Những khoản đầu tư vô giá cha mẹ giàu hay nghèo cũng có thể cho con

lion

Moderator
Staff member
Tự tin là nền tảng giúp trẻ có một cuộc sống hạnh phúc và là chìa khóa dẫn chúng tới thành công. Ở mọi lứa tuổi, cách bạn đánh giá bản thân sẽ tác động đến hành động của bạn. Hãy thử nghĩ, khi bạn vui vẻ bạn sẽ dễ dàng hòa nhập hơn với môi trường xung quanh và với người khác đồng thời sẽ tạo được sự thiện cảm với nhiều người.


Tự đánh giá bản thân là cách cảm nhận về chính mình

Khi nhìn vào gương, trẻ nhận ra bản thân mình trong đó. Chúng sẽ nghĩ về một hình mẫu lý tưởng, người ta có thể làm được mọi việc và được nhiều người yêu quý. Cha mẹ chính là nguồn động lực chính cho khả năng tự đánh giá bản thân của trẻ.

Thiếu tự tin thường dẫn đến những vấn đề về hành vi


Hầu hết các vấn đề hành vi đều bắt nguồn sự thiếu tự tin của cha mẹ và con cái. Tại sao có người luôn vui vẻ trong khi đó lại có người luôn đau khổ. Cách con người nhận ra giá trị của chính mình, hòa nhập với cuộc sống xung quanh, học tập tại trường, đạt được thành công trong sự nghiệp và kết hôn, tất cả đều bắt nguồn từ sự tự tin.

Tự tin không có nghĩa là tự mãn hay kiêu ngạo

Nó có nghĩa là hiểu đúng những ưu nhược điển của mình và tận dụng những điểm mạnh vào cuộc sống. Vì có một mối quan hệ qua lại giữa cách một người đánh giá chính mình và cách họ hành động, giúp trẻ xây dựng lòng tin là rất quan trọng trong việc rèn luyện trẻ.

1. Nuôi dạy con bằng tình yêu thương


Hãy đặt mình vào vị trí của một đứa trẻ, được bế ẵm, được nâng niu và chăm sóc mỗi ngày. Bạn nghĩ đứa trẻ đó sẽ cảm thấy như thế nào?


Chúng cảm thấy được yêu thương và quý trọng. Bạn đã từng trải qua một ngày đặc biệt nhận được vô số những lời khen ngợi từ mọi người?

Có thể bạn sẽ cảm thấy mình giống như một ‘nữ hoàng’ cùa ngày hôm đó, và sẽ cố gắng cư xử sao cho phù hợp. Một đứa bé được tiếp nhận các nuôi dạy này, sự tự tin của chúng sẽ được nâng lên.

Những đứa trẻ quen với những cảm xúc hạnh phúc mà chúng nhận được từ cách nuôi dạy biết cảm thông của bố mẹ, thì chúng sẽ cố gắng gìn giữ được cảm giác này trong suốt phần đời còn lại.

Vì chúng đã quen với cảm giác này nên chúng có thể lấy lại nó bất cứ lúc nào. Những điều này sẽ giúp trẻ ứng phó tốt hơn với những khó khăn trong cuộc sống vì chúng có động lực để khôi phục lại cảm giác hạnh phúc – đã trở thành một phần không thế thiếu của ý thức.

Chúng có thể vấp ngã nhưng chúng có thể đứng dậy bằng chính đôi chân của mình. Điều này đặc biệt chính xác với những đứa trẻ khuyết tật.

Những đứa trẻ bất hạnh sẽ luôn đấu tranh để tìm thấy hạnh phúc, nhưng chúng lại không hiểu rõ về cái chúng đang kiếm tìm vì chúng chưa một lần được trải nghiệm hạnh phúc.

Điều này giải thích tại sao những đứa trẻ nhận được tình yêu thương của cha mẹ trong những năm đầu đời, đều xoay xở rất tốt mặc dù có một thời thơ ấu xáo trộn do hoàn cảnh gia đình.

2. Nâng cao sự tự tin của chính mình

Nuôi dạy con được ví như một “phương pháp trị liệu” hiệu quả. Trong quá trình chăm sóc con, nỗi buồn của bạn sẽ tự tan biến. Một bà mẹ từng chia sẻ “Con mang đến cho tôi cả những điều tốt đẹp và tồi tệ nhất”.

