Gia Sư Ams - Gia Sư chuyên nghiệp

giasuams

Member
Những cuốn vở đầu tiên góp tặng học sinh miền Trung
(Dân trí) - Hưởng ứng lời kêu gọi góp sách vở cho trẻ em miền Trung đến trường sau bão lũ, thông qua báo Dân trí, bạn đọc đã tặng 1.000 cuốn vở cho Trường Tiểu học Âu Cơ (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).
>> Hãy giúp các em có sách, vở tới trường


Thầy Lê Văn Nghĩa, Phó phòng giáo dục quận Liên Chiểu và cô Nguyễn Thị Loan, Hiệu trưởng trường Âu Cơ trong buổi trao vở cho các em học sinh ở trường.



Sáng 5/10, trước giờ chào cờ thứ 2 đầu tuần, các em học sinh Trường Tiểu học Âu Cơ đón nhận tin vui khi các em được nhận vở mới sau khi cơn bão vừa qua đã cuốn trôi, làm hư hỏng hết sách vở.



Nằm bên cạnh Khu công nghiệp Hòa Khánh, Trường Tiểu học Âu Cơ hiện có 227 em, học sinh đa số là con em công nhân làm trong KCN, hầu hết thuê mướn nhà trọ trong những khu lụp xụp, có em còn mẹ mất cha, có em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cuộc sống của người công nhân ở đây khá vất vả nên cái học của các em cũng bấp bênh.



Cô Nguyễn Thị Loan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Ở đây hoàn cảnh các em đều nghèo, trường không những không thu bất cứ một khoản nào của các em mà còn vận động các Mạnh Thường Quân, các đơn vị kết nghĩa và cán bộ giáo viên trong trường đỡ đầu cho các em có hoàn cảnh đặc biệt để tiếp sức cho các em đến trường”.



Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều khu vực bị ngập nước như Hồng Phước, Thanh Vinh nên sách vở nhiều em bị ướt, hỏng. Nhận được món quà ý nghĩa và kịp thời từ bạn đọc của báo Dân trí, thay mặt cho các em học sinh, cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Loan gởi lời cảm ơn đến tấm lòng của bạn đọc giúp các em qua cơn khó khăn này.



Bé Phạm Thị Ngọc Anh, đang học lớp 1/1, đang sống với ông bà nội từ mấy năm nay vì bố mẹ đã mất do “có H”. Nhận được vở, bé ôm trong tay và luôn miệng cảm ơn món quà của bạn đọc báo. Em bảo sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng giúp đỡ của mọi người.



Nhiều em học sinh nghèo của trường cũng hân hoan khi nhận được những cuốn vở còn tinh thơm của bạn đọc.



Của ít lòng nhiều, một chút quà cho các em học sinh sau bão lũ thể hiện sự quan tâm của cộng đồng xã hội đối với những hoàn cảnh khó khăn, để các em bám trường bám lớp, yên tâm học hành và vươn lên trong cuộc sống.



Công Bính
 

giasuams

Member
Năm 11 kết thúc, tôi chỉ cầu mong thời gian trôi nhanh để được tốt nghiệp ra trường. Bởi mỗi thành viên trong lớp đều có vẻ xa cách, giao tiếp hời hợt, chỉ lo học và thỉnh thoảng "ghét ngầm" nhau...

Theo Mực tím

Tôi bước vào năm cuối cấp một cách miễn cưỡng, cố quên đi môi trường học tập ảm đạm...

Những ngày cuối năm 11...

Hai năm. Một khoảng thời gian đủ lâu để tôi thích nghi với sự chững chạc.

Đôi lúc tôi muốn có một cô bạn gái đứng trước mặt mình và nói: "Tôi không ưa bạn", hoặc bọn con trai trong lớp chọc ghẹo tôi. Tôi cũng mong bị ai đó ném vào đầu một nhúm giấy vo viên để tôi tức lên, giãy nãy, và..."phản pháo" lại...

Nhưng đó chỉ là những hình ảnh thời cấp hai xưa...

Lớp 11 - đủ lớn và đã biết suy nghĩ sâu xa. Vì thế, những bạn "không thích" tôi sẽ không bao giờ biểu lộ ra khuôn mặt, cử chỉ. Bên ngoài, họ vẫn nói cười, giao tiếp vui vẻ. Nhưng kì thực, tôi "nghe loáng thoáng" những sự "bình phẩm", và cảm nhận được những cái bĩu môi sau lưng mình.

Bọn con trai cũng đã lớn, đã biết tôn trọng phái yếu. Và tất nhiên, mọi người hành xử với nhau "kiểu người lớn" nên cuộc sống cũng vì thế mà "người lớn" nốt...Lớp không có lấy một cặp "tình nhân", và mọi người chỉ thích chơi thân với "bạn bên ngoài"....

Họ quan trọng từng con điểm và chẳng để ý đến những chuyến đi dã ngoại.

Tâm trạng của tôi: lạc lõng, buồn bã và nuối tiếc thời thơ ấu...

Quen rồi những sự hời hợt, nỗi cô đơn và những sự hiểu lầm giữa những cái đầu suy nghĩ phức tạp
Mong thời gian trôi nhanh...Sống trong một bầu không khí lớp học quá ngột ngạt, bao mâu thuẫn xô đẩy chen lấn, và phải mang vác một tính cách giả tạo, tôi chịu không được...


Lớp 12 yêu thương....(Ảnh: Zing)

Vậy mà...

Tôi hoàn toàn bất ngờ trước những điều bí mật được "phanh phui"...Nào là Bin và Jam đã từng...quen nhau (nhưng không công khai), và chia tay một tháng sau đó; nhỏ lớp trưởng từng "say nắng" một anh chàng ngồi cạnh mình; và cậu Fuyu đã từng...để ý tôi vào đầu năm học...Tất tần tật mọi chuyện, tôi "tổng hợp" được từ nhiều nguồn...Hai năm qua, vì mãi chúi mũi vào chuyện học, tôi chẳng hề quan tâm đến...

Thì ra, lớp mình cũng có những chuyện thật thú vị...

Lên 12, tự nhiên lớp tôi có nhiều nhân vật bắt đầu...để ý nhau công khai. Họ trở thành đề tài bất tận của những bạn còn lại trong lớp. Năm cuối cấp, chúng tôi học chung mỗi ngày 10 tiết, nên trò chuyện ngày càng nhiều...Những "tình cảm khó nói" dần nhen nhóm từ khi ấy, có thể là tình bạn, tình yêu, hoặc cái gì đó cao đẹp hơn...

Tôi phát hiện ra mình cười nhiều hơn...Tiết học nào đối với tôi cũng là sự thú vị, khi bạn bè pha trò hoặc thầy cô đùa ghẹo.

Tôi không còn học vì danh hiệu. Vì thế mà việc học trở nên nhẹ nhõm dù bài vở càng nhiều mỗi ngày. Đối với chúng tôi, bằng tốt nghiệp loại trung bình cũng được, miễn là đậu đại học và làm được những điều mình muốn khi chạm vào tuổi 18...

Tôi bắt đầu mong ngóng được đến lớp vào mỗi ngày. Vì khi ấy, tôi có thể quan sát cảnh anh chàng mọt sách "liếc mắt đưa tình" với cô bạn lớp phó, hay "xóm nhà lá" thường làm những trò quái đản, vui vui...Tôi cũng muốn được nghe những trận cãi nhau ùm trời từ hai nhân vật bàn cuối (có lẽ họ đang thích nhau đấy, hi hi)... Lớp mình ngày càng vui, lúc nào cũng có sự mới lạ...

Vì phải học hai buổi nên rất nhiều bạn ở lại trường để nghỉ ngơi sau khi học xong 5 tiết buổi sáng. Chúng tôi thường bày đủ trò để giết thời gian, khi thì tán phét, lúc lại...kể chuyện nhảm...Lớp học như một "trại tị nạn" khi bàn ghế xếp cạnh nhau la liệt, và mỗi người...nằm một góc để ngủ, nghe nhạc hoặc làm bài! Thỉnh thoảng, một số đứa lại "tự sướng" bằng những bức ảnh cực vui...

Tôi bắt đầu cảm thấy nhớ những điều đang hiện hữu trước mắt. Vì không lâu nữa, chúng tôi sẽ phải rời xa trường, chia tay nhau...Không ngờ, năm cuối cấp cũng chính là lúc chúng tôi xích lại gần nhau nhất, nhiều kỉ niệm nhất và vui nhất...

o0o

Lớp học đang chí chóe..."Xóm nhà lá" không hiểu có chuyện gì mà làm nhóm nữ ở tổ 4 "nổi điên", họ rượt nhau, gồng tay, so chuột, thậm chí...ngắt nhéo, cấu xé, những tiếng thét inh ỏi cũng những tràng cười thả giàn liên tục cất lên. Giờ ra chơi nhộn nhịp như cái chợ...

o0o

Đêm đã khuya, tôi vẫn chong đèn học bài và hàng loạt tin nhắn bay tới tấp thông báo: "E hèm, ngày mai có áo lớp đó bà con!"...

Một cảm xúc lạ chợt xuất hiện, dâng đầy trong tim tôi...

Và tôi hiểu rằng, tôi đang yêu lớp mình, nhiều lắm lắm...
 

giasuams

Member
Thi đại học được 7 điểm/3 môn nhưng vẫn đậu tới... 20 trường; nhập học chán rồi mà vẫn nhận giấy báo trúng tuyển… Đó là vài câu chuyện bi hài tiếp tục xuất hiện sau mùa tuyển sinh năm nay.

Theo SVVN

Trường chọn thí sinh hay thí sinh chọn trường?

Nguyễn Hải Trang (Quận Long Biên, Hà Nội) thi vào Trường ĐH Văn hóa Hà Nội đạt 8 điểm, không đỗ. Nhưng từ sau khi nhận giấy báo kết quả đến nay, Trang đã nhận được hơn 10 giấy báo trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khác. Trang cho biết, không những các trường khu vực phía Bắc mà cả các trường thuộc hệ đào tạo từ xa ở phía Nam cũng gọi nhập học.

Còn với Trần Văn Hùng (Quận Đống Đa), bạn đã không khỏi ngạc nhiên khi nhập học tại Trường TCCN ESTIH từ 1tháng trước nhưng đến nay vẫn đều đều nhận được giấy báo nhập học của nhiều trường khác. Trước đó, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, Hùng thi vào Trường ĐH Xây dựng nhưng chỉ đạt 6 điểm/3 môn nên Hùng đăng ký vào học trung cấp.

