Một kiểu văn hóa quái dị

longva0412k

Member
Nói ra thì cũng buồn cười nhưng dù sao mình cũng nêu cho mọi người cùng nghe có gì học tập được thì cứ học tập hi` :D,còn ko thì thôi :

Đây là văn hóa của một lớp mà mình đang học (tất nhiên không phải là lớp CVA đâu nha - lớp CVA mà như thế thì chết mất thôi :)) )

-Đầu tiên là khi đến lớp là phải chào nhau nhưng chủ yếu con gái mới bị chào hoặc một số new comer của lớp, có 2 loại chào : chào tình cảm hoặc là chào bạo lực trong đó chào tình cảm là hôn má,và chào bạo lực là cắn tay

- Thứ hai là trong lớp đi đất , ko đi dép

-Thứ ba là một số qui định (phạm sai lầm là đánh vào kinh tế mỗi người cho vào quỹ lớp):
+ nói tục : 2000 VND
+ đi học muộn : 2000 VND/1tiếng
+ nghỉ học ko có lý do: 5000 VND
+ Chát trong giờ học 2000 VND

Đấy là một số nội qui trong văn hóa lớp, nhưng mình thấy ở CVA chỉ nên áp dụng cái điều thứ 3 , chứ 2 cái trên thì đừng nên áp dung:D(mình cũng sợ cái đầu tiên lắm -vì đã từng bị rồi , bầm tím tay cả tuần mới hết)

Loại văn hóa này đang được áp dụng tại lớp C0409G Fpt-aptech Hanoi
nếu ai muốn xem thế nào thì lên đó mà xem :D hi`- lớp nổi tiếng vì cái văn hóa này

Nhưng công nhận là văn hóa này tuy quái dị nhưng giúp lớp mình rất đoàn kết , đúng giờ giấc, và đặc biệt là ko nói tục chửi nhau, nói chung là các lớp ở trường Chu Van An nên thực hiên cái điều thứ 3 hihi`

Mình chỉ tóm tắt lại như thế cho cả nhà xem thôi , còn mọi người có áp dụng cho lớp mình ko thì tùy , mình cũng ko care, ý kiến góp ý cho cả trường thôi mà,nhưng nói chung nếu áp dụng thì cũng vui mà lớp lại có tiền để đi chơi :D hi`hi`
 

longva0412k

Member
Quái dị chính là về kiểu chào ý ,chứ ko phải những cái kia đâu (nhưng CVA mình thì đừng nên bắt trước cái kiểu cháo đó nhé), mà nổi tiếng là do nhiều người đã từng bị rồi nên nhớ mãi và lan truyền cho toàn aptech, nói chung là rất nổi tiếng(trong nội bộ fpt-aptech)
 
Chả hiểu thế nào chứ cái mục đi chân đất thì có gì là lạ đâu. Còn cái mục thứ 3 thì cũng chả cần miễn cưỡng tự do cá nhân mà đến khi nào ăn vào nhận thức con người thì mới là tốt. Còn cái kiểu chào như thế thì đúng là chả giống ai ( bỏ đi là hơn ) :)
 

Sirius

Member
GIAI ĐIỆU PHỐ PHƯỜNG
Tác giả : Ma Văn Kháng

Giai điệu phố phường một ngày mới ở khu phố tôi bắt đầu cất lên từ lúc nào? Từ 5 giờ sáng. Năm giờ sáng; đó là lúc lò bánh mì ở khu phố tôi nướng chín mẻ đầu tiên. Và tràn ra các ngõ phố nơi tôi ở là tiếng rao bánh mì của những chị, những em gái bán bánh rong.

“Bánh mì nóng giòn đê”. Tiếng rao bánh! Những nốt nhạc trong trẻo ấm áp ở buổi bình minh mới hé, như một tiếng nói nhân tình đầu tiên cất lên sau một đêm dài âm u hoang vắng. Đó cũng là khúc nhạc mở đầu cho một ngày dài vang rộn tiếng rao bán hàng rong, những giai điệu phố phường độc đáo ở thành phố của tôi. Ôi, những tiếng rao hàng rong đã quá quen thuộc với các khúc thức tiết tấu trầm bổng, nhanh chậm thật đặc thù và như là đã được chế định từ lâu rồi.