Nếu các vấn đề trong quá khứ ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con của bạn hiện giời, thì hãy đương đầu với chúng. Hãy tới gặp các chuyên gia tâm lý, nếu những vấn đề đó khiến bạn mất bình tĩnh và ảnh hưởng tới bản năng làm cha mẹ của bạn.

Chữa lành những vết thương trong quá khứ


Sự tự tin của trẻ do tích góp mà thành chứ không phải tự dưng mà có. Một số đặc điểm nuôi dạy con cái và tính cách cụ thể như sự tức giận và sợ hãi, đều được di truyền qua từng thế hệ.

Có con sẽ cho bạn cơ hội để trở thành cha mẹ. Nếu bạn bị mất tự tin, đặc biệt nếu bạn cảm thấy đó là kết quả của cách bạn được nuôi dạy trước đó, thì hãy tự an ủi bản thân và phá bỏ đi những khuôn mẫu gia đình. Hãy thử bài tập này

· Lên danh sách những điều cụ thể cha mẹ bạn đã làm để xây dựng sự tự tin cho bạn

· Lên danh sách những điều cha mẹ bạn đã làm khiến sự tự tin của bạn suy giảm

· Hãy bắt chước những điều tốt đẹp và loại bỏ đi phần không tốt còn lại. Nếu bạn thấy khó thực hiện bài tập này, hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia. Điều đó sẽ rất có lợi cho bạn và con bạn

Hãy luôn vui vẻ

Không phải lúc nào bạn cũng có thể tươi cười, nhưng sự bất hạnh của cha mẹ có thể lây sang con cái. Con bạn luôn coi bạn là tấm gương phản chiếu chính những cảm xúc của chúng.

Nếu bạn đang lo lắng, bạn sẽ không thể thể hiện được những điều tốt đẹp. Trong những năm đầu đời, quan niệm về cái tôi của trẻ gắn bó mật thiết với quan niệm của mẹ về chính mẹ, loại xây dựng sự tư tin lẫn nhau này sẽ tiếp tục.

Bạn sẽ phản chiếu hình ảnh gì tới con bạn? Một em bé chia sẻ, “Cháu thích được ở cùng mẹ khi mẹ vui”. Trẻ em sẽ hiểu rằng, khi bạn buồn là bạn đang buồn về chúng. Thậm chí trẻ còn biết rằng chúng có nghĩa vụ làm cha mẹ vui lòng.

Khi chúng lớn, chúng thậm chí còn cho rằng chúng có trách nhiệm với niềm vui của cha mẹ. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng khiến bạn tuyệt vọng và lo lắng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ giúp bạn giải quyết những điều đó trước khi chúng ảnh hưởng tới con trẻ.



3. Hãy là một tấm gương tốt

Phần lớn sự tự tin của trẻ không chỉ xuất phát từ những gì trẻ cảm nhận về chính mình, mà còn đến từ việc chúng nghĩ như thế nào khi người khác đánh giá về chúng. Điều này đặc biệt đúng với trẻ chưa đến tuổi đi học, chúng hiểu về chính mình từ những phản ứng của cha mẹ.

Bạn phản ánh những hình ảnh tốt hay xấu tới con trẻ? Ý kiến và nguyên vọng của trẻ có quan trọng đối với bạn không? Cách cư xử của trẻ có làm bạn hài lòng không? Khi bạn tạo cho trẻ những sự phản ảnh tích cực, trẻ sẽ học cách nghĩ tốt về chính mình.

Trẻ sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn khi chúng cư xử không tốt. Điều đó sẽ trở thành một công cụ kỷ luật. “Tất cả những gì tôi phải làm là dõi theo con bé và ngăn nó làm những hành vi không đúng”, một người mẹ chia sẻ.

Cô ấy hiểu quá rõ khả năng tự nhận thức những cảm xúc tích cực của con mình, và những đứa trẻ đã quen với cách chúng cảm thấy được yêu thương. Khi người mẹ mới léo lên một phản ánh tiêu cực, trẻ không thích cảm giác đó. Chúng sẽ nhanh chóng thay đổi hành vi để lấy lại cảm giác vui vẻ của mình.

