Các anh chị và các bạn có ai chơi bóng ném không?

Handball

Member
Bóng ném Việt Nam:
Tìm đường đi, không dễ!

Thứ năm, 8/2/2007, 11:42 GMT+7

Cách đây hơn 70 năm, bóng ném đã có tên trong hệ thống thi đấu Olympic. Sự hấp dẫn của môn thể thao này tới nay đã thu hút được 150 nước thành viên trên thế giới tham gia. Việt Nam cũng nằm trong số ấy.

Sau vài chục năm du nhập, dù bước đầu được ghi nhận thành tích ở 5 đấu trường khu vực với 2 ngôi vô địch SEA Games 22, nhưng sự phát triển của môn bóng ném ở Việt Nam thời gian qua, nhất là ở bình diện đỉnh cao, vẫn chưa hẳn khiến giới chuyên môn hài lòng.

Tính ra, đã 12 năm kể từ khi bóng ném được đưa vào hệ thống thi đấu đỉnh cao, tuy nhiên, vẫn chỉ có vỏn vẹn 2 đến 3 địa phương phát triển lực lượng. Đi đầu là Hà Nội, luôn tiên phong mời chuyên gia ngoại, cử lực lượng tham dự, tập huấn tại nước ngoài và duy trì tổ chức giải quốc tế Hà Nội mở rộng hàng năm. TP.HCM hiện phát triển đỉnh cao thì chưa bằng Hà Nội. Bình Định cũng nằm trong số những địa phương chịu khó quan tâm tới bóng ném và đóng góp lực lượng cho ĐTQG nhưng chưa nhiều. Gần đây mới có thêm Yên Bái và Hà Giang mạnh dạn tiến hành với đội nữ. Cũng vì ít địa phương tham gia nên các giải đấu diễn ra thường không sôi nổi như một số môn bóng khác: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ…

Nhiều rào cản

Một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bóng ném Việt Nam chưa có điều kiện để “nâng cấp” mình trên đấu trường quốc tế được các nhà chuyên môn chỉ ra như sau:

Thứ nhất, do ở khu vực Đông Nam Á, Liên đoàn bóng ném mới được thành lập (từ năm 2004) nên các giải châu lục, thế giới thì lại vấp phải mức phí cao. Việt Nam hiện nay đang được xếp ở nhóm 3 châu lục, cùng với Thái Lan, Indonesia, Philippines, Sri Lanka… mà theo quy định, khi dự giải đấu nằm trong hệ thống của Liên đoàn châu Á, thế giới, sẽ phải đóng khoản lệ phí mức thấp nhất khoảng 2000 USD/giải; chưa kể tới tiền ăn, ở, mỗi VĐV tham gia phải đóng 85 USD/ngày, ngoài ra là tiền vé máy bay, tiền tiêu vặt. Một đội thường phải có 16 VĐV, chưa kể quan chức, ước tính mỗi chuyến đi như vậy, chi phí ít cũng vào khoảng 20.000 USD. Hơn nữa, các giải nằm trong hệ thống thi đấu châu Á, thế giới lại rất ít tổ chức ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Kế đến, do là môn tập thể, bộ huy chương ít, trong khi chi phí đầu từ tốn kém nên ở ngay các địa phương cũng gặp khó khăn. Vì thế, khi chọn lựa các môn để ưu tiên đầu tư, hoặc dự các giải đấu lớn, bóng ném thường đứng phía sau so với các môn thể thao truyền thống khác như võ, vật, điền kinh… Việc vắng tên tại ASIAD 15 vừa qua của bóng ném Việt Nam là một ví dụ. Ngay cả lực lượng HLV giỏi của môn này hiện nay vẫn còn thiếu.

Cải thiện bằng cách nào?

Đây là bài toán mà các nhà chuyên môn hiện đang nghiên cứu tháo gỡ. Dù sao, đích nhắm trước mắt vẫn là sân chơi vừa tầm khu vực với việc bảo vệ vị trí số 1 tại SEA Games 24. Sau đợt tham dự hụt cả hai giải lớn trong năm 2006 (ASIAD 15 và giải quốc tế Hà Nội mở rộng), năm nay, Bộ môn Bóng ném, Ủy ban TDTT đang trình lãnh đạo kế hoạch mời chuyên gia ngoại cho đội sau Tết Nguyên đán, đồng thời cả hai đội nam, nữ tập huấn, thi đấu tại Trung Quốc và dự một số giải quốc tế mở rộng tại Thái Lan, Macao… Bên cạnh đó, tiếp tục thúc đẩy phát triển phong trào ở địa phương, tác động đưa bóng ném vào chương trình thi đấu của Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc, hỗ trợ đào tạo VĐV trẻ cho một số địa phương.

Theo thông tin bên lề, thời gian gần đây, một số quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan đã đầu tư rất mạnh vào môn thể thao này nên việc bảo vệ vị trí số 1 khu vực với bóng ném Việt Nam trước mắt cũng là một thách thức lớn.

nguồn : http://www.thethaovietnam.com.vn/vn/thethaotn/5287/ttvn.aspx
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top