Thiên văn học

Dù trong chương trình học ở nước mình chưa có môn này, nhưng mà em rất thích nó. Ở 4r mình có ai cũng thích như em ko? Nếu có thì thử trả lời vài câu hỏi này nhé, dễ thôi mừ:
1. Dựa vào nhiệt độ và màu sắc mà người ta chia các ngôi sao ra thành bao nhiêu loại? Đó là những loại nào?
2. Hệ Mặt trời có bao nhiêu hành tinh? Phân loại và chỉ ra các chất cấu tạo chính của mỗi loại.
3. Phản ứng nhiệt hạch của các ngôi sao thường diễn ra ở đâu?
Ai trả lời được thì em khao một buổi offline nhé, kem nhé, hay món gì cũng được! Phần thưởng này chỉ có hiệu lực một lần thôi nhé! :)
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
hihi, chị cũng thích Thiên văn học, nhưng mà chị chỉ thích đọc cho vui thôi, chứ không đi sâu vào nghiên cứu :p :lol:
Trong các câu trên chị chỉ biết mỗi là hệ mặt trời có 9 hành tinh thôi (không biết bây giờ người ta đã CM được là có hành tinh thứ 10 chưa) :lol:
 

teddybear

Member
Tớ rất thích nhìn những vì sao.Hồi bé tó đã trèo lên sân thượng để nhìn chòm sao thần nông(anh mình bảo thế) nhưng mình lại thấy nó giống hình con cá sấu hơn(nhưng không dám nói tại sợ bị cốc đầu)Thiên văn học_cũng hay đấy! :lol:
 
HIc, thế hông ai trả lời mấy câu này được seo? Chấn nhể! Thế là ko có ai đi offline với mình mụt bủi được roài. <_<
To chị Hà: ngừi ta vẫn chưa chứng minh được là hành tinh thứ 10 tồn tại đâu chị!
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
À, nếu nó vẫn chỉ có 9 hành tinh thì kể từ mặt trời, thứ tự của các hành tinh là: Mercury, Venus, Trái đất, Hỏa, Jupiter, Saturn, Uranus, Thủy, Pluto
(Nhưng mà chị mới đọc được là bây giờ người ta không tính Pluto thuộc hệ mặt trời nữa??? hic...)
Phân loại: hic cái này chị quên mất rùi, chị phải tra lại mới nói chính xác được

"Phản ứng nhiệt hạch" nghĩa là gì hả em?? :( Hic, chị chưa được biết cái này bằng TV... em biết TA là gì không em? :unsure:

Còn đây là biểu đồ phân loại các vì sao theo Hertzsprung-Russell (hihi, chị vừa tra được trong internet :p )
(theo: http://lexikon.astronomie.info/sterne/hrd/)
Lời giải thích dài lắm, chị ngại dịch lắm :p
 
Đúng rùi, phân loại sao như thế là đúng rùi đấy! Chỉ có điều viết ra thì sẽ dễ hỉu hơn đấy. Còn cái chuyện phản ứng nhiệt hạch là gì thì em chịu chết, chị có hỏi tiếng Pháp thì em bít thui!
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Úi đâu có Tuấn đơ ơi, tớ đâu có biết tiếng Pháp đâu??? :eek:

BT ơi, em thử nói tiếng Pháp cho chị xem nào, chắc lại là từ gốc tiếng Latinh thôi, có thể chị luận được ra :p
 
Hic hic....sau mụt thời gian ko ai trả lời mí câu hỏi của em, hum ni em xin được tự trả lời vậy nhé!
Câu 1: Dựa vào nhiệt độ và màu sắc ngứi ta chia ra thành 5 loại sao:
- Màu đỏ: từ 1500 đến 2000 độ C.
- Màu da cam: từ 2000 đến 3500 độ C.
- Màu vàng: từ 3500 đến 5000 độ C.
- Màu trắng: từ 15000 đến 30000 độ C.
- Màu xanh lơ: từ 45000 đến 55000 độ C.
( Nhiệt độ các vì sao cùng một bản chất như gió Mặt trời.)
Câu 2: Hiện nay thì ngừi ta vẫn chưa chứng minh được sự tồn tại của hành tinh thứ 10, cho nên hệ Mặt trời vẫn chỉ được coi là có 9 hành tinh, 4 hành tinh đầu tiên gần Mặt trời nhất gồm có cấu tạo gần giống nhau từ đất đá được silic hóa và sắt ( Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa), 4 hành tinh típ theo gọi là các hành tinh khổng lồ gồm nhìu băng và hợp chất khí hiđrô ( Sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương), và hành tinh cuối cùng là hành tinh nhỏ nhất và chẳng được xếp vào loại nào trong 2 loại trên là Sao Diêm Vương. Nhưng thực ra thì giữa 4 hành tinh đầu tiên và 4 hành tinh không lồ típ theo còn có đến hàng nghìn các tiểu hành tinh cũng xoay quanh Mặt trời, tuy nhiên tổng khối lượng của chúng ko quá 1/3000 khối lượng của TRái Đất nên ko đáng kể.
Câu 3: Phản ứng nhiệt hạch của các ngôi sao thường diễn ra ở chính tâm của chúng.
Xong rùi, đơn giản thế thui mà chẳng có ai trả lời để em khao mụt chầu kem cả, chán chuyện!!! :(
 

rikku

Active Member
tại vì tớ tham gia forum này muộn quá chứ bộ! giả sử sớm được vài bữa là có kem rồi..
 