Hãy thực tế

Bạn không thể lúc nào cũng tươi cười vì dù sao chúng ta vẫn là con người và có cảm xúc. Con bạn nên biết rằng cha mẹ cũng lúc không vui.

Con cái có thể nhận ra điều này qua niềm vui ‘giả tạo’ của bạn. Sự nhạy cảm của bạn đối với con cái sẽ làm tăng sự nhạy cảm của chúng đối với bạn, và một ngày nào đó, con cái chính là người nâng bạn dậy.

4. Hãy chơi cùng con


Bạn sẽ học được nhiều điều từ đứa con bé bỏng của mình khi nô đùa với chúng. Khoảng thời gian này truyền đến cho trẻ một thông điệp đó là “Con là người quan trong trong cuộc đời mẹ”.

Chúng ta đều biết rằng, thông qua các trò chơi, trẻ sẽ học được rất nhiều điều. Điều đó sẽ cải thiện hành vi của trẻ bằng cách tạo cho trẻ cảm giác mình là người quan trọng.

Thay vì xem việc chơi với con là nghĩa vụ, bạn hãy coi đó là một cách đầu tư để hoàn thiện cách cư xử cho con.

Hãy để trẻ bắt đầu trò chơi.

Một quy tắc mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ đó là: một hoạt động do trẻ khởi xướng bao giờ cũng thu hút sự chú ý của chúng lâu hơn những hoạt động do người khác gợi ý.

Chúng sẽ học đươc nhiều điều hơn khi chúng được lựa chọn điều mình sẽ làm gì. Điều này cũng giúp tăng sự tư tin cho trẻ: “Bố thích làm gì cái tôi thích”, tất nhiên, có thể bạn đang nghĩ, “Ôi không đừng chơi trò này nữa” hay “chúng ta đã đọc chuyện này 20 lần rồi”. Đó chính là thử thách trong việc nuôi dạy con cái.



Khiến con cái cảm thấy mình là người đặc biệt

Trong lúc chơi, hãy tập trung sự chú ý vào trẻ. Nếu bạn ngồi chơi cùng trẻ mà tâm trí lại để chỗ khác thì trẻ sẽ nhận ra ngay và nhận thấy bị bỏ rơi và không còn quan trọng nữa. Bạn sẽ mất đi cơ hội được tìm hiểu và chơi cùng trẻ.

Bạn hãy dành thêm thời gian để chơi cùng con cho dù bận rộn thế nào đi chăng nữa.

Chơi cùng con là một sự đầu tư lâu dài



Hãy xem khoảng thời gian chơi cùng con là một trong những sự đầu tư tốt nhất của bạn. Có thể bạn nghĩ rằng mình đang lãng phí thời gian trong khi bạn có thể làm những việc khác.

Nhiều người đã phải đấu tranh rất nhiều trước khi bỏ thời gian ra chơi cùng con. Nhưng dĩ nhiên, bạn không cần phải chơi cùng chúng cả ngày, và chúng cũng chẳng thích như vậy.

Điều này dường như là việc làm vô nghĩa với bạn nhưng lại vô cùng có ý nghĩa với trẻ. Bạn càng quan tâm tới trẻ lúc chúng con nhỏ, thì chúng càng quan tâm tới bạn lúc về già.

Khi trẻ trưởng thành, bạn có thể thu hút chúng vào công việc và các hoạt động của bạn, vì được ở bên bạn là món quá ý nghĩa nhất với trẻ. Với suy nghĩ như vậy – bạn đang làm một công việc quan trọng nhất thế giới – nâng cao giá trị một con người.

5. Xưng hô với trẻ bằng tên

Cái tên nói lên điều gì? Bạn hay tôi, lớn hay nhỏ. Tôi vẫn còn nhớ cách ông dạy tôi về giá trị của việc sử dụng và ghi nhớ tên mọi người. Bài học này đã chứng minh những lợi ích nhất định.