Cô hàng rượu nếp có dáng đi chọn lọc là bao giờ cũng thong dong, tênh tênh cái gánh hàng nhẹ nhõm, thả cái tiếng rao mềm như sợi lạt giang ngâm nước nghe đến là la đà: “Ai rượu nếp ra mua”. Lảnh lót thì phải nói đến mấy cô hàng rau trẻ. Các cô có dáng đi te tái. Và rau cỏ trong tiếng rao của các cô là một đám líu ríu những xu hào, cải bắp, cà chua, xà lách, hành tỏi, tối tăm cả mặt mũi khách hàng. Khác hẳn với mấy cô bán rau, mấy bà thu mua các mặt hàng tầm tầm mà tiếng rao lại bay bổng như là hát dân ca. Ấy là mấy bà thu gom tả pí lù, từ vỏ chai, lon bia, bìa các tông đến giấy vụn. Nhưng các bà chỉ buông một câu đã có từ thuở khai thiên với cái giọng chênh vênh cùng một ngữ âm cổ lỗ, và từ vựng thì đã mất cả ý nghĩa từ nguyên rồi: “Ai cháo trai, bao chè, đồng nát đơi”. Thu mua phế liệu gần đây là một nghề mới, mang đặc điểm thời đại ở tốc độ gắt gao nên lắm ông hùng hổ lắm: “Survolteur, bàn là cháy, máy bơm hỏng đê!”. Cái lối tuôn ra một tràng tiếng giật cục như thế khiến người ta nhớ đến cách nhấn trọng âm để gây ấn tượng của anh bán huyết lợn: “Tiết canh đi!” hoặc như làn roi quất vụt vào không khí của anh hành nghề tẩm quất. Trong đêm lạnh nghe hai tiếng “Khúc đê” đã thấy cái miếng bánh khúc nóng hôi hổi bọc trong lớp xôi trắng dẻo và cay mùi hạt tiêu nồng ấm của dạ dày. Tiếng “Dầy giò” nghe chân phương, thật thà, nục nạc, xưa rầy vẫn vậy, đến mức có cảm giác cả cái thúng người nọ đặt trên đầu, cái mũ nồi anh ta đội, cái dáng lêu đêu của anh ta, cũng là từ ngày xửa ngày xưa truyền nối về. Tiếng rao nâng lên cao độ rồi buông thả chơi vơi ở âm tiết sau cùng, có trường truyền cảm thật rộng chính là của ông bán tào phớ. Tung tênh một bên là chiếc thùng gỗ thông vàng ươm, một bên là cái tủ con đựng bát thìa, ông đi vào ngõ nhỏ và tung lên trời độc một nguyên âm ơ kéo dài và nhẹ bỗng ấy thôi. Chỉ vậy thôi, chỉ một tiếng ớ là trẻ con trong ngõ đã lếch thếch lôi mẹ, theo mẹ ra cửa với cái bát sứ trắng bong trên tay rồi. Chưa hết! Còn anh thợ chữa khóa với tiếng rao đơn giản mà gợi cảm “Khóa ơ ơ ơ”. Còn cô bán muối với cái xe đạp tàng đằng sau đeo một bịch muối nặng chịch với tiếng rao mặn mà: “Ai mua muối đây!”. Còn nhiều thứ quà bánh, thức ăn đồ uống, chỉ cần nghe tiếng rao đặc trưng đã nhận ra ngay được.

Những tiếng rao của các nghề bán rong đã được mã hóa, đã trở thành âm nhạc của nghệ thuật quảng cáo và giao tiếp của những người làm dịch vụ, buôn bán vặt vãnh, linh tinh. Một lớp người đông đảo, ngày càng đông đảo lên, sau một thời gian gần như vắng bóng hoặc phải lén lút hành nghề. Xã hội công hữu hóa triệt để cực đoan, hóa ra quá bất tiện và phiền hà. Cuối cùng sự cưỡng chế đã thua dòng chảy tự nhiên. Mưu sinh, tự lo toan hóa ra là cuộc sống khởi thủy, vĩnh hằng, là dòng sông tuôn chảy dồi dào, phù hợp với cái hăm hở vốn có của con người. Phải sống! Phải lăn lưng vào cuộc sống! Phải chịu thương chịu khó! Phải chăm bới đất nhặt cỏ! Phục vụ người, ta lại được phục vụ lại, ấy là cái vòng tròn trọn vẹn của cuộc sống.