Một thầy giáo ở Huế cũng cho biết, học trò của thầy thi đại học đạt 7 điểm mà lại có giấy báo của một trường dân lập ở Đà Nẵng. Qua tìm hiểu, đây không phải là "hiện tượng" của mùa tuyển sinh 2009. Những năm trước, đều có tình trạng này. Các trường đại học tổ chức thi sẽ bán danh sách những thí sinh không đủ điểm vào đại học cho các trường cao đẳng hoặc các trường trung cấp chuyên nghiệp. Đây là chiến dịch tìm kiếm thí sinh của các trường trung cấp này.

Thực tế, các trường trung cấp chuyên nghiệp đều tuyển sinh rất khó khăn. Hiệu trưởng của một trường trung cấp chuyên nghiệp tại Hà Nội cho biết, việc đầu tiên là phải mua danh sách các thí sinh bị trượt từ một số trường, sau đó liên kết với một đội ngũ "chân rết" in và gửi giấy nhập học đến các thí sinh bị trượt.
Ngoài ra, các trường hoạt động theo mô hình dân lập, muốn đạt chỉ tiêu tuyển sinh phải chi phí tới 2/3 tiền học phí hai tháng đầu của thí sinh, khoản phí đó được dành cho những trường thừa chỉ tiêu khi "nhượng" lại học sinh.


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Nguồn tuyển đã “cạn”?

Năm 2009, số thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT trên cả nước là hơn 872.000. Trong khi đó, theo ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng (hệ chính quy) năm 2009 là hơn 502.000 (tăng xấp xỉ 12 % so với năm 2008).

Tổng chỉ tiêu hệ trung cấp chuyên nghiệp năm học 2009 - 2010 là 460.000. Như vậy, tổng chỉ tiêu đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đã vượt số thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2009. Do đó, phải "vét" cả học sinh trượt tốt nghiệp THPT thì may ra mới đủ chỉ tiêu.

Chính vì nguồn tuyển đã "cạn" này dẫn đến tình trạng các trường, từ đại học công lập đến trung cấp chuyên nghiệp đều khó khăn trong tuyển sinh. Dư luận đang rất bất ngờ trước thông tin Trường ĐH Y Hà Nội tuyển NV3 (dù trường không tuyển NV2). Trước đó, lãnh đạo nhà trường cho biết đã gọi đến 200% chỉ tiêu nhưng vẫn không đủ thí sinh nhập học.

So với năm 2008, điểm chuẩn của Trường ĐH Y Hà Nội cũng thấp hơn. Đến nay, mới chỉ có ngành Bác sĩ đa khoa của trường là đủ thí sinh nhập học. Các ngành sư phạm, nhất là các trường cao đẳng sư phạm địa phương, dù NV2 cũng chỉ từ điểm sàn hoặc tương đương điểm NV1 nhưng vẫn không đủ chỉ tiêu.

Rõ ràng, ở mùa tuyển sinh năm nay, thí sinh đã có quyền "kiêu" khi lựa chọn trường.
 

giasuams

Member
Học sinh đang "quay bài" kiểu nào?
11/10/2009 10:17:14
Giở tài liệu, ghi bằng bút chì mờ lên máy tính, ghi vào nháp, "ngụy trang" bằng bút không màu, ra "ám hiệu" cho nhau ư? Xưa rồi, hiện nay, "công nghệ quay bài" dần phát triển theo "xu hướng mới", đến mức nhiều bạn còn bất ngờ với "khả năng sáng tạo" của bạn bè mình.

Theo Mực tím

Nơi nguy hiểm nhất chính là nơi an toàn nhất

Một số bạn chép nội dung bài học lên chính...giấy kiểm tra của mình! Nghe có vẻ quá lộ liễu nhưng thực chất họ chép bằng bút chì ở các mép của tờ giấy, hoặc ghi ở mặt sau, "tinh vi" đến mức không thầy cô nào nhận ra cả. Và nếu có thấy, giáo viên cũng không nghi ngờ gì vì cứ ngỡ rằng học trò chỉ ghi vu vơ để ôn bài.

Kiểu chép kiến thức trên giấy kiểm tra chỉ dành cho những bạn cần "nhắc tuồng". Tức là họ nhớ được câu đầu thì nhớ hết bài học, còn không thì quên sạch, vì thế mới "cầu cứu" sự trợ giúp từ những dòng chữ be bé ngăn ngắn trên giấy.

Ghi dưới bảng đen giáo viên!

Đó là trường hợp "có 1 không 2" trong kì thi học kì 1 mà người viết từng "mục sở thị". Chính vì cảm thấy "địa thế" thuận lợi (bàn đầu), nên T (lớp 12) đã nảy ra "tối kiến": viết các cột mốc quan trọng trong lịch sử ở phía dưới bảng đen, ngang tầm mắt bạn ấy! Nói là làm, giờ ra chơi, trong sự ngỡ ngàng của cả phòng thi, T hì hục viết chi chít trên nền tường màu vàng, và thử xem mắt mình có "nhạy" không.
Phân tích cho thấy, nếu giáo viên có phát hiện thì T cũng chẳng hề hấn gì, vì cô không có bằng chứng "buộc tội". Cô không phát hiện thì T "trúng mánh", vì có giáo viên nào nghĩ rằng học trò chép phao ngay trên...vách tường trước mặt đâu! Và quả đúng thật, giám thị không hề phát hiện có "phao" ngay trước mặt mình!


Quay bằng... mp3!

Một số bạn nữ ngồi bàn cuối tại trường T lại có một "phát minh": lấy tóc phủ một bên tai, để tóc che hết phần tai đó và...gắn hearphone từ mp3 vào. Trong đó có một file đã ghi âm từ trước. Mở file và nhấn nút "play", giọng nói của chính chủ nhân chiếc mp3 sẽ được cất lên, chầm chậm đọc những nội dung trong sách giáo khoa! Vì thế, họ tha hồ "nghe để chép", trong khi giáo viên cứ tưởng học sinh này ngoan hiền, học bài thuộc nên viết như chưa từng viết!

Ghi trong... ruột bút bi

Nghe có vẻ khó tin nhưng người viết đã từng được kể lại. Một bạn đã chuẩn bị khá công phu một "cái phao" cực nhỏ, khổ 5 x 5 (cm), mọi người hoàn toàn không đọc được gì vì toàn những chấm li ti, vậy mà bạn ấy tuyên bố: "Chỉ cần tớ đọc được là ok". Sau đó, bạn này sẽ... luồn tờ giấy vào trong cây bút, đến giờ kiểm tra, thỉnh thoảng lại... "nghía" bút vài lần, đố thầy cô nào nghi ngờ!

Quay bằng chân?

Kiểu này không mới, nhưng rất buồn cười.

Thường thì những ai ngồi bàn cuối mới có thể dùng chiêu này. Họ đặt sách dưới chân, dùng chân...lật từng trang. Khi giáo viên đi xuống thì sẽ đá quyển sách không thương tiếc! "Số phận" quyển sách sẽ "yên vị" dưới một "rừng chân" bảo vệ.

Đôi khi, thỉnh thoảng giáo viên lại nghe một tiếng "phạch", kèm theo sau là tiếng cười khúc khích, họ cũng lơ mà không biết rằng học sinh đang "quay bài".
Ngoài ra, còn có các kiểu quay như: để hở cặp và luồn tập vào giữa, chép trên...bàn người ngồi trên, chép trên bất cứ đồ dùng gì có... chỗ để chép...

o0o

Dù bạn có "tinh vi" đến mấy đi nữa, thì về lâu về dài kết quả thật sự cũng lộ ra. Bạn không thể "quay" suốt đời, và các thầy cô cũng dần "cập nhật" được các kiểu quay do bạn "tối tạo" (chứ không phải sáng tạo). Nêu ra ở đây không phải "vẽ đường cho hươu chạy", mà chỉ muốn gửi đến các bạn một "thông điệp": sự thiếu trung thực sẽ dần làm xói mòn nhân cách, và các bạn chỉ mãi mãi đi vay mượn kiến thức và dựa vào những "chiếc phao cứu sinh" mà thôi...
 

giasuams

Member
Sướng như...teen 12
10/10/2009 16:00:00
Teen 12 rất áp lực, căng thẳng và thường xuyên thiếu ngủ: Đúng. Teen 12 được hưởng nhiều "đặc quyền" khiến các em 10, 11 phải ganh tị: cũng đúng luôn!

Theo Mực tím

Ba mẹ không còn áp đặt

Nếu những năm về trước, bạn không được phép ra khỏi nhà vào "giờ giới nghiêm", phải đi ngủ trước 23 giờ, và đi đâu cũng phải xin, thì bây giờ, ba mẹ hoàn toàn để bạn tự quyết định (tất nhiên trong một chừng mực nào đó).

Một ví dụ điển hình nhé: học trò 12 tụi mình thường đi học từ sáng đến sập tối, nên có khi cả ngày chưa ló mặt về nhà...10 giờ khuya về với bộ mặt bơ phờ, chưa kịp ăn cơm đã phải lúi húi với đống sách vở tới...1 giờ sáng, thậm chí hơn. Ba mẹ xót con lắm nhưng chỉ biết nén tiếng thở dài, chứ chẳng lẽ...không cho con mình học?

Bọn mình có thể online lúc...0 giờ (hoàn toàn vì việc học nhé), ra khỏi nhà lúc...5 giờ rưỡi sáng, và về nhà lúc xẩm tối. Ba mẹ hiểu rằng bạn đã lớn và đủ nhận thức được điều đúng sai, do vậy họ hoàn toàn an tâm vào khả năng tự lập của bạn.

Ít ra thì bây giờ bạn cũng được "sống cuộc sống của chính mình", đúng không nào?

Chỉ biết học, không cần biết...điểm

Lớp 11, điểm 6 cũng làm bạn khóc bù lu bù loa thì lên 12 quên chuyện đó đi. Năm cuối cấp, điểm số chỉ là thước đo tương đối về trình độ. Chúng ta hơn nhau ở "dung lượng kiến thức" trong đầu. Vì vậy, nếu bọn mình bị 0 điểm oan uổng hoặc dưới trung bình thì vẫn thản nhiên: "Có sao đâu, năm học còn dài mà!"

Một nguyên nhân nữa khiến tụi mình học "dễ thở" hơn một chút: nếu tụi mình vì con điểm xấu mà "rơi tự do" thì tương lai cũng vì thế mà "bay" luôn. Do vậy bị điểm thấp thì buồn chừng...vài phút rồi cũng quay trở lại thực tại với mớ kiến thức cao ngất ngưởng chờ ta "nạp". Điểm số giờ đây như "phù du", khi mà đứng trước 13 môn, ta không còn lựa chọn nào khác là phải gồng mình...học.
Bạn là teen 12, nếu bạn đang áp lực chỉ vì lý do điểm số thì...đừng đặt nặng nữa. Có rất nhiều bạn, 12 năm liền là học sinh giỏi, tốt nghiệp loại giỏi nhưng không đậu một trường ĐH nào. Một vài bạn tốt nghiệp loại trung bình nhưng đậu hai, ba trường ĐH. Lấy đó làm gương nhé!