Việc xưng hô với trẻ bằng tên, đặc biệt là kèm theo giao tiếp bằng ánh mắt và cử chỉ, điều đó sẽ truyền đi một thông điệp đó là “con là người quan trọng”. Bắt đầu bài nói chuyện bằng cách xưng tên sẽ tạo sự thân thiết và xóa đi những rào cản.

Qua cách xưng hô đó, con trẻ sẽ hiểu được bạn muốn nói gì và muốn chúng cư xử ra sao. Thường ngày, cha mẹ gọi con cái bằng tên thân mật, ví dụ như ‘Jimmy, con muốn bố làm gì nào?’ thay vì một câu nói nằng nề như “James Michael Sears dừng lại ngay”.

Khi nghe thấy vậy con trẻ sẽ cảm thấy rất ghét cái tên của mình, vì cái tên đó chúng được nghe chỉ khi nào cha mẹ nổi cáu với chúng. Nếu để ý bạn sẽ thấy, những đứa trẻ tự tin đều thường xưng hô với bạn bè cùng trang lứa và ngưới lớn bằng tên hoặc họ. Sự tự tin cho phép trẻ chủ động hơn trong giao tiếp với người khác.

6. Khuyến khích và thúc đẩy

Khi trẻ lớn lên, hãy khuyến khích tài năng của con. Trẻ có thể có khả năng nổi trội hay thích thú lĩnh vực nào đó, ví dụ như đứa bé 2 tuổi thích chuẩn bị đồ đạc giả vờ là đi picnic hay một đứa trẻ 10 tuổi đam mê học ba lê.

Con tôi là một đứa trẻ có khả năng thể thao nhưng lại không hứng thú chuyện học tập. Sau một thời gian ủng hộ con tham gia thể tham trong khi vẫn động viên con học tập, việc học của con đã được cải thiện. Cha mẹ cần nhận ra khả năng đặc biệt của con, giúp chúng phát triển và cuối cùng sẽ thấy con tỏa sáng.



7. Đưa con tới thành công

Giúp trẻ phát triển tài năng và những kĩ năng cần thiết là một phần của sự rèn luyện. Nếu bạn nhận ra một khả năng nào đó ở trẻ khi mà chính bản thân chúng chưa ý thức được, hãy khuyến khích các con.

Tạo một sự cân bằng giữa thúc đẩy và bảo vệ. Cả hai đều rất cần thiết. Nếu bạn không khuyến khích con, những khả năng đó sẽ không được phát triển, và bạn để vuột mất một cơ hội tăng sự tự tin ở trẻ. Nhưng nếu bạn không giữ con tránh xa những ảo tưởng thiếu thực tế, nhận thức về năng lực của con sẽ bị hạn chế.

Nhận thức sự hai mặt của việc so sánh

Trẻ em cũng đo đếm giá trị của mình từ cách người ngoài nhìn nhận chúng. Hãy chắc rằng con bạn tin vào giá trị của bản thân bởi vì quan trọng là con người của trẻ chứ không phải cái trẻ làm được.

Trẻ cần cảm nhận được tình yêu của bạn không bao giờ phụ thuộc vào thành tích của chúng mà bạn yêu chính con người trẻ.



8. Để trẻ là một người con ngoan trước khi làm công dân tốt

Đôi khi, trong quá trình nuôi dạy trẻ, bạn có suy nghĩ rằng trẻ nhỏ nên được đặt vào môi trường với những tính cách đa dạng để con tự lựa chọn cho bản thân mình.

Điều này nghe có vẻ hay, ít nhất là đúng về mặt quan điểm, nhưng thực chất lại không hiệu quả. Nó giống như gửi một con tàu ra biển mà không có bánh lái hay thuyền trưởng.

Chỉ nhờ may mắn con thuyền đó mới đến được địa đểm mong đợi. Với tư cách phụ huynh, chúng ta không thể để con lớn lên chỉ nhờ may mắn.

Kiểm soát bạn bè của con

Đức tính và nhận thức bản thân của con bị ảnh hưởng bởi nhiều người xung quanh như họ hàng, giáo viên, và bạn bè. Trách nhiệm của cha mẹ là kiểm soát các mối quan hệ của con, cả với những người có ảnh hưởng tốt và xấu.

Tạo một gia đình thân thiện với trẻ em.