Thế thì trả lời câu hỏi này nhé! Dễ lắm mà: :D
Sau bao nhiêu năm nữa thì Mặt trời bắt đầu quá trình chuyển hóa để sau đó tắ hẳn? Viết quá trình đó ra đây! Ko cần tỉ mỉ quá đâu, mấy dòng thôi là được rùi! ;)
 

Vũ Hà

Member
<!--QuoteBegin-Buồn tênh+Apr 29 2004, 08:33 AM--></div><table border='0' align='center' width='95%' cellpadding='3' cellspacing='1'><tr><td>QUOTE (Buồn tênh @ Apr 29 2004, 08:33 AM)</td></tr><tr><td id='QUOTE'><!--QuoteEBegin--> Hừm ko tìm mà tự biết mới hay chứ, nói như bác thì cái gì em chả biết, lên mạng search tí là ok rùi! [/b][/quote]
Cô bé ơi là cô bé.
Anh ham thích thiên văn học từ khi cô bé chưa biết chữ cơ. Chả nhẽ bây giờ anh lại copy bài bên VN-Express sang đây rồi chỉnh sửa chút xíu thành bài của mình rồi anh được ca ngợi là giỏi hé? Việc gì phải thế.
Hơn nữa chả có cái gì là tự biết cả. Anh hay lên mạng anh đọc thích đọc tin thiên văn thì anh vào đó đọc thôi. Còn em thì chắc lại đọc trong sách hay gì gì đó.
Nói chung cuối cùng là chúng ta đều yêu quý bộ môn này thôi :).
Ngoan nhé đừng cãi anh nữa :D
 
Phản ứng nhiệt hạch nếu iem nhớ không nhầm thì là H + H --> He + E, còn số liệu cụ thể thế nào thì bác nào đang ngồi ôm quyển lí thuyết vật lí ôn thi đại học lên giảng giải đê.
 

fruit NHO

Active Member
mọi người ơi sao ko mở rộng clb thiên văn này ra toàn trường?em nghĩ là nhìu người thích lắm nhưng chưa có cơ hội tìm hiểu thôi!
 

ngothutra

Member
Dễ thế mà cũng đố >:p

Trả lời 2 câu hỏi này nhé, rất dễ: 1."Vũ trụ có giới hạn hay không có giới hạn? Nếu có thì đâu là giới hạn của vũ trụ?"
2."Tương lai của vũ trụ như thế nào? Cứ tiếp tục giãn nở hay sẽ co lại? Và sau đó sẽ dẫn đến điều gi?"
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Chị trả lời câu 1 của em nhé:
Vũ trụ có giới hạn, nhưng vô tận.
Lấy vd này cho dễ hiểu nhé: ví dụ con kiến trên 1 khối hình cầu bay lơ lửng trong không khí. Với con kiến, quả cầu đấy vô tận, vì nó đi mãi chẳng bao giờ đến... tận cùng (nghĩa là "kịch" 1 phát, rồi không đi được nữa ý), nhưng thực ra, quả cầu đó có giới hạn.
(câu này hồi cấp 3 chị được nghe Thầy giáo giải thích, thầy này nghiên cứu Toán học và có hẳn 1 mặt phẳng trong không gian n-chiều riêng được chứng minh và được mang tên Thầy đấy)
 
Các đồng chí học nhiều hiểu rộng trả lời giúp bọ cái, 3 thiên hà gần chúng ta nhất có tên là gì vậy? Làm ơn trả lời bằng tiếng Việt :D Nếu bằng tiếng Nước ngoài thì mỗ có đủ rồi.
 

ngothutra

Member
Vũ Việt Hoài said:
Các đồng chí học nhiều hiểu rộng trả lời giúp bọ cái, 3 thiên hà gần chúng ta nhất có tên là gì vậy? Làm ơn trả lời bằng tiếng Việt :D Nếu bằng tiếng Nước ngoài thì mỗ có đủ rồi.
Trả lời cho câu hỏi của VVH, 2 thiên hà gần ta nhất (tức là gần thiên hà milky way của chúng ta nhất) là LMC và M31, còn lại 2 thiên hà nữa cũng gần gần nhau mà không biết cái nào gần chúng ta hơn nữa (nếu muốn biết cái nào gần chúng ta hơn thì phải lấy giấy bút ra tính cơ) là M33 và N3109.

Để tham khảo, ta có thể xem bản đồ các thiên hà quanh ta trong khoảng cách là 20 triệu năm ánh sáng:

 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top