Công nghệ, Giáo dục công dân, Tin học, Thể dục: cực vui

Bởi vì ở các môn này, bọn teen 12 chúng tớ không phải "đầu tư", và thầy cô cũng châm chước. Với môn Công nghệ, xung phong trả lời đúng là được...10 ngay! Giáo dục công dân thì kiểm tra đề mở, ai chép chữ đẹp thì điểm cao, không thì "điểm thấp" (nhưng không dưới 7 đâu nhá). Môn Tin thì thường xuyên học ở phòng máy, xa rồi những lý thuyết khô khan... Ôi, vậy là teen 12 chỉ cần tập trung cho...8 môn có "nguy cơ" ra thi tốt nghiệp thôi nhỉ? Cũng là một "đặc cách" cho teen cuối cấp đó chứ! Chưa hết đâu, "nghe đồn" là đề thi học kì cũng sẽ không khiến teen "lao lực" nhiều. Quá hay còn gì!

o0o
Bạn luôn được ba mẹ "bảo bọc, che chở", bạn ít khi "giao lưu" với bên ngoài và cũng chẳng thể làm theo sở thích.

Bạn lúc nào cũng trong trạng thái "căng như dây đàn" vì sợ ba mẹ rầy la chuyện học hành dựa trên điểm số.

Bạn vẫn phải học bài vì những môn phụ không thi tốt nghiệp.

Vậy thì lên 12, bạn sẽ được 3 "quyền lợi" trên. Dù rằng năm cuối cấp có bao nỗi lo chất chồng, những cảm xúc khó diễn tả cùng một trạng thái mệt mỏi thường niên vì phải "ngốn" chữ, nhưng nghĩ tới những "ưu tiên" từ thầy cô, gia đình, là tụi mình như có động lực để...phấn đấu tiếp! Lớn rồi, cũng ý thức được tương lai của mình chứ!

Teen 10 và 11 cũng đừng ganh tị nhé, vì cũng sẽ đến lúc các bạn được hưởng những "quyền lợi" này, nhưng đi kèm với một nghĩa vụ nặng nề hơn: đậu đại học. Thế mới biết, "không có điều gì tự nhiên mà đến" đâu!
 

giasuams

Member
Học thuộc lòng? Quá đơn giản!
14/10/2009 17:50:34
Khám phá ra được "bí kíp", hẳn bạn sẽ không còn chán nản mệt mỏi trước những trang Sử dài ngoằng hay những bài Địa khô khan.

Theo Mực tím

Cốt lõi vấn đề không phải nằm ở chỗ "tại sao học hoài không thuộc", mà là "liệu thời điểm này có đủ lý tưởng cho việc học bài hay không". Nói một cách đơn giản, ngoài việc tập trung học, bạn còn cần những điều kiện khác nữa. Hãy bắt đầu từ những việc tưởng chừng như "không liên quan" ấy.

Chia vụn thời gian

Lật giở quyển tập, bạn thấy có 15 trang cần học, nhưng bạn chỉ có đúng hai giờ đồng hồ. Thế là bạn cho rằng mình không thể "nhét nổi vào đầu" => bạn nản chí => bạn học nhưng bị chi phối => bạn không thuộc => bạn không muốn học thuộc nữa.
Do đó, nếu được giáo viên giao 7 bài, thì thay vì ngồi học một lượt, hãy cắt nhỏ kiến thức và nhấm nháp từng chút, theo kiểu "mưa dầm thấm lâu". Không ràng buộc về thời gian sẽ khiến bạn thêm hào hứng và ít khi nào muốn từ bỏ.


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Học qua loa - học lướt - học kĩ

Ban đầu, hãy đọc toàn bộ nội dung cần học, nắm ý chính.

Tiếp đến, với mỗi ý lớn, hãy suy nghĩ vấn đề theo cách riêng.

Sau đó bắt đầu học từng chi tiết, lúc này bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với khả năng tiếp thu của mình. Đơn giản, bạn đã học 2 lần trước đó.

Liên tưởng, tập trung

Với mỗi ý, hãy tự mường tượng ra nội dung và diễn đạt theo cách riêng. Tuy nhiên, đừng quá "suy diễn" để tránh việc sa đà.

Khi học thì tạm thời dẹp bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, tránh tất cả những thứ có thể "cám dỗ": PC, điện thoại, mp3...

Học có động lực!

Ví dụ, hãy đề ra mục tiêu sẽ xung phong trả bài và "ẵm gọn" điểm 10.

Hoặc bạn hãy cá cược với ai đó. Nếu bạn học bài thuộc không vấp chữ nào, bạn sẽ được ăn kem chẳng hạn. Vừa thú vị, vừa có ích.

o0o

Thử áp dụng những cách "học lạ" này xem, kết quả cải thiện rõ rệt trong một thời gian ngắn đấy! Quan trọng là sự kiên trì và ý thức phấn đấu của bạn.
 

giasuams

Member
Không giao bài tập về nhà với học sinh học 2 buổi/ngày
18/10/2009 10:00:01
Sở GD-ĐT yêu cầu các trường học 2 buổi/ngày tuyệt đối không giao bài tập làm thêm ở nhà ở tất cả các môn học...

Theo ANTĐ

Sau hơn 1 tháng triển khai năm học mới, Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các trường nghiêm túc thực hiện đúng kế hoạch dạy học của Bộ GD-ĐT, tuyệt đối không được dạy trước chương trình, trong các tiết học thực hiện đầy đủ các quy trình, không vì một số học sinh đã học trước mà bỏ qua hoặc cắt bớt các bước lên lớp.


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Đặc biệt, trước một số phản ánh của phụ huynh về việc con em họ phải làm nhiều bài tập về nhà dù đã học 2 buổi ở trường, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường học 2 buổi/ngày tuyệt đối không giao bài tập làm thêm ở nhà ở tất cả các môn học.

Không tổ chức dạy thêm - học thêm sau các buổi học và ngày nghỉ. Đặc biệt, các trường không tùy tiện tổ chức phát hành đại trà các loại sách, vở, tài liệu tham khảo. Đây là quy định đã được Bộ GD-ĐT ban hành trước năm học mới nhưng vẫn có một số trường chưa thực hiện đúng dẫn tới phản ánh của phụ huynh về tình trạng học quá tải khiến cho học sinh không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi.
 

giasuams

Member
Một số bạn có tư tưởng học khá..."kỳ lạ".

Heo ú (tổng hợp)

Rất nhiều teen ngày ngày cắp sách đến trường rồi lại tiếp tục chăm chỉ đến lớp học thêm, đến các lò luyện. Học như một cái máy nhưng đến khi hỏi “Học vì...?”, một số bạn mới giật mình nhận ra: "Không biết học vì ai, học vì cái gì và nhằm vào mục đích như thế nào?"

1. Học vì bố mẹ

Đó là phương án được nhiều teen lựa chọn nhất. Học chỉ để bố mẹ khỏi la rầy. Học để bố mẹ có thể nở mày nở mặt, tự hào khi khoe với họ hàng, bạn bè. Học để bố mẹ thưởng...Tất tần tật những lí do trên đều đưa teen đến một kết quả: học vì bố mẹ.

Xuân Trang (trường THPT V) vốn rất lười học. Suốt ngày chỉ biết chưng diện, đua đòi cùng bạn bè. Thấy vậy, mẹ Trang đề ra biện pháp, chỉ khi nào Trang đạt trên điểm trung bình mới cho tiền mua sắm. Ngoài ra, nếu đạt loại khá giỏi sẽ thưởng nhiều hơn. Vậy là thay vì chú tâm học,Trang lại tìm cách mua chuộc bạn bè hoặc gian lận để có thành tích mà lấy phần thưởng của mẹ.


Bạn đang học vì điều gì? (Ảnh minh họa)

2. Học vì tiền

Với một số bạn muốn có thêm thu nhập thì học tập cũng là một trong những cách kiếm tiền hiệu quả. Với kết quả học tập kha khá và vài thành tích nổi bật, việc giành các suất học bổng, tiền thưởng, quà tặng của nhà trường và các tổ chức khác cũng là một khoảng thu nhập đáng kể. Thế là thay vì học tập để tích lũy kiến thức thì một số teen lại nhằm vào số tiền thưởng cùng những suất học bổng giá trị khác.

Đ. Luân (cựu học sinh trường K) cho biết “Việc học chẳng qua cũng chỉ để kiếm tiền và sau này là kiếm việc làm. Thế nên, học chung quy cũng vì tiền mà thôi.”. Cũng vì suy nghĩ như vậy nên khá nhiều bạn xem việc học là một công cụ kiếm tiền đắc lực. Có bạn còn bán rẻ chất xám của mình bằng cách thi hộ, nhắc bài hộ,...

3. Học vì điểm

Thay vì học tập để nâng cao kiến thức, nhiều teen lại nghĩ rằng điểm số là quan trọng hơn. Vì thế, không những bỏ qua những kiến thức bổ ích, nhiều teen còn bước chân vào cuộc chạy đua thành tích...ảo. Cindy (12, trường X) là học sinh giỏi nhất nhì lớp nhiều năm liền. Thế nhưng bí quyết của cô nàng lại nằm ở chỗ biết kiếm điểm chứ không phải là học giỏi thật sự.

Với những giáo viên dễ, cô nàng liên tục xung phong lên bảng trả bài, làm bài để lấy điểm. Mặc dù các thầy cô chỉ muốn tạo điều kiện cho các bạn còn yếu ghi điểm. Vậy mà lần nào cô nàng cũng giành lấy cơ hội đó để lấy những con điểm một cách ngon lành. Thế nên, số cột điểm của Cindy luôn nhiều hơn các bạn trong lớp. Những giờ học chỉ cần cô giáo bảo phát biểu sẽ được cộng điểm là cả tiết học đó, Cindy giơ tay liên tục. Còn những tiết khác thì cô nàng im lìm, chẳng buồn giơ tay phát biểu. Ham kiếm điểm đã ăn sâu vào tư tưởng của cô nàng.