Cho dù bạn sẽ phải dọn dẹp nhiều hơn, nhưng đáng để làm như vậy. Để các bé khác đến nhà chơi sẽ giúp bạn kiểm soát con mình, cho bạn cơ hội để quan sát xu hướng xã hội và tính cách của con.



9. Xóa đi ‘thương hiệu’

“Cháu bị hen suyễn”, bé Greg, 7 tuổi, tự hào nói với tôi khi được hỏi tại sao cậu bé tới phóng khám. Thật vậy, cậu bé mắc bệnh hen, nhưng vấn đề thể chất đó – bệnh hen xuyễn, còn dễ chữa hơn các tác dụng phụ về mặt tâm lý của việc mất niềm tin vào bản thân mà cậu bé đang gặp phải.

Tôi đã nói riêng với mẹ bé Greg rằng, có hai vấn đề cần giải quyết đối với một đứa trẻ bị bệnh mãn tĩnh đó là: bệnh của trẻ và phản ứng của gia đình trước vấn đề đó. Mỗi đứa trẻ đều tìm kiếm cho mình một bản sắc riêng và khi tìm được, chúng sẽ trung thành với nó, biến nó thành một thương hiệu riêng.

“Bệnh hen” đã trở thành “thương hiệu” của Greg, và cậu bé thường xuyên mang theo nó. Cả ngày cậu bé chỉ suy nghĩ về căn bệnh đó và gia đình cậu cũng vậy, chỉ tập trung vào bệnh tật của Greg thay vì cả con người cậu bé.

Thay vì động lòng trắc ẩn, anh trai và chị gái của Greg chán ngán cái việc cuộc đời của chúng chỉ xoanh quanh bệnh hen của Greg. Chúng không thể đi chơi vì Greg lúc nào nó cũng ốm yếu. Và rồi gia đình Greg trở thành gia đình bệnh tật, tất cả mọi người, ngoài trừ Greg, bị đặt vào một ví trí mà không ai thích.

Lấy đi giá trị của Greg sẽ là lấy đi sự tự tin của cậu bé. Do vây, chúng tôi đã thỏa thuận. Tôi sẽ chữa khỏi bệnh cho Greg, và gia đình họ lại yêu quý Greg, để cậu bé trở về với đúng giá trị của mình, ‘thương hiệu bệnh hen suyễn” sẽ không đeo bám cậu nữa.

10. Ảnh hưởng bên ngoài tới trẻ em

Trẻ em luôn gặp khó khăn trong một môi trường xã hội mới với những cách xử ứng đa dạng. Nếu đứa trẻ nhận được sự che chở từ người chăm sóc và đã có ý thức về bản thân thì ít bị ảnh hưởng bởi những hành vi bên ngoài, thoải mái với cách chơi của riêng mình.

Còn nếu không, trẻ sẽ cảm thấy thất vọng, tạo ra những ảnh hưởng nặng nề lên việc hình thành nhân cách.

Có hai quan điểm trong vấn đề này, một phía cho rằng nên để con cái tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng trong giai đoạn trưởng thành để trẻ có một tư duy thoáng.

Một phía là những phụ huynh muốn bảo vệ con cái trước những ảnh hưởng bên ngoài và ngăn chặn những tư tưởng đi trái với đức tin của họ. Những đứa trẻ như thế sẽ lớn lên trong một bong bóng mỏng manh.

Lựa chọn chính xác nhất cho con bạn chính là kết hợp cả hai ý kiến trên. Ném đứa trẻ vào một mớ tư tưởng khác nhau ở độ tuổi quá nhỏ, trước khi chúng hình thành được những quan niệm của riêng mình có thế khiến đứa trẻ cảm thấy mơ hồ và không tạo dựng được hệ thống đạo đức vững vàng.

Cha mẹ quá bảo bọc con cái, đến khi chúng trưởng thành thường có xu hương không biết suy nghĩ cho bản thân, khiến nó trở nên yếu đuối trước những khó khăn hay thích kết án những người có tư tưởng khác với mình.

Những bậc cha mẹ dung hòa được cả hai điều trên sẽ tạo cho con một hệ thống tư tưởng đạo đức vững chắc và trở thành “hoa tiêu” khi con cái tiếp xúc với những luồng tư tưởng khác.

