Bài học quý giá nhà Clinton dạy con gái

lion

Moderator
Staff member
Là một trong những gia đình quyền lực nhất thế giới, nhưng nhà Clinton không nuông chiều con cái hay cho con một cuộc sống như “hoàng tử”, “công chúa” từ khi còn nhỏ.

Chelsea Clinton là con gái duy nhất của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton, đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành lịch sử và là tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ Công chúng tại Đại học Oxford. Hiện cô đang là một phóng viên nổi tiếng của đài truyền hình NBC News.

Không thể phủ nhận rằng, có được thành công của ngày hôm nay, Chelsea Clinton đã chịu ảnh hưởng từ cách giáo dục và những bài học quý giá mà cha mẹ dạy dỗ từ khi còn nhỏ.



Nhà Clinton không nuông chiều con cái hay cho con một cuộc sống như “công chúa” từ khi còn nhỏ.

Bảo vệ sự riêng tư của con

Theo Trí thức trẻ, Chelsea Clinton được 12 tuổi khi cùng bố mẹ chuyển vào sống trong Nhà Trắng. Gia đình Clinton rất bảo vệ sự riêng tư của con gái, trong những năm đầu đời, họ nỗ lực giữ cô bé khỏi sự soi mói của truyền thông và công chúng.

Công việc điều hành đất nước và các hoạt động xã hội khác chiếm gần hết thời gian của hai vợ chồng Clinton nhưng họ vẫn sắp xếp được thời gian ở bên con gái và vun vén cuộc sống gia đình. Họ đi du lịch, đến thăm bạn bè, chơi các môn thể thao yêu thích: “Chúng tôi luôn dành thời gian với Chelsea, đặt đó làm ưu tiên hàng đầu, bây giờ vẫn vậy…”.

Không nuông chiều con

Gia đình Clinton không bao giờ nuông chiều con gái mình. Chelsea được giáo dục kỹ càng từ rất sớm để biết điều gì đúng, điều gì sai, điều gì nên làm, điều gì không. Cô chọn học tại một trường đại học cách nhà 3000 dặm, cô chọn sống tự lập, riêng tư, tránh xa mọi ánh đèn sân khấu nhưng luôn sẵn sàng đứng cùng bố mẹ trong mọi chiến dịch phục vụ công việc của họ.



Đánh giá cao tầm nhận thức ở trẻ

Theo bà Hillary, trẻ nhỏ không phải “chưa biết gì” như nhiều người vẫn nghĩ. Một đứa bé biết càng nhiều thì sẽ càng trang bị cho mình một hành trang vững chắc cho tương lai. Vì vậy, bạn đừng lo sợ con “biết nhiều, khổ nhiều” mà sự hiểu biết của bé sẽ càng giúp bé tự tin trong tương lai mà thôi.

Vì vậy, khi Chelsea còn bé, bà luôn chia sẻ với con những vấn đề mang tính thời sự và chính trị để cô bé “quen dần” với cuộc sống phức tạp chứ không phải là sự dạy bảo dễ dãi hay sự nuông chiều đơn thuần.

Duy trì gia đình truyền thống

Nhà Clinton muốn duy trì một gia đình truyền thống, bố mẹ gương mẫu và tận tâm, và đưa con gái vào môi trường phát triển mẫu mực. Nói về cách dạy con, Hillary cho rằng không nên bao bọc con quá, để các con có không gian tự khám phá và đối mặt với những vấn đề của sự trưởng thành.



Cô vừa hạ sinh một cô con gái kháu khỉnh tên Charlotte

Không quá áp đặt

Bà Hillary không bao giờ so sánh con với ai khác hay tạo áp lực lên con gái bằng các kỳ vọng quá cao, bà chỉ muốn con làm hết sức mình và không quá căng thẳng trước những thách thức gặp phải.

“Bạn không thể kiểm soát từng phút trong cuộc sống của con. Bạn cũng không thể thả lỏng hoàn toàn và để con tự chống chọi một mình. Bạn phải cân bằng được việc định hướng và cho con không gian tự do”, bà Clinton thì chia sẻ.



Dạy con tính tự lập

Thỉnh thoảng, Chelsea đưa bạn bè về Nhà Trắng chơi bowling và xem phim trong phòng chiếu. Những lúc bọn trẻ lỡ làm rơi vãi bỏng ngô xuống sàn nhà, Chelsea được mẹ nhắc nhở nhặt lên ngay.

Cô vừa hạ sinh một cô con gái kháu khỉnh tên Charlotte. Chelsea Clinton vô cùng xúc động chia sẻ trong buổi lễ trao tặng danh hiệu “Ông bố tuyệt vời nhất nước Mỹ năm 2013”: “Tôi không cần một giải thưởng để nhắc nhở tôi rằng ông là người bố tuyệt nhất mà tôi có thể mong đợi. Tôi tự hào về cha mình trên mọi phương diện, tôi tự hào nhất là khi ông là bố tôi và rằng ông đã luôn ở bên tôi. Khi nghĩ về việc có con, tôi và Marc tin rằng ông chính là một hình mẫu rất cao cho mọi phụ huynh. Ông luôn đặt tôi vào một vị trí an toàn và hướng tôi tới những vị trí đầy thách thức”.