4. Tại sao bạn không học vì chính mình?

Việc học là việc cả đời. Chung quy cũng là để tích lũy kiến thức cho chính mình. Do đó, thay vì học vì những mục đích khác, tại sao chúng ta không học cho chính bản thân mình? Học để có những kiến thức nhất định phục vụ cho cuộc sống của chính mình. Học để phục vụ cho công việc và ngành nghề mình yêu thích. Học hỏi những thứ mình thật sự quan tâm. Nên nhớ rằng, học cho chính mình chứ không phải cho bất kì ai khác.
 

giasuams

Member
9 cách để "ăn" điểm 10 thật ngon lành
25/10/2009 00:14:08
Bạn mơ ước những điểm 10 đỏ “choe choét” trong phiếu liên lạc, không cần phải mơ nữa, hãy thực hiện những lời khuyên sau đây, chuyện điểm 10 sẽ dễ như ăn súp í mà.

Haru (từ Eiznearticles.com)

Dưới đây là 9 cách học hiệu quả mà bạn có thể kiểm tra và áp dụng cho chính mình.
1. Góc học tập gọn gàng, trật tự.

Khoảng trời riêng này không chỉ giúp bạn lưu giữ, sắp xếp các tài liệu mà còn khiến cho tâm trí của bạn tập trung vào vào việc học tốt hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn tránh những phiền nhiễu để bạn chú tâm vào công việc. Bố mẹ khi nhìn thấy con mình biết tự bày trí, sắp xếp cho không gian riêng thì sẽ hài lòng lắm đấy. Và biết đâu được sau khi dọn dẹp lại góc học tập, bạn lại phát hiện ra những món đồ “nhỏ xí” tưởng chừng đã quên từ thưở ngày xửa ngày xưa rồi í. Thế là lại có chút xíu cảm hứng để nghĩ ngợi rồi nhé!

2. Lên danh sách học

Không biết bắt đầu từ đâu sẽ là rào cản làm bạn nản chí, không tập trung. Một kỹ thuật quan trọng là lập ra danh sách về những gì phải làm và nơi để bắt đầu. Như vậy bạn sẽ làm việc một cách khoa học và có thứ tự hơn. Mỗi khi làm xong 1 mục nhỏ nào, bạn hãy tick vào đấy 1 dấu hoặc gạch chéo đi. Vì vậy mà việc kiểm tra lại kết quả những gì đã thực hiện cũng sẽ dễ dàng. Bạn chỉ cần check lại list công việc mà thôi.

3. Sử dụng từ viết tắt.

Một cách thức ghi nhớ phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu là viết tắt. Điều này giúp rèn luyện khả năng ngôn ngữ, khả năng hiểu và diễn đạt kiến thức. Đây cũng là cách bạn tiết kiệm thời gian và tạo cho mình thói quen làm việc nhanh và có nguyên tắc. Bạn có thể viết các từ giống vần với nhau nhưng ngắn gọn hơn để biểu đạt, hay sử dụng các cách viết tắt thông dụng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá việc lạm dụng vì dễ dẫn đến việc… không hiểu những gì mình viết.

4. Tạo giai điệu.

Một kỹ thuật mà bạn có thể áp dụng trong việc cải thiện bộ nhớ là điều chỉnh, ghép vần để tạo mẹo cho việc dễ học. Tạo ra sự quen thuộc có thể giúp bạn nhớ những khái niệm một cách dễ dàng và lâu hơn. Ví dụ như việc thêm đuôi “s” trong Tiếng Anh làm bạn quá bối rối. Vậy thì hãy thử áp dụng 1 chút nhé:

Với những danh từ số nhiều sẽ phát âm là “iz” khi kết thúc bằng “- x,- ge,- ch,- s,-sh,-ss” -> vậy ta tạm gọi dãy kí tự trên là: "xem ghe chở sáu sào sắn". Các bạn thấy có dễ không nào? Chỉ cần nhanh trí 1 tý là chúng ta có thể tạo ra vô vàn “câu vè”, bài “phú” hoặc câu nói bất hủ đấy…


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

5. Tập trung cao độ.

Đây là điều rất quan trọng trong việc học tập. Bạn sẽ chẳng thu hoạch được gì nếu vừa làm tích phân vừa nghĩ đến cái hẹn Karaoke với đám bạn; hay vừa nghe “Vợ chồng A Phủ” vừa “tính kế” …lên level cho “con Nga Mi” trong game online. Cũng không nên học nhiều môn cũng lúc, sẽ loãng kiến thức. Tập trung hết mức vào một vấn đề là cách để bạn tăng hiệu quả học tập cũng như tiết kiệm thời gian. Nếu bạn để tâm trí ở đâu đó thì sẽ không tạo hình ảnh tốt trong học tập, vừa tốn thời gian, công sức mà chẳng mang lại gì.

6. Thư giãn.

Khi phải đối mặt với 1 khối lượng kiến thức quá lớn, não bạn rất dễ bị ức chế. Không nên ngồi hàng giờ liền vắt óc với đống bài tập toán, hay “chạy sô” quá nhiều. Bạn sẽ bị bão hoà, kiến thức mà bạn nghe được sẽ thi nhau… chạy từ tai này sang tai kia. Hãy có một khoảng thời gian giải lao ngắn, uống nhiều nước hay ăn nhẹ để tái tạo năng lượng cho cơ thể.

Bạn cũng có thể tập các bài tập nhẹ: dành khoảng 10 phút nghỉ với một số bài tập thở trong thời gian giải lao, hoặc nhắm mắt lại và… thiền để cải thiện sự tập trung của bạn. Lúc này các ý tưởng cũng như khái niệm sẽ dễ dàng ghi vào trí nhớ hơn, điều này thực sự hữu ích với chúng ta vào những lúc ôn thi, với lượng kiến thức khổng lồ từ nhiều môn.

7. Hệ thống kiến thức

Ghi lại và kết hợp các khái niện một số sơ đồ, tạo hình ảnh cho bài học là cách hay để giúp bạn có hứng thú học tập, đây là cách củng cố kiến thức một cách rõ ràng, ngắn gọn và khoa học. Não chúng ta đặc biệt thích học với hình ảnh hơn là văn bản chữ khô khan. Ngay cả những từ viết xuống nhiều lần cũng có thể giúp bạn nhớ chúng dễ dàng.

8. Sử dụng kiến thức khi có cơ hội

Học đi đôi với hành là cách hiệu quả để thực tiễn hóa kiến thức của bạn, giúp bạn “tiếp cận” kiến thức 1 cách sâu sắc hơn. Việc này giúp kiến thức hằn sâu vào trí nhớ bạn 1 cách nhanh chóng, dễ dàng, hơn nữa còn tăng cường trí nhớ cho bạn, giúp bạn tâp thói quen tìm hiểu các khái niệm và xử lí chúng. Giảng bài lại cho ai đó cũng là cách giúp bạn củng cố kiến thức mình được học, test lại khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Bạn sẽ nhớ bài rất lâu một cách chính xác.

9. Có một giấc ngủ ngon.

Chúng ta thường ít quan tâm đến điều này, nhưng có một giấc ngủ ngon là cách khôn ngoan để chuẩn bị tiếp thu những kiến thức mới. Khi ngủ, hầu hết các cơ quan trong cơ thể người đều nghĩ ngơi, riêng não của chúng ta thì đó là lúc sắp xếp lại các thông tin. Đặc biệt là tiếp thêm năng lượng đủ để nhớ lại những gì bạn đã học trong ngày, tạo thêm “chỗ trống” để tiếp tục thu nhận kiến thức. Việc ngủ tốt cũng giúp bạn có 1 tinh thần thoải mái, có hứng thú để làm việc.
 

giasuams

Member
Mình sẽ học gì và làm gì? Liệu mình có nên học ngành mình thích hay học những ngành đảm bảo “an toàn” về thu nhập và vị trí xã hội cho tương lai? Mình có nên liều lĩnh thứ sức và khám phá với một nghề mới hay chỉ nên yên tâm với một công việc quen thuộc?...

Theo hocmai.vn

Các chuyên gia tư vấn đã đưa ra những cảnh báo và khuyến cáo các bạn trẻ không nên:

1. Chọn nghề theo kiểu may rủi, phong trào

Đây là một đặc trưng tâm lí của rất nhiều thí sinh thi đại học. Nguyên nhân cũng là do gia đình không quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con em mình tìm hiểu những nghề nghiệp trước, đến lúc phải nộp hồ sơ thì tặc lưỡi chọn đại một ngành nào đấy có vẻ “đường được”. Cũng có khi gia đình và thí sinh chọn một ngành nào đó vì thấy nhiều bạn bè cùng chọn ngành đó. Kiểu chọn nghề như vậy rất sai lầm vì không dựa trên những thông tin cụ thể về ngành nghề và năng lực của bản thân.

2. Nghĩ rằng chỉ có nghề được đào tạo đại học mới có giá trị và địa vị xã hội
Điều này liên quan đến một “hội chứng tâm lí” mà rất nhiều người mắc phải khi quan niệm những ngành nghề được đào tạo từ đại học là nhàn nhã, kiếm được nhiều tiền và được xã hội coi trọng. Đó cũng là tâm lí trọng bằng cấp vốn bắt nguồn từ xã hội phong kiến ngày xưa. Nhưng hiện nay, xã hội đã có những đối xử công bằng với những người giỏi nghề chứ không giỏi vì bằng cấp. Vì thế quan niệm của ông cha ta về “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” cho đến giờ vẫn rất đúng. Cho nên lời khuyên của nhiều nhà tư vấn hướng nghiệp cho học sinh là hãy chọn nghề mình thích chứ đứng chọn loại bằng cấp đào tạo.

Nếu chưa đủ điều kiện học nghề mình thích ở bậc đào tạo đại học thì hãy học ở các cấp bậc đào tạo khác. Và hãy nhớ là thời nào cũng vậy, xã hội luôn đánh giá cao những người có thực tài, có kĩ năng nghề nghiệp tốt và một thái độ làm việc chăm chỉ, cầu thị chứ không đơn thuần là nhìn vào bằng cấp mà bạn có.


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

3. Dựa dẫm vào lời khuyên của người khác

Điều này xảy ra với những bạn không có chính kiến riêng cho bản thân, tức là cũng không hiểu mình muốn gì và cần gì ở nghề nghiệp tương lai. Nhiều gia đình coi việc chọn ngành học cho con là việc của bố mẹ chứ không phải là mong muốn của con cái vì cho rằng con mình chưa đủ lớn khôn để quyết định điều đó. Do đó, bạn sẽ gặp thất vọng lớn khi phát hiện ra là mình chẳng hề thích hợp với nghề nghiệp mà gia đình hoặc người khác chọn cho.