Nói ví dụ như anh thợ chữa khóa. Với tiếng rao khóa ơ, anh đã tặng cho đời một nốt nhạc nhỏ, góp vào khúc hòa tấu tươi vui của đời người, làm nên cái mắt xích cuối cùng để khép kín một vòng tròn nho nhỏ. Có nhu cầu thì có sản xuất. Có sản xuất thì có tiêu dùng, có thỏa mãn nhu cầu. Có của cải thì phải có sự bảo vệ. Khóa có công năng bảo vệ, nên nhà máy khóa ra đời. Nhưng khóa gì thì cũng có lúc hỏng hóc. Tận dụng cái hỏng hóc nhẹ là phải nhờ tay anh thợ chữa. Anh thợ chữa khoá đứng trong cái vòng tròn nho nhỏ khép kín ấy. Xã hội có vô số vòng tròn như vậy. Chúng giao thoa với nhau.

Đã có nhiều hôm, tôi nằm trong nhà, để trí não thành chiếc máy ghi âm thu nhận những tiếng rao đi qua cửa nhà mình, hình dung ra đó là một dòng đời năng động, vui vẻ, đầy nhân tính nồng nàn. Và chợt nghĩ: liệu có một lúc nào đó sẽ chẳng còn nữa cái dòng chảy âm nhạc sinh động, tươi vui, giàu chất nhân văn này?

Nỗi lo của tôi đã chẳng thừa. Buổi sáng một ngày áp Tết, tỉnh giấc trong một nỗi hụt hẫng thật lạ lùng, tôi nhận ra, trong cái ắng lặng mênh mông của ngõ phố, mất biến đi đâu rồi tiếng cháu gái rao bánh mì đầm ấm, quen thân! Không có tiếng rao bánh mì. Không có tiếng rao của người bán tào phớ, người thu mua phế liệu, tiếng người bán hàng quà và cả tiếng rao của anh thợ chữa khóa.

Tất cả đã hiện ra rồi chợt biến đi, để lại một khoảng trống vắng thật khó hiểu và không thể hình dung. Sau thì tôi hiểu, tất cả những người làm nên cái giai điệu phố phường đặc sắc ấy đã trở về quê hương họ là các làng quê theo tiếng gọi sum họp của cái Tết cổ truyền. Sau thì tôi hiểu những người nghèo khổ lấy thành phố làm môi trường mưu sinh ấy có quan hệ mật thiết thế nào với đời sống và tâm cảm mình. Cuộc sống là sự hiệp lực, là các mối quan hệ! Sự tồn tại của ta được xác nhận bằng sự tồn tại của người khác.

Không hiểu ở các đô thị lớn trên thế giới thế nào? - chứ còn ở thành phố này, trong mấy ngày Tết vui vẻ, tôi vẫn thấp thoáng một mong đợi, rồi ngày bình thường sẽ trở lại với giai điệu phố phường quen thuộc của mình. Ôi, tiếng rao, khúc nhạc dân dã của những người bán hàng rong!
 

kiwi_vn

Active Member
Hix. Vào đây lại nhìn thấy chị Hà del bài mình . Một trong số những bài ít ỏi mà chị ấy del của mình vì mỗi lần del xong là 2 chị em lại chất vấn nhau 1 trận tơi bời khói lửa . Giờ thì chị bye bye mất roài . Cả tháng nay không thấy mặt chị Hà , không biêts đang bận rộn gì nhỉ .
Cái dòng văn hóa pha 1 chút xiền này thì nó cũng không quá quái dị đâu , giờ nó khá phổ biến ở nhiều trường , dùng để sung vào quỹ lớp ý mà .
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top