Và kết quả là, đứa trẻ đó có khả năng đánh giá cân nhắc giữa các giá trị của cha mẹ với những gì chúng được tiếp xúc, từ đó hình thành nên những tiêu chuẩn của riêng chúng.

Nhưng điều quan trọng là đứa trẻ đã tạo cho minh một nền tảng đạo đức, và trong cuộc sống sau này đứa trẻ đó sẽ không giống như chiếc lá bị cuốn đi trong dòng nước theo lối mòn đã định sẵn, vượt qua những ranh giới không được phép, thậm chí lao vào đại dương bất định.

Nhiều đứa trẻ cảm thấy lúng túng, thậm chí lúng túng cả cuộc đời, đi tìm kiếm những giá trị mà nhẽ ra chúng phải được định hướng từ thơ ấu.



11. Dạy con biết chịu trách nhiệm

Trẻ em cần công việc của mình. Để trẻ tham gia vào hoạt động sinh hoạt trong gia đình là một trong những phương pháp giúp trẻ xây dựng sự tự tin cho bản thân.

Giao cho trẻ những nhiệm vụ đơn giản để các con cảm thấy mình có ích, đồng thời truyền cảm hứng vào những cách hành xử và đức tính tốt.

Cho trẻ tham gia làm việc sớm. Khi trẻ được khoảng 2 tuổi, các bé có thể làm những việc nhỏ quanh nhà. Để cho trẻ cảm thấy hứng thú, chọn những công việc mà chúng đã thấy và thích.

Bé Lauren 2 tuổi rất thích khăn ăn, vậy nên cha mẹ bé để bé đặt khăn ăn vào các đĩa. Bắt đầu làm quen với công việc từ khi 2-4 tuổi, một đứa trẻ có thể học cách chịu trách nhiệm với bản thân, bố mẹ và với những đồ vật của mình. Một khi trẻ đã có nhận thức về điều này, dần dà sẽ tạo nên trong trẻ ý thức về trách nhiệm với xã hội.

Giao cho trẻ những nhiệm vụ đặc biệt

Gọi một công việc nào đó là đặc biệt sẽ khiến trẻ hứng thú hoàn thành hơn, bởi vì các em thường nghĩ rằng “Mình phải là người đặc biệt mới được giao nhiệm vụ đặc biệt”.

Trẻ 4-5 tuổi có thể làm những công việc được định trước, nhưng chắc chắn vẫn cần được nhắc nhở, ví dụ như “Đến giờ dọn nhà rồi!”.

Hãy giao cho con một phòng để chúng chịu trách nhiệm dọn dẹp. Trẻ cần phải được dạy rằng làm việc rồi mới đến vui chơi. Để thúc đẩy các con, cha mẹ nên cùng con thực hiện những bước đầu tiên.

12. Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc

Thoải mái bộc lộ cảm xúc không có nghĩa là trẻ được tự do làm um lên mỗi khi tức giận, mà bố mẹ phải tạo ra sự cân bằng giữa bộc lộ và kiểm soát cảm xúc.

Trẻ nên biết cách che đậy cảm xúc khi cần thiết và “mở” ra trong một hoàn cảnh “an toàn. Mọi đứa trẻ sinh ra đều tự do bộc lộ suy nghĩ và sẽ học cách kiềm chế theo thời gian.

Trẻ có thể nhận biết thái độ của người lớn và cảm thấy rằng thể hiện cảm xúc hay thậm chí có cảm xúc như vậy là không tốt.

Trong tư duy của trẻ, nếu cảm xúc của chúng không quan trọng thì bản thân chúng cũng không quan trọng. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục, trẻ sẽ có thói quen giấu diếm và kìm nén với cả cha mẹ.

Tồi tệ hơn cả việc không quan tâm đến trẻ đó là khi cha mẹ đáp lại con cái với một thái độ cục cằn như “Mẹ không muốn nghe mấy cái chuyện vớ vẩn như thế đâu.”

Nỗi sợ hãi trước phản ứng của bố mẹ sẽ khiến con cái không dám chia sẻ bất cứ điều gì nữa.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top