4. Chọn nghề mà không hiểu hết những thuận lợi và khó khăn của nghề

Nhiều người thích làm bác sĩ mà không cần biết để trở thành bác sĩ phải có những tố chất gì, liệu mình có đủ sức khoẻ và chịu đựng được những áp lực công việc thường nhật của nghề này hay không. Hay bạn muốn trở thành thư kí giám đốc hoặc nhân viên văn phòng nhưng lại không có đầu óc tổ chức, quản lí công việc. Bạn thích làm hướng dẫn viên du lịch nhưng khả năng diễn đạt không tốt và sức khoẻ không đủ bền bỉ để phục vụ những chuyến đi xa. Hãy tiếp cận và tìm hiểu nghề nghiệp mà mình thích ở góc độ thực tiễn của nghề để xem xét xem mình có thể thích ứng với cả những thuận lợi và khó khăn của nó hay không.

5. Đồng nhất thành tích cao về một vài môn học văn hoá với thành công trong lĩnh vực nghề nghiệp ấy

Bạn có thể học tốt môn Vật lí ở bậc trung học nhưng chưa chắc bạn đã trở thành một nhà nghiên cứu vật lí giỏi. Hay bạn giỏi ngoại ngữ nhưng chưa đủ để kết luận là bạn có thể thành một nhà ngoại giao cừ. Hay bạn chỉ viết văn tốt thôi không có nghĩa là bạn đã đủ điều kiện để trở thành nhà báo. Nói chung thành tích tốt ở một vài môn học văn hoá chỉ là một yếu tố tham khảo để bạn chọn khối thi và ngành nghề chứ không quyết định tất cả.

6. Thiếu tự tin hoặc quá tự tin vào bản thân một cách thái quá khi chọn nghề
Đây là lỗi của những người không biết tự đánh giá đúng năng lực bản thân với nghề nghiệp mình chọn. Tức là họ không có thông tin tham khảo chính xác về nghề nghiệp, do đó có những ngộ nhận sai lầm về khả năng đáp ứng của bản thân (về cả năng lực học tập, sức khoẻ, tâm lí, sở trưởng...) cho ngành nghề đã chọn.

Có người rất thích nghề này nhưng không dám chọn lựa vì sợ không đủ sức, có bạn lại nghĩ mình hoàn toàn có thể khắc phục được những nhược điểm cố hữu để theo nghề mình muốn nhưng thực tế không dễ dàng như vậy. Do đó “biết mình biết ta” vẫn là một lời khuyên chí lí cho các bạn trẻ khi chọn nghề.

7. Chọn nghề chỉ căn cứ vào lực học mà không tính những khả năng, năng khiếu, thiên hướng của mình

Như một ngầm định, học sinh những trường trung học có tiếng của Hà Nội thường rủ nhau đăng kí những trường top như Ngoại thương, Quan hệ Quốc tế, Kinh tế, Sư phạm, Bách khoa, Y... Những học sinh ở các trường ít nổi tiếng hơn thì lựa chọn những trường “bậc 2” như Xây dựng, Giao thông... Thật ra học lực cũng là một tiêu chí rất quan trọng để tính đến việc bạn sẽ thi vào đâu. Nhưng có một thực tế là không ít các bạn trẻ dù thi đỗ và theo học những ngành mà điểm đầu vào rất cao nhưng cũng không thể phát huy được hết năng lực học tập của mình ở môi trường học tập ấy vì không có năng khiếu phù hợp.

8. Chọn nghề theo dư luận đồn thổi

Điều này rất phổ biến đối với những đối tượng thí sinh “mù” thông tin và dễ bị thuyết phục bởi dư luận, mà dư luận ở đây đôi khi chỉ là ông cậu, bà cô, chú, dì... , thậm chí chỉ là... bà hàng xóm. Tất nhiên là các đồn thổi thường chỉ dưới dạng: “.. Nghe nói học Công nghệ thông tin ra dễ xin việc lắm...”, hay “Học ngoại ngữ ra đi làm cho Tây thì lương bằng gấp mấy Nhà nước...”, “Làm giáo viên đi dậy cho nó nhàn nhã...”. Tất nhiên là bạn chỉ nên nghe dư luận ở một mức độ nào đó mà thôi.

9. Chọn nghề vì sự hào nhoáng bên ngoài của nghề
Bạn thấy các MC, phóng viên, biên tập viên truyền hình thật rực rỡ và nổi tiếng, bạn quyết định sẽ học ngành báo hình? Bạn thấy các luật sư trong các bộ phim thật chững chạc và sắc bén, bạn cũng muốn mình sẽ trở thành luật sư? Bạn thấy các doanh nhân thành đạt lúc nào cũng ăn mặc đẹp, đi xe đẹp và sử dụng những đồ sang trọng đắt tiền, bạn ước ao sau này sẽ làm kinh doanh? Và vô số nghề nghiệp khác mà thoạt nhìn bề ngoài thật hẫp dẫn, đáng mơ ước.

Nhưng thật ra cuộc sống rất công bằng, không ai dễ dàng có thành công mà lại không phải lao động cật lực. Hơn nữa, có những nghề mà dù bạn thích nhưng không hẳn bạn sẽ làm tốt vì thiếu các tố chất cần thiết. Cho nên chớ chỉ nhìn vào sức hấp dẫn bên ngoài của nghề nghiệp mà cho rằng đó là nghề đáng mơ ước và mình sẽ thành công với nghề nghiệp đó.
 

giasuams

Member
Bạn là tân sinh viên? Gần hết một học kì, nhưng bạn vẫn chưa hết bỡ ngỡ? Có những bí quyết nho nhỏ, giúp bạn học và sống dễ chịu hơn, chúng tớ “share” cùng bạn nhé!

Quỳnh Anh (tổng hợp)

“Mỗi ngày một cuốn sách”

Hầu hết các bạn sinh viên năm đầu đều có một quỹ thời gian rảnh nhiều hơn ở những năm sau. Làm gì với quỹ thời gian này nhỉ? Nhiều bạn chọn cách đi chơi, thăm thú, hưởng thụ. Có bạn chọn cách vùi vào học tập, học bài vở trong lớp, học tiếng anh… Có bạn thì để thời gian lặng lờ trôi mà chẳng làm được gì. Vậy hãy thử “mỗi ngày một cuốn sách” xem sao? Điều này có nghĩa là, hãy khỏa lấp thời gian rỗi của bạn bằng sách. Chọn những cuốn sách hay để đọc và suy ngẫm, bạn sẽ học được rất nhiều, chứ không đơn thuần là kiến thức. Bạn học được tính kiên trì, học được vốn từ phong phú, học được cách “sống chậm” ý nghĩa. Thời gian “tân sinh viên” loay hoay chưa biết làm gì của bạn chắc chắn sẽ không phí hoài nếu bạn đến với sách.

Học hỏi nhiệt tình các anh chị khoá trên

Nếu cho một sinh viên năm 3, năm 4 nói về điều họ tiếc nuối khi đời sinh viên sắp kết thúc, nhiều câu trả lời nhận được: Tiếc rằng không có “người đi trước” chỉ đường.

Thực tế, bước vào đời sinh viên nhiều bạn thực sự mông lung: Mình học gì, làm gì và sẽ làm chi với đời mình? Các bạn mò mẫm từng bước để học và sống. Có khi nhầm lẫn, có khi chệch hướng, có khi bối rối… Mọi chuyện sẽ ổn hơn nhiều nếu bạn có được chỉ dẫn “ban đầu” nào đó từ một anh- chị khoá trên.
Các anh chị sinh viên kì cựu có thể chỉ cho bạn, làm gì để bắt đầu một kì học tốt hơn, bài vở như thế nào để việc học nhẹ nhàng hơn. Hoạt động gì bạn nên tham gia, những chiêu thức “đào lửa” nào bạn dễ bị lừa phỉnh… Rùi còn hoạt động nào, tổ chức nào liên quan tới sinh viên mà bạn nên tham gia, tìm hiểu… Hàng trăm lí do để những người trẻ và những người đi trước kết nối, chia sẻ. Nếu bạn ham học hỏi, chân thành, và tìm được một người anh, người chị khoá trước tận tình thì thật sự may mắn. Tất nhiên, một chút lắng nghe có chọn lọc vẫn hơn, nhưng tin rằng những điều tốt sẽ đến với teen. Vậy nên những teen nào đang học năm nhất thì hãy nhanh chân kết nối nhé!


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Không ngồi một chỗ để “ước gì”

Có nhiều bạn năm nhất, mong ước được làm việc này, việc kia. Ao ước tham gia cuộc thi này, thi nọ. Nhưng rút cục vì bối rối, ngại ngần mà chịu ngồi yên một chỗ. Với ý nghĩ “Mình còn năm nhất, chân ướt chân ráo. Đợi năm hai cho… lành”. Và cứ thể, các bạn đánh mất một quãng thời gian tuyệt vời để làm những điều mình thích.

Bởi thế, hãy đừng ngồi một chỗ mà “ước gì”. Bạn thích làm MC? Muốn kinh doanh? Đừng nghĩ mình trẻ quá. Có thực tài, hãy tham gia những chương trình nhỏ ở trường ở lớp, những “kế hoạch nhỏ” của nhóm. Có đam mê, hãy tham gia những câu lạc bộ hoặc khoá học nho nhỏ và “tập dần”. Học hỏi, tự mình trải nghiệm chúng mình mới tìm thấy những cơ hội và cả những bài học “không đợi tuổi” cực kì bổ ích.

Bắt tay vào làm “thật”, bạn sẽ thấy mình gần với những ước mơ hơn. Đã vậy, việc học, việc tìm tòi, thử nghiệm cũng sẽ mang lại cho bạn cảm hứng để bắt đầu nhưng mơ ước mới, kế hoạch mới hay ho gấp bội thì sao?

Thực tế có rất nhiều tân sinh viên, nhờ sự năng động, dũng cảm, biết nói “và làm” cùng nhau đã thật sự toả sáng.

Bước vào đời sinh viên, chúng ta có thêm rất, rất nhiều cơ hội thử nghiệm và trải nghiệm. Hãy làm cho đời sống của bạn sôi nổi hơn, hào hứng hơn và ý nghĩa hơn, bắt đầu từ những “bí kíp” mà chúng tớ chia sẻ nhé! Và nếu có điều gì đó muốn nói, cũng đừng ngại kể cho chúng tớ nghe với, nha teen!
 

giasuams

Member
Trong các buổi sinh hoạt lớp hiện nay, các thầy cô thường chê học trò nhiều hơn là khen ngợi. “Thầy cô tiết kiệm lời khen, phung phí lời chê”, ông Đặng Thiều Quang, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Lạng Giang, Bắc Giang nhận xét.

60 - 70% là “chê” học sinh

Cô Lê Thu Hiền, giáo viên Toán, Trường THCS Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cho rằng: Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên thường chê nhiều hơn khen, có khi chê chiếm đến 60%.


Thầy Bùi Trần Linh, Trường THCS Nguyễn Văn Huyên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cũng ước tính tỷ lệ này là 30% khen, 70% chê.