PS:
Một số gia đình cũng có sự nuông chiều con thái quá; một số khác vì đam mê quyền lực, tiền bạc và sở thích cá nhân nên nhiều bậc phụ huynh đã “tiết kiệm” thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái không coi trọng việc quản lý giáo dục con cái, không quan tâm gì đến con cái, để chúng sống theo bản năng, buông thả từ nhỏ chiếm tỷ lệ 20%. Họ giao phó việc chăm sóc, dạy dỗ con cho người giúp việc rồi sau đó quản lý con bằng tiền và điện thoại nên nhiều cháu bị cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình... Nhiều người trẻ, được bố mẹ cho tiêu tiền ngay khi còn nhỏ nên sớm có thói quen giải quyết mọi chuyện bằng tiền. Biết "thuê" bạn làm bài tập, trả tiền để bạn cho chép bài trong giờ kiểm tra… Mỗi khi xảy ra sự cố, chính họ lại đứng ra dùng tiền chạy chữa cho lỗi lầm của con mà không nghĩ đến tình trạng đạo đức ngày càng xuống dốc của chúng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên số con sinh ít đi, có khi là con một. Là con một nên được bố mẹ rất cưng chiều, vừa lên lớp 9 lớp 10, cháu muốn có iphone, xe SH đi học là có ngay, còn tiền thì tiêu "không phải suy nghĩ!". Như một hệ lụy tất yếu của việc ăn chơi đua đòi, có cháu sớm lao vào yêu khi chỉ mới tuổi teen.

Chính vì không chịu sự quản lý hay bất cứ ràng buộc nào bởi thiết chế gia đình nên phần lớn số trẻ được nuông chiều thái quá. Khi đã ngoài 18 tuổi mà thường có lối sống buông thả, thích tụ tập ngồi quán cà phê hoặc chơi game thâu đêm suốt sáng. Mặt khác, vì “nhiễm” lối sống dùng tiền để quản lý người khác nên nhiều trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã coi người giúp việc là đối tượng để sai khiến, từ đó dần nảy sinh thói trịnh thượng, thích người khác phải phục vụ mình. Vậy nên, khi ra ngoài đời nếu yêu cầu của chúng không được đáp ứng thì dễ sinh ra mâu thuẫn. Đặc biệt, sau khi bị kẻ khác đánh lại thì những thanh, thiếu niên này tất yếu sẽ cay cú, tìm “hàng nóng” để trả thù theo như kịch bản đã xem trong phim bạo lực hoặc game online. Đó là hệ quả trực tiếp của cách nuôi dạy con mà các bậc cha mẹ thực hiện qua các thế hệ.


Một số quá lo cho con. Những định hướng sai khiến con chỉ tập trung vào một vài hoạt động (ví dụ chỉ có học chữ, hoặc là học thể thao…) mà bỏ qua các lĩnh vực khác khiến khi vào đời trẻ trở thành những người thiên lệch, thiếu những kĩ năng sống thông thường (ngay cả kĩ năng tự phục vụ). Có nhiều bậc phụ huynh luôn cố tạo cho con một môi trường sống "vô trùng". Sáng đưa con đến trường, chiều đón về, đi đâu phải có bố mẹ theo. Việc nhà đã có người giúp việc, học hành có gia sư kèm cặp. Nhưng kết quả của việc nuông chiều ấy nhiều khi không được như ý muốn. Một câu chuyện có thật khi một cô bé quyết định rời bỏ giảng đường đại học vì không chịu nổi sức ép của việc bị bố mẹ nuôi em như "gà công nghiệp". Nhiều ông bố bà mẹ phải thốt lên rằng: "Lúc mình ốm mà con vẫn ngồi chờ bố mẹ phục vụ ăn uống, đưa đón. Buồn như muốn khóc, lúc ấy mới ân hận vì đã biến con thành một cây tầm gửi". Một số quá chiều chuộng khiến trẻ lớn lên trở thành những người chỉ quen đòi hỏi với lối sống ích kỉ. Làm sao có được sự cần cù, chịu khó, kỷ luật ở những con người này.
Những cái xấu là những tất yếu nảy sinh trong quá trình phát triển do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do những tác động trong giáo dục nhân cách của cộng đồng mà ra. Trong đó, vai trò của gia đình là không thể chối cãi.

Cho nên, thay vì trách cứ hay chờ đợi phép màu, mỗi ngươi chúng ta hãy quan tâm đến con trẻ, để dạy cho chúng thành những con người không có những thói xấu mà chúng ta đang trăn trở hôm nay.

st




 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top