Nâng cao chất lượng giáo dục thực chất hướng tới “quản lý tốt, dạy tốt, học tốt”-P2

lion

Moderator
Staff member

Giám đốc Nguyễn Hữu Độ
- Giám đốc Nguyễn Hữu Độ: Trên thực tế, từ năm 2009, HĐND TP Hà Nội có Nghị quyết số 06/2009/NĐ-HĐND về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế của TP Hà Nội giai đoạn 2009-2015 theo tinh thần của Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 của Quốc hội Khóa XII về chủ trương, định hướng đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục đào tạo, theo đó: “Thí điểm chuyển 30 đến 35 trường công lập có điều kiện phát triển thực hiện đảm bảo chi phí thường xuyên và hoạt động theo mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng cao”.Đến nay đã có 18 trường đang thực hiện thí điểm theo mô hình này. Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 vừa được Quốc hội thông qua có quy định: “Xây dựng một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục. Việc theo học tại các cơ sở giáo dục chất lượng cao theo nguyên tắc tự nguyện”; Thực hiện Luật Thủ đô, ngày 17/7/2013, HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô, theo đó: Mức trần học phí của cơ sở giáo dục công lập CLC năm học 2013 - 2014 từ 2,9 triệu đồng/hs/tháng đến 3,0 triệu đồng/hs/tháng. Căn cứ mức trần này, thủ trưởng cơ sở giáo dục công lập CLC được thí điểm phải căn cứ điều kiện KT-XH của địa bàn, cùng với cam kết thực hiện chất lượng cao theo tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và kết quả kiểm định để quyết định mức thu học phí sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của UBND quận, huyện, thị xã hoặc Sở GD&ĐT theo phân cấp quản lý.Các trường đang thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND (mô hình cung ứng dịch vụ CLC), sau khi được thẩm định nếu đạt đủ điều kiện sẽ được thí điểm thực hiện cơ chế trường CLC, nếu không đạt sẽ chuyển lại thành các trường công lập bình thường. Như vậy, việc thành lập một số trường MN và PT chất lượng cao tại Hà Nội là phù hợp với qui định của Luật Thủ đô, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Học sinh trường THPT Lê Lợi, trường đầu tiên thí điểm mô hình trường công lập chất lượng cao, chào đón năm học mới

Bên cạnh các cơ sở pháp lý thì căn cứ theo thực tiễn nhu cầu học tập rất đa dạng của nhân dân, ngành GD đã tham mưu xây dựng mô hình trường công CLC bên cạnh các trường tổ chức học cho những HS năng khiếu, HS giỏi. Đó là: trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, trường THPT có lớp chuyên như THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây đã đáp ứng gần 3% nhu cầu học tập, ngoài ra còn có các trường có yếu tố nước ngoài; trường công lập…, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân. Ngành đã tham mưu UBND TP ban hành 02 Quyết định 20/2013/QÐ-UBND và Quyết định 21/2013/QÐ-UBND. Theo đó, nhấn mạnh 5 tiêu chí: cơ sở vật chất, đội ngũ CBQL-GV, chương trình, phương pháp giảng dạy, dịch vụ trong giáo dục; đồng thời xây dựng quy định về việc bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao của các trường, trong đó nói rõ về việc xây dựng và thẩm định chương trình giáo dục bổ sung. Tùy theo cấp học, các yêu cầu trong từng tiêu chí có sự điều chỉnh, song đều hướng tới mục đích cuối cùng là bảo đảm điều kiện chăm sóc, dạy, học tốt nhất để tạo ra những "sản phẩm" có chất lượng toàn diện. Chủ trương của TP là trường công lập CLC chỉ tổ chức ở những khu vực đủ chỗ học cho học sinh trên địa bàn. Đây là mô hình mới tạo đà cho giáo dục Hà Nội phát triển và chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế.
* Tuy nhiên, dư luận còn nhiều băn khoăn về mô hình này. Xin Giám đốc giải thích rõ hơn về mục đích xây dựng mô hình mới trong hệ thống giáo dục Thủ đô?
- Giám đốc Nguyễn Hữu Độ: Như trên đã nói, một trong những nguyên tắc bắt buộc khi triển khai mô hình này là chỉ phát triển trường CLC ở những khu vực đã có đủ chỗ học cho HS và việc theo học là tự nguyện. Tùy theo điều kiện và khả năng, HS có quyền quyết định lựa chọn mô hình học phù hợp. Mô hình trường CLC của Hà Nội được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị ban đầu và có lộ trình để tiến tới thực hiện tự chủ toàn phần theo NĐ 43 của Chính phủ. Thời gian qua, thực hiện Chương trình 07 của Thành ủy Hà Nội khoá 14 về phát triển một số ngành cung ứng dịch vụ trình độ chất lượng cao, trong đó có ngành GD và ÐT cho phép 18 trường thực hiện thí điểm mô hình trường CLC đã được người dân Thủ đô đánh giá cao. Với phương thức tuyển sinh công khai, minh bạch, bình đẳng cho mọi đối tượng học sinh, bảo đảm quyền được học, cơ hội học tập của trẻ em. Học sinh Thủ đô đã được học tập, rèn luyện trong những môi trường giáo dục tiệm cận tiên tiến, hiện đại, được thụ hưởng các điều kiện về cơ sở vật chất và giáo dục CLC giống như những cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài nhưng chi phí lại thấp hơn nhiều lần.
* PV: Các trường học nằm trong kế hoạch xây dựng trường công lập CLC cần chuẩn bị những gì để triển khai mô hình này đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu và niềm tin của xã hội, thưa Giám đốc?
- Giám đốc Nguyễn Hữu Độ: Theo phân cấp, thời gian tới đây, các quận huyện theo kế hoạch của UBND sẽ tiến hành xây dựng mô hình trường công lập CLC. Vấn đề đặt ra của Thành phố là tổ chức kiểm định, đánh giá trường được công nhận CLC. Ngành GD tham mưu với TP ban hành qui trình kiểm định trường đạt CLC. TP sẽ lập hội đồng kiểm định, giao Giám đốc Sở GD&ĐT chủ trì để thành lập đoàn kiểm định. Về qui trình, dự kiến các trường tự kiểm định theo qui chế được ban hành, sau đó đề xuất lên phòng GD&ĐT (với các trường MN, TH, THCS), lên Sở GD&ĐT (với các trường THPT). Trường thuộc khối quận, huyện, UBND quận sẽ thẩm định đề xuất của các đơn vị trực thuộc, sau đó có văn bản đề xuất lên UBND TP. Hội đồng kiểm định TP sẽ tiến hành kiểm định chất lượng nhà trường. Nếu đạt yêu cầu sẽ có văn bản đề xuất báo cáo UBND TP để ra QĐ công nhận trường CLC. Khi trường đạt các yêu cầu đề ra, TP sẽ công khai với nhân dân về tất cả các tiêu chí, cam kết chất lượng của nhà trường.Hiện nay, Sở GD&ĐT đang chuẩn bị ra QĐ thành lập Hội đồng khoa học của từng cấp học để thẩm định các chương trình bổ sung giảng dạy trong trường CLC theo QĐ 20,21 của UBND TP. Với việc tổ chức mô hình trường công CLC, Hà Nội có điều kiện để đáp ứng với đa dạng nhu cầu học tập của nhân dân và cũng chủ động để hội nhập với giáo dục với các nước trong khu vực và quốc tế. Trong tương lai, nhà nước, Thành phố vẫn sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ GV cho các nhà trường học trên địa bàn thành phố để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo Thủ đô
*PV: Xin cảm ơn Giám đốc!
Theo Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 44 (tháng 9/2013)
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top