Tại hội thảo Triển khai xây dựng câu lạc bộ, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (5-6/11 tại Hà Nội), ông Đặng Thiều Quang lý giải, tâm lý của giáo viên là luôn sợ học sinh không đạt được như mong muốn của mình. Vì thế, giáo viên thường áp đặt tư duy của người lớn cho tư duy của trẻ, đặt ra các yêu cầu và buộc các em phải đạt được. Khi các em không đạt được thì nhiều thầy cô chỉ trích, mắng mỏ... khá gay gắt.



"Thầy cô cứ nghĩ là các em không thuộc bài, không vâng lời là do ý thức kém và chống đối", ông Quang nói.


Theo ông Quang, nguyên nhân là ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các thầy cô tương lai chủ yếu được học kiến thức mà không được trang bị kỹ năng ứng xử, cảm thụ.

Thầy mà không nắm bắt được tâm lý học sinh thì rất dễ "chụp mũ" học trò mà không xem xét đến nguyên nhân của sự việc. Ông Quang đã dẫn giải một bài thơ "Trong lớp học" (*) của nguyên Hiệu trưởng Trường CĐSP Bắc Giang để chứng minh cho điều mình nói.


Thầy cô biết khen - chê đúng mực sẽ khiến học trò hứng thú trong học tập (Ảnh minh họa: Internet)



Cô Lê Thu Hiền thì nhìn nhận, nguyên nhân là do tâm lý giáo viên muốn lớp tốt, đứng thứ hạng cao trong trường.



Nhiều học sinh không học bài, đi học muộn, hay mất trật tự làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp. Giáo viên lại bị áp lực đối với thi đua của lớp nên những học sinh mắc lỗi thường bị cô giáo "nặng lời".



PGS.TS Nguyễn Công Khanh (ĐH Sư phạm Hà Nội) nhận xét, sở dĩ chê nhiều hơn khen là do các cô đặt ra yêu cầu quá cao. Do đó, nếu học sinh chưa đạt tới thì chỉ nhìn bằng con mắt của người lớn mà không đứng ở phía học sinh để nhìn nhận.



“Chê” cũng phải biết cách


Mắng mỏ học sinh trước đông người thường có tác dụng không tốt.


Theo ông Khanh, về nguyên tắc, khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích khen.



Hoặc, nếu có chê thì phải biết chê đúng cách. Nếu cần trách phạt thì hãy chuẩn bị tâm lý cho học sinh trước, ví dụ, khen điểm tốt trước sau đó mới nhắc nhở và chê trách sau.



Chê thì chê hành vi, chứ không nên chê nhân cách và đặc biệt không nhắc lại những lần phạm lỗi trước đây. Khi chê phải đọc được cảm xúc trên khuôn mặt của người bị chê vì mức độ chịu đựng của mỗi người không giống nhau.



Ông Khanh ví dụ, có học sinh cô chỉ phê bình vài câu mặt mũi đã tái mét. Do đó, tốt nhất khi chê nên gặp riêng các em, còn khen thì trước đông người.



Nếu một học sinh vi phạm một lỗi nào đó nhưng không làm ảnh hưởng đến mọi người thì cô giáo nhắc nhở nhẹ nhàng và có thể bỏ qua thì học trò sẽ rất biết ơn cô giáo và cảm thấy cô tâm lý.
 

giasuams

Member
Đặt biệt danh cho thầy cô
07/11/2009 16:42:53
Không chỉ thích đặt biệt danh cho nhau, các teen còn gán cho thầy cô những biệt danh vô cùng quái chiêu do mình nghĩ ra. Những biệt danh ấy đôi lúc khiến khoảng cách giữa thầy và trò trở nên ngắn lại nhưng đôi khi cũng gây ra những hậu quả tiêu cực.

Theo Mực tím

1. Những biệt danh đáng yêu
Nhìn cảnh thầy trò lớp 11A, trường B cùng nhau đi dã ngoại mà không ai nghĩ rằng đây là chuyến đi của thầy và trò. Bởi lẽ, cả thầy và trò đều gọi nhau bằng những biệt danh hết sức đáng yêu. Thầy nhớ hết những biệt danh của từng bạn trong lớp và rất vui vẻ khi được trò gọi lại bằng một biệt danh hết sức đáng yêu “thầy Đôrêmon”.

Thầy K cho biết: “Được học trò đặt biệt danh có nghĩa là trò đã không còn giữ khoảng cách xa lạ với thầy nữa mà xem thầy như một người bạn. Vì thế, thầy rất quý những biệt danh đáng yêu như vậy”. Quả thật, nghe các bạn lớp 11A gọi thầy K là thầy Đôrêmon, nhiều teen không khỏi bất ngờ trước sự gần gũi của thầy và trò đến như vậy. Ken (trường X) cho biết: “Gọi thầy cô bằng biệt danh khiến chúng mình cảm thấy thân mật và gần gũi với thầy cô hơn. Cảm giác như thầy cô không chỉ đơn thuần là người đứng lớp mà là một người anh, người chị, người bạn”


Hãy kính trọng và tri ân thầy cô - những người đã truyền dạy kiến thức cho chúng ta. (Ảnh minh họa)

2. Và những cách gọi vô cùng xấu xí

Trái với sự tôn trọng và quý mến của các teen đối với thầy cô mình, một số nhân lại gọi thầy cô bằng những từ ngữ, biệt danh hết sức vô lễ. Ngoài việc gọi thầy cô là ông này, bà nọ đã quá quen thuộc, nhiều teen còn đặt biệt danh cho giáo viên bằng những từ hết sức thiếu tôn trọng. Nhóm của L.T (trường N) được xem là đầu tàu trong việc đặt những biệt danh hết sức quái chiêu cho thầy cô. Bất cứ thầy cô nào đứng lớp cũng được nhóm này săm soi thật kĩ để tìm điểm chế nhạo. Một thầy dạy Sử cực kì vui tính nhưng chiều cao khá khiêm tốn nên ngay lập tức đã bị nhóm đặt cho biệt danh là Lê Quốc Tùng (lùn quốc tế). Một cô giáo dạy Sinh dáng đi hơi khom thì bị nhóm này gán cho cái tên “cô P. còng”...

Sau khi ra đời, những biệt danh kiểu như vậy bắt đầu phát tán đi khắp nơi. Những bạn còn lại tuy không tham gia đặt tên nhưng thấy biệt danh nào quái quái là ủng hộ nhiệt liệt. Cô nàng L.T cho biết “Biệt danh càng quái thì mọi người càng khoái và từ đó ngày càng trở nên thông dụng”. Và cứ thế, hàng loạt những biệt danh tương tự như vậy đã được những cô cậu học trò nhất quỷ nhì ma đặt ra dựa trên khuyết điểm của thầy cô mình. Họ không ý thức được rằng việc làm này đã và đang xúc phạm nghiêm trọng chính những người đã dầy công dạy dỗ mình.

3. Có nên đặt biệt danh cho thầy cô?

Biệt danh là một cách gọi thân thương dành cho người mà mình quý mến. Vì thế, sẽ không có gì xấu nếu chúng ta gọi thầy cô bằng tất cả lòng tôn kính và sự yêu thương của mình. Tuy nhiên, nếu dựa vào khuyết điểm để đặt những biệt danh quái chiêu cho thầy cô thì đó là một việc làm vô lễ và đáng lên án. Vì thế, đừng gọi thầy cô một cách thiếu tôn trọng như vậy, và đừng biến thầy cô thành đối tượng của những trò đùa ấy. Hãy tri ân người đã có công dạy dỗ mình bằng những tên gọi thật kính yêu và trìu mến nhé!
 

giasuams

Member
Tuyển sinh nhóm học Hóa - Khối 12 PDF. In Email
Thứ hai, 29 Tháng 6 2009 15:03

Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và đợt tuyển sinh ĐH - CĐ 2010, Gia Sư Ams dự kiến tổ chức nhóm học Hóa khối 12, cụ thể như sau:

- Giáo viên: Thầy Vũ Khắc Ngọc

- Số lượng học sinh: 10 - 20 học sinh (tối thiểu 1 nhóm là 10 học sinh)

- Mục đích học: Dành cho học sinh ôn thi khối A, chương trình học sẽ dạy theo các chuyên đề ôn thi Đại học

- Số lượng buổi học: 02 buổi/tuần

- Thời gian học: 18h30 thứ 4 và thứ 6

- LỊCH KHAI GIẢNG: ĐẦU THÁNG 12

- Địa điểm: Số 30 ngõ 97 Nguyễn Chí Thanh (Có thể đi theo ngõ 55 Huỳnh Thúc Kháng)

- Học phí: 40.000 VNĐ/buổi. Đóng học phí theo tháng (thu vào đầu tháng)

- ĐẶC BIỆT: GIẢM 20% HỌC PHÍ THÁNG ĐẦU CHO 05 HỌC SINH ĐĂNG KÝ ĐẦU TIÊN

Chi tiết xin liên hệ:

- Trong giờ hành chính: 38684441 - 36230476 (gặp C.Linh hoặc C.Hậu)

- Ngoài giờ hành chính: 0989768553 (gặp chị Linh) - 0983101285 (gặp chị Hậu)

YM hỗ trợ: gsaedu/giasuams

Văn phòng: Số 11 ngõ 106 Lê Thanh Nghị
Lần cập nhật cuối ( Thứ ba, 10 Tháng 11 2009 19:36 )
 

giasuams

Member
Nhóm của M.Toàn (ĐH Huflit) gồm bảy thành viên cả nam lẫn nữ chọn luôn ngày 20/11 là ngày…kỷ niệm thành lập nhóm...

Theo Mực tím

Không giống như thời cấp ba khi mà thầy cô đứng lớp đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô giảng viên đại học giữ vai trò đứng quan sát và định hướng nhiều hơn vì bây giờ các bạn đã lớn, và cũng chính vì lẽ đó mà sự kết nối giữa thầy cô và sinh viên có phần lỏng lẻo khi một tháng chỉ họp lớp mỗi một lần. Do vậy, nên ngày Nhà Gíao 20/11 của sinh viên có rất nhiều chuyện buồn vui.

Khi 20/11 là dịp tụ tập bạn bè

Nhóm của M.Toàn (ĐH Huflit) gồm bảy thành viên cả nam lẫn nữ chọn luôn ngày 20/11 là ngày…kỷ niệm thành lập nhóm. “Trước đây bọn tớ học chung, giờ phân ra mỗi đứa một chuyên ngành, giờ giấc tréo ngoe. Sẵn dịp lễ 20/11 được nghỉ nên tụ tập nhau đi chơi luôn. Năm nay có lẽ cả bọn sẽ đi Vũng Tàu” - T.Hiền kể.

