sự kiện passage de Venus devant le Soleil. bọn em cũng đã làm khá nhiều recherches. :D giờ vật lý thật đó mà cóc học theo giáo trình, toàn đi tìm hiểu về vũ trụ. hehe. vui ơi là vui.
chết lạc đề rùi. mọi người ơi, có ai bít "hài hòa và hỗn độn" của Trịnh Xuân Thuận không ạ??? (harmonie et chaos)
 

ourson31

New Member
thanks he. ;) nhưng dù sao bác cũng thử tìm đọc cuốn sách đó đi. theo ourson thì cuốn đó khá là hay, mỗi tội dày thôi. :)
 

Dagger

New Member
Em không phải là học sinh trường Chu Văn An, em vào đây là do có một người bạn giới thiệu. Nhưng em cũng rất thích thiên văn, nên cho em nói một chút. Nghiên cứu thiên văn học không đơn thuần chỉ là thu thập kiến thức trong sách, mà còn phải tìm hiểu và giải thích cả những quy luật của vũ trụ nữa. Cái nè lại liên quan đến Lý :) và....muốn thực hiện nó không phải dễ......vì phải có một trình độ Toán và Lý nhất định....mong rằng em sẽ làm được, trong một vài năm tới...ở đại học chẳng hạn....
 

ngothutra

Member
Ở Việt Nam hiện nay không có khoa nào là khoa Thiên văn cả. Chỉ có bộ môn Thiên văn học là một môn của Khoa Vật lý thôi. Khi con người còn nghèo thì làm sao có thể ngẩng mặt lên mà nhìn trời được cơ chứ. Khi không có tiền thì lúc nào mặt cũng cúi xuống đất xem có đứa nào rơi tờ 10.000 nào không thôi. Nên nếu muốn học về thiên văn thì tốt nhất là ra nước ngoài. Ở Pháp có bác Nguyễn Quang Riệu hiện đang là giám đốc Đài quan sát thiên văn Paris đó. :cool:
 
Vậy à em ?
Anh cũng thích thiên văn học lắm. Thích nhìn những vì sao đang lung linh nhấp nháy trên bấu trời...Nhưng chưa tự mình tìm ra một chòm sao nào cả.
:( Vì ở Hn ko có chỗ để mà ngắm sao ? Chán chít....
Em giờ đang Ở Pháp sướng thật đó. :) Mà nếu em có bức ảnh nào của các chùm sao đẹp đẹp gửi cho anh cái được không ?

hì hì đi muh....
 

ngothutra

Member
Avatar của em là biểu tượng của chòm sao Scorpion đấy :? Ở HN thì làm sao có thể ngắm sao được cơ chứ. Thường thì các đài quan sát thiên văn đều đặt ở vùng núi cao, vừa đỡ được sự ảnh hưởng cảu bầu khí quyển, vừa không bị sự ô nhiễm ánh sáng của các đô thị lớn. Để em tìm xem còn cái bản đồ sao nào không thì post lên cho anh xem đỡ vậy. Mà ở tp Vinh có một nhà cầu dùng để chiếu bản đề sao dành cho quan sát đấy. Một ngôi nhà lớn hình cầu, mình ngồi bên trong, ngả ghế ra nhìn lên trần nhà. Máy chiếu chiếu hình ảnh và vị trí của các chòm sao lên trần, ta có thể quan sát cả sự chuyển động của các ngôi sao hay vạch nối các chòm sao lại với nhau. Nếu có điều kiện thì nên đến tham quan :D
 

ngothutra

Member
Các nhà thiên văn không giấu nổi sự kinh ngạc trước một vụ nổ vũ trụ lớn nhất từng được quan sát - một ngôi sao ở đầu kia của Milky Way bùng sáng hơn cả trăng rằm và che khuất các vệ tinh cũng như kính thiên văn.



Vụ nổ xảy ra trên bề mặt một ngôi sao lạ - một sao neutron siêu từ tính có tên gọi SGR 1806-20, ghi nhận được hôm 27/12/2004. Sự bùng phát bức xạ mạnh đến mức tuy không gây hại đến trái đất, nhưng nếu nó xảy ra cách chúng ta 10 năm ánh sáng, trái đất có thể sẽ phải hứng chịu một thảm họa tuyệt chủng mới.

"Đó có thể là vụ nổ lớn nhất mà con người từng quan sát được trong dải ngân hà của chúng ta kể từ khi Johannes Kepler nhìn thấy siêu tân tinh của ông năm 1604", tiến sĩ Rob Fender, thuộc Đại học Southampton, Anh, cho biết.

Một tính toán cho thấy lưỡi lửa khổng lồ trên SGR 1806-20 giải phóng khoảng 10.000 tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ watt.

"Đây là sự kiện cả đời mới có. Chúng tôi đã quan sát một vật thể có đường kính chỉ 20 km, ở đầu kia của dải Ngân hà, đang giải phóng năng lượng trong 1/10 giây còn nhiều hơn mặt trời giải phóng trong 100.000 năm", Fender nói.

"Nó là mẹ của tất cả các ngọn lửa từ - một quái vật thực sự", Kevin Hurley, nhà nghiên cứu vật lý tại Đại học Berkeley ở California, nhận xét.

Bryan Gaensler thuộc trung tâm nghiên cứu vật lý thiên thể Harvard-Smithsonian của Mỹ, mô tả vụ bùng nổ này "có thể lặp lại sau mỗi thế kỷ hoặc thiên niên kỷ trong thiên hà của chúng ta".

SGR 1806-20 nằm cách trái đất khoảng 50.000 năm ánh sáng, trong chòm sao Nhân Mã. Giống như các sao neutron, nó là tàn tích của một ngôi sao rất lớn đang đi đến hồi kết, co lại thành một nhân nhỏ xíu, cực kỳ đậm đặc với trường từ cực mạnh, quay nhanh trên trục của mình. Khi các nhân sao cổ này cạn hết nhiên liệu, chúng sụp đổ và bùng nổ thành một siêu tân tinh.

Có hàng triệu sao neutron trong Milky Way, nhưng tới nay, người ta chỉ mới tìm thấy khoảng một chục "sao siêu từ", là các sao neutron có trường từ cực mạnh. Chúng có từ trường mạnh gấp hàng trăm lần bất kỳ vật thể nào khác trong vũ trụ (hãy hình dung nó có thể phá huỷ dữ liệu của một thẻ tín dụng ở khoảng cách 200.000 kilomét).

SGR 1806-20 thậm chí thuộc diện hiếm hơn nữa. Nó là một trong 4 "siêu sao tiểu liên gamma mềm" được tìm thấy tới nay - tên gọi có được là vì chúng loé sáng ngẫu nhiên và giải phóng lượng tia gamma khổng lồ.

Mặc dù mất năng lượng lớn sau vụ loé sáng, song ngôi sao kỳ lạ này vẫn không hề giảm tốc độ quay.​

source vnexpress.net
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top