“Bọn mình thì được nghỉ một ngày, nên rủ nhau ra ngoại ô cắm trại và chụp ảnh. Năm nay còn có phần hoá trang, chắc sẽ rất vui!” - T.Tâm (CĐ VHNT) hớn hở khoe.
Đúng là những kế hoạch định ra rất lý thú và nhiều hứa hẹn, nhưng bạn có thể dời nó sang 364 ngày còn lại của năm và dành trọn ngày 20/11 để chia vui với thầy cô mà, phải không?

Khi 20/11 là để quay về trường cũ
“Bọn mình hẹn nhau ngày này trở về trường cấp ba để thăm thầy cô. Thầy cô cấp ba lo lắng và yêu thương bọn mình lắm” -H.Duy (ĐH CNTT) nói. Lễ 20/11 cũng là dịp để các bạn sinh viên quay về trường cũ của mình. Không có gì sai, nhưng hãy nhớ ơn tới cả những người đang là thầy cô cuả mình ở thì hiện tại nhé! Vì thầy cô đại học không kiểm soát thì đâu có nghĩa là không yêu thương bạn, chỉ đơn giản đó là cách quan tâm dành cho những người đã trưởng thành mà thôi!


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Khi 20/11 là được nghỉ học và không cần tới trường

Lý lẽ này là do những nhân mang bệnh lười hoặc không hoà đồng, khi chọn ngày Nhà Gíao là ngày được nghỉ để ở nhà ngủ và chơi game, lướt net. “Cũng giống như tháng này được cộng thêm một ngày chủ nhật mà thôi!” - M.Cường (ĐH KT) nhún vai nhận xét. Thật tệ khi bạn không hề nhớ tới người đưa mình từ ấu thơ đến trưởng thành, khai trí mình với muôn ngàn tiên đề định lý và dìu dắt đưa mình qua sông. Hãy là một người sống biết ơn, bạn nhé!

Nhưng cũng có những ngày 20/11 rất ý nghĩa và đong đầy những niềm vui

“Đừng tưởng thầy cô đại học không hoà đồng nhé. Tụi tớ được nghỉ 20/11, kéo qua rủ thầy đi hát karaoke, rồi cùng nhau đi ăn uống và nói chuyện. Mọi hiểu lầm được xoá tan, khoảng cách không còn, và những ý kiến góp ý được nêu ra. Lúc đó mới thấy thầy của mình tuy nhìn nghiêm khắc nhưng rất teen nhá!” - T.Loan (CĐ DLSG) hí hửng kể.

“Hôm đó, mới sáng sớm cả đám sinh viên do cô chủ nhiệm kéo nhau tới tỉ tê rủ đi chơi. Thế là cả cô trò cùng nhau đi ra ngoại thành chơi và câu cá, cuối ngày cả đám còn mang ra tặng cô một cuốn album là những tấm ảnh chụp lúc cô ở trên bục giảng, những lời chúc, ghi chép, tâm sự dành cho cô. Không thể tưởng tượng nổi là các em sinh viên của cô lại đáng yêu đến thế!” - Cô V.Anh (ĐH KT) cười nhận xét.

Thầy cô dù ở bậc học nào cũng là người có công chèo đò đưa bạn cập bờ kiến thức. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Lòng biết ơn hãy luôn hiện diện trong bạn 365 ngày của năm và là mãi mãi, chứ không phải chỉ là một ngày 20/11!
 

giasuams

Member
(Dân trí) - Vào lúc 11 giờ trưa, học sinh trường tiểu học Central Park East Il ở quận Manhattan (New York, Mỹ) xếp hàng đến phòng ăn trưa. Không ai bảo ai, các em đều thẳng tiến đến quầy xa - lát.

Học sinh trường tiểu học Central Park East Il ở quận Manhattan (New York, Mỹ) đang tuân thủ chính sách “không đồ ngọt” để chống bệnh béo phì. (Ảnh: AP)
Đó là một điều rất hiếm có, ngay cả đối với học sinh thành phố. Nhưng đã thành thông lệ với 220 học sinh ở trường tiểu học Central Park East Il. Đó là nội dung chính sách thực phẩm nghiêm khắc mà trường đang thực hiện.



Hiệu trưởng Naomi Smith và Morales đã nỗ lực chiến đấu với “cơn bão” béo phì đang lan nhanh khắp các trường học ở TP New York. Họ ban hành một chính sách rất nghiêm khắc là "không đồ ngọt" - tức là học sinh không được uống sữa sôcôla, không được uống nước trái cây, thậm chí không được nếm dù chỉ một thanh kẹo trong suốt những ngày đi học ở trường.



Theo báo cáo của Sở Y tế và Giáo dục thành phố New York, 21% trẻ em từ mẫu giáo đến lớp 8 ở TP này có thể được xếp vào dạng "béo phì", trong khi đó tỷ lệ này trên toàn quốc ở Mỹ là 17%. Ngoài ra, 18% trẻ em New York bị thừa cân so với tỷ lệ toàn quốc là 14%.



Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng có tới 40% trẻ em New York “nghiện” ăn bánh pizza, kẹo, sôcôla và những thực phẩm nhiều chất béo.



Tuy nhiên, cũng thật không dễ dàng để ngăn chặn bệnh béo phì với trẻ em ở những thành phố phát triển. Trẻ em được tiếp cận với vô số nhà hàng thức ăn nhanh. Dường như lúc nào các em cũng có thể bước chân vào một cửa hàng McDonald's để mua một suất hamburger nhâm nhi sau giờ tan trường.



Xuân Vũ

Theo Tân Hoa Xã
 

giasuams

Member
Tâm sự của du học sinh khi gần đến ngày 20/11​
18/11/2009 00:05:33
Dù đi xa, nhưng nỗi nhớ trường, nhớ lớp, nhất là nhớ những người dẫn đường tận tụy lại tràn về trong những ngày này đối với các bạn du học sinh...


Huyền Trang (tổng hợp)

20/11 là ngày của ai?
Thầy ơi, con xin lỗi…
Điểm bốn
20/11 - Chuyện teen đi thăm thầy cô theo nhóm
Sinh viên và 20/11

Cứ đến gần ngày nhà giáo Việt Nam, không khí trong lòng các teen lại rạo rực. Không chỉ các teen ở trong nước, các teen du học cũng vậy. Dù đi xa, nhưng nỗi nhớ trường, nhớ lớp, nhất là nhớ những người dẫn đường tận tụy lại tràn về trong những ngày này.
“Thèm” được về trường cũ
Những dịp bình thường, khi trở về thăm trường cũ, dù rất nhớ, nhưng cái không khí dường như khác hẳn. Cũng hàng cây đó, ghế đá đó, nhưng cảm giác sẽ rất khác về thăm trường vào đúng ngày kỉ niệm Nhà giáo của trường.
Vào dịp lễ trường, không khí luôn bồi hồi hơn, nhộn nhịp hơn. Những bạn học cũ cùng tụ tập về ôn lại chuyện xưa. Và nhất là các thầy cô sẽ đến thăm dự. Cuối buổi, thường thì cả lớp lại tổ chức qua thăm nhà thầy cô giáo cũ rồi “quậy” một trận tưng bừng. Nhưng tất cả những điều đó, đối với các teen du học xa nhà thì nó chỉ nằm trong ý nghĩ.
Một số teen du học bày tỏ nỗi nhớ trường tha thiết. Thậm chí, có đôi chút nghen tị với những bạn có thể cùng nhau về thăm thầy cô, về thăm mái trường xưa yêu dấu.
Thu Minh, 18 tuổi du học sinh Canada bày tỏ: “Mình đi du học được gần 2 năm rồi. Chẳng hiểu sao mỗi dịp đến gần ngày 20/11 mình bỗng thấy nhớ trường, nhớ thầy cô giáo cũ lắm. Mình mong sao có dịp trở về trường cùng các bạn để thăm thầy cô, nhưng có lẽ cho đến lúc mình học xong, mong muốn ấy mới có thể thực hiện được”.
Xa nhà, các teen du hoc chỉ có thể ngồi trước màn hình máy vi tính, lên diễn đàn lớp, hay túm ba túm bảy chat với mấy đứa bạn học cùng, để san sẻ nỗi nhớ. Thậm chí, ngồi cùng bàn kế hoạch, cùng hẹn sẽ về…Nhưng đó là một cái hẹn “cho đỡ nhớ” mà biết chắc…không thực hiện được.


Xa mái trường, chúng ta sẽ rất nhớ những lúc cười hồn nhiên như vầy. (Ảnh minh họa)
Kỉ niệm của những tháng năm ùa về
Gần ngày nhà giáo, ngoài phố, trong nhà, và cả trên mạng, các teen của chúng ta thường rất xôn xao. Hết những topic bàn bạc sẽ chuẩn bị như thế nào cho ngày nhà giáo, thì lại đến những topic hẹn hò sẽ về trường rồi đi thăm những thầy cô giáo nào…Cũng không ít những topic kể chuyện hay tâm sự gợi lại những kỉ niệm cũ. Ai cũng muốn “tranh thủ” chia sẻ lại chút cảm giác của mình. Thầy cô nào gắn với những kỉ niệm và môn học đó. Các teen lại cùng nhau chia sẻ những câu chuyện năm xưa.
Hoàng Hải, du học sinh Úc kể lại: “Ngày còn đi học lớp 10, mình rất lì lợm và quậy phá. Tiết nào mình cũng ngồi quay trước quay sau và ngồi “trêu hoa, ghẹo nguyệt”. Rất nhiều thầy cô than phiền, la rày về mình, bắt mình xuống phòng giám thị làm kiểm điểm thậm chí đuổi mình ra khỏi lớp. Nhưng riêng chỉ có cô chủ nhiệm mình. Cứ vào dịp cuối tuần, cô lại “đến tận nhà thăm mình”, rồi bảo ban khuyên nhủ. Cô luôn bảo vệ mình và xin cho mình được vào lớp. Ròng rã suốt cả nửa năm học, mình cũng nhận ra và thấy thương cô nhiều lắm.
Giờ mình đi du học rồi, mình chỉ muốn có dịp được về lại trường thăm cô mà không biết làm sao. Mình sẽ cố gắng học tốt để sớm có dịp về thăm cô.
Không chỉ riêng Hoàng Hải, có rất nhiều teen chia sẻ những kỉ niệm của mình những ngày đi học. Chính những teen ngày còn học ở Việt Nam thì quậy phá, nghịch ngợm. Nhưng khi xa trường lại nhung nhớ, không nguôi.
Ước mơ rằng có thể quay trở lại những tháng ngày đi học
Khi được hỏi về cảm xúc và kỉ niệm, đến 90% các teen cho biết rằng, khi đi học thì cảm thấy chán ngán. Nhưng khi vừa xa nhà, vừa xa trường, lại thèm cái cảm giác bị kèm cặp, thèm cái cảm giác được thầy cô mắng mỏ, quan tâm.
Minh Long, 19 tuổi chia sẻ: “Ngày trước mình “ngán” nhất là mỗi sáng thức dậy phải đến lớp. Khi mình vừa ngủ dậy thì mình chỉ ước hôm nay sẽ là ngày nghỉ. Mình vẫn nhớ rõ cái cảm giác, sợ nhất lúc thầy cô giở sổ ra gọi tên lên trả bài. Rồi thấy sợ khi được thầy cô “hỏi han” chuyện học hay quan tâm về những lỗ hổng kiến thức của mình. Những khi ấy mình chỉ thầm ước rằng không gọi trúng tên mình. Hay mình có thể “tàng hình” trong những tiết học.
Thế mà chẳng hiểu sao, khi xa nhà. Mỗi sáng thức dậy không còn phải cuống cuồng chạy đi học trong tấm trạng lo bị trả bài. Cũng không còn phải lo có người quan tâm như thế. Vì mình đã lên đại học toàn “thân ai, người ấy tự học”. Mình lại thấm thía và thèm thuồng sự quan tâm như ngày còn ngồi trong trường cũ, thèm thuồng cảm giác lo sợ, hồi hộp khi đến giờ trả bài.
Không chỉ riêng Minh Long, rất nhiều teen bày tỏ sự tiếc nuối và mong muốn trở lại mái trường xưa, ngồi vào chỗ cũ dù chỉ một lần.
Muốn gửi gắm những tình cảm chân thành
Và sau những nỗi nhớ nhung da diết ấy, điều các teen du hoc xa nhà muốn gửi gắm nhiều nhất chính là những lời chúc đến những thầy cô thân yêu của mình. Các teen đa phần không thể về thăm trường được, nên đành “nhờ” bạn bè nhắn nhủ những lời nhắn và những tâm sự của mình đến cho thấy cô thân yêu. Và ....một trong những lời tâm sự đó là cuộc hẹn ghé thăm gần nhất, trong đợt tới về thăm nhà.
 

giasuams

Member
(Dân trí) - Đó là Bùi Thế Duy, chủ nhiệm Khoa CNTT- ĐH Công nghệ ĐHQG Hà Nội, anh vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước trao tặng học hàm Phó Giáo sư vào sáng 20/11 tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Tân Phó Giáo sư Tin học Bùi Thế Duy 31 tuổi

26 tuổi đạt học hàm Tiến sĩ

Vui tính, thân thiện là cảm nhận đầu tiên với người đối diện khi nói chuyện với tân Phó Giáo sư Bùi Thế Duy.

“Khi được công nhận là PGS, tôi thấy đây là một nhiệm vụ mới phải làm và cần phải làm tốt hơn trong công tác giảng dạy của mình” PGS Bùi Thế Duy chia sẻ như vậy. Tuy nhiên, để đạt được thành quả ngày hôm nay đó là sự phấn đấu không mệt mỏi của thầy Duy.

Những năm học ở khối chuyên Toán - Tin, ĐH QG Hà Nội, tên Bùi Thế Duy đã được nhiều thầy cô giáo ca ngợi vì những thành tích rất đáng nể, giải nhất học sinh giỏi Tin học toàn quốc, hai lần đoạt giải ba Olympic Tin học Quốc tế.

Được vào thẳng khoa Toán - Tin, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia HN, PGS Bùi Thế Duy đã giành được học bổng toàn phần của Chính phủ Úc. Vốn có sẵn trí thông minh cộng với đức tính chăm chỉ, chỉ trong thời gian 3 năm học tại Úc, anh đã hoàn thành khóa học đại học và các môn cao học tại đây, rút ngắn được nửa thời gian so với yêu cầu của khóa học. Sau đó, anh nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ Hà Lan về Tiến sĩ và khóa học này anh đã bảo vệ trước 1 năm so với quy định.

Như vậy, chỉ trong 6 năm Bùi Thế Duy đã lấy được bằng đại học và bảo vệ xong Luận án Tiến sỹ khi đó mới 26 tuổi.

“Tôi có thuận lợi là trong thời gian học đều nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ nước bạn nên không phải lo lắng gì nhiều về kinh phí, chỉ tập trung lo học, tôi cũng muốn học thật tốt để trở về quê nhà làm việc. Hơn nữa, ở nước ngoài họ có cơ chế thoáng hơn nên sinh viên kết thúc được kỳ học sớm nhất theo khả năng của mình. Tuy nhiên, tôi cũng tranh thủ đi làm thêm ở 2 công ty để lấy thêm kinh nghiệm”, PGS trẻ nói.

Muốn cống hiến hết mình cho giáo dục nước nhà

Sau khi bảo vệ xuất sắc bằng tiến sĩ tại Hà Lan, Bùi Thế Duy đã nhận được nhiều lời mời của nhiều công ty nước ngoài nhưng anh đã trở về nước và xin vào giảng dạy tại ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội vào năm 2004.

PGS trẻ tâm sự: “Khi bắt đầu đi du học tôi đã tâm nguyện học xong trở về Việt Nam làm việc, ở đó có bố mẹ, người thân và bạn bè. Và, tôi cũng muốn chia sẻ kiến thức của mình với các bạn trẻ”.

Sau 2 năm làm việc, chứng minh được tài năng và tâm huyết của mình với công việc. Vừa giảng dạy, anh vừa nghiên cứu khoa học với 35 bài báo được đăng tải trong nước và các tạp trí nước ngoài. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của anh có tính ứng dụng cao như đề tài “Xây dựng các khuôn mặt nói tiếng Việt phục vụ cho tương tác người - máy” năm 2005-2006; “Nghiên cứu chế tạo hệ thống thiết bị giám sát tình trạng bệnh nhân” năm 2006 của Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội...
Ngoài ra, anh là huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam tham dự các kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC. “Với môn Tin học, học sinh rất dễ học vì tài liệu rất nhiều trên Internet chỉ cần các em có lòng say mê là đạt được kết quả” PGS chia sẻ.

PGS Bùi Thế Duy đã được lãnh đạo nhà trường tin tưởng và giao làm Phó Chủ nhiệm bộ môn Mạng. Vừa qua, anh đã được bổ nhiệm là Chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin khi tròn 31 tuổi.
Vinh dự hơn nữa, cũng ở năm 2009 này, anh đã vinh dự được Nhà nước trao học hàm Phó Giáo sư, ngành Tin học là người trẻ tuổi nhất Việt Nam được phong học hàm này.
 

giasuams

Member
Nữ sinh 14 tuổi được giới thiệu vào học ĐH
(Dân trí) - Dù năm nay mới 14 tuổi, cô bé Hong Xin'ge, học sinh trường cấp 2 Tianyi ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) vừa được nhà trường giới thiệu vào học tại trường đại học danh tiếng Bắc Kinh.
Ngày 24/11 vừa qua, trường cấp 2 Tianyi đã tổ chức họp báo để công bố thông tin này.

"Hong Xin'ge là một cô bé rất thông minh, say mê học tập và có khả năng học độc lập", hiệu trưởng Shen Maode nhận xét về cô sinh viên tương lai tại buổi họp báo.

Trước đó, vào ngày 16/11, trường ĐH Bắc Kinh đưa ra danh sách 39 hiệu trưởng trường cấp 2 và trung học được phép giới thiệu học sinh trường mình vào học tại ĐH Bắc Kinh mà không phải dự kỳ thi tuyển sinh đầu vào. Và vị hiệu trưởng trường cấp 2 Tianyi đã tiến cử cô học sinh xuất sắc Hong Xin'ge. Như vậy, Hong sẽ là thí sinh trẻ tuổi nhất từ trước tới nay ở tỉnh Giang Tô đăng ký học trường ĐH Bắc Kinh - một trong những trường ĐH hàng đầu ở Trung Quốc.

Hong Xin'ge (giữa) tại một cuộc họp báo ở trường cấp 2 Tianyi ngày 24/11. (Ảnh: CRI)

Báo cáo của trường Tianyi cho biết Hong học cực giỏi môn tiếng Anh và tiếng Trung, đã thi đỗ nhiều bài kiểm tra ngôn ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL và SAT. Ngoài ra, cô bé rất thích viết luận. Hiệu trưởng Shen cho biết văn phong của Hong rất trôi chảy và cô thường đạt điểm cao nhất trong môn viết luận.

Còn Wang Mingde, giáo viên chủ nhiệm của Hong, cho biết thêm là Hong được nhà trường chọn để giới thiệu vào trường ĐH Bắc Kinh vì trong số những học sinh xuất sắc nhất của trường Tianyi, cô nổi bật nhất với khả năng học độc lập - một yếu tố rất quan trọng khi học đại học.

Một bạn cùng lớp của Hong thì nhận xét: "Hong vô cùng cởi mở với bạn bè và bạn ấy thích tham gia tất cả các hoạt động ở trường. Trong cuộc thi chạy 1.500 m, bạn ấy đã về thứ ba."

Tại cuộc họp báo ngày 24/11, Hong cho biết em muốn học ngành Tài chính tại trường ĐH Bắc Kinh và mở công ty riêng sau khi tốt nghiệp.
Xuân Vũ
TheoCRI
 

giasuams

Member
60 sinh viên xuất sắc nhận học bổng Sumitomo
(Dân trí) - Sáng nay 15/12, tại Hà Nội, đại diện Tập đoàn Sumitomo Corporation Nhật Bản đã trao 60 suất học bổng cho sinh viên xuất sắc ĐH Ngoại thương với trị giá 200 đô la Mỹ mỗi suất.

Được biết công ty Sumitomo Corporation Nhật Bản là tập đoàn dẫn đầu về tài chính, thương mại và đầu tư được thành lập từ năm 1919. Hiện nay, Sumitomo Corporation đã xây dựng mạng lưới khắp toàn cầu với 800 các công ty con trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Sumitomo Corporation đã tiến hành hoạt động thương mại từ năm 1991.

Đi đôi với hoạt động kinh doanh Sumitomo Corporation cũng đã đóng góp nhiều cho các hoạt động xã hội tại Việt Nam. Chương trình trao học bổng này đã được Sumitomo Corporation thực hiện từ năm 1996. Đến nay, công ty đã trao 750 suất học bổng trị giá 150 nghìn đô la Mỹ.

Bên cạnh đó, nhằm trang bị kiến thức cho nguồn nhân lực trẻ, Sumitomo Corporation cũng tổ chức hàng loạt các bài giảng về kiến thức xã hội cho sinh viên trường ĐH Kinh tế quốc dân từ năm 2007 - 